2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu của đề tài được thu thập, xử lý và tổng hợp từ kết quả của Ban, Ngành ti huyện Phong Điền như: Niên giám thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân và Phòng Tài nguyên - Môi trường.
Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo các sách báo, tạp chí khoa học, luận án và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Ngoài ra, đề tài còn kết hợp một số thông tin từ cổng thông tin Tp.Cần Thơ và huyện Phong Điền:
http://cantho.gov.vn và http://cantho.gov.vn/wps/portal/phongdien
2.3.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ không và có CDCCKTNN trên 4 xã (Mỹ Khánh, Giai Xuân, Nhơn Ái và Nhơn Nghĩa) thuộc địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đối tượng phỏng vấn là người ra quyết định sản xuất chính trong hộ.
Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu phi xác suất, dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng. Cỡ mẫu điều tra: Theo Theo Hair & ctg cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường thì cần 5 biến quan sát. Còn theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu được tính theo công thức nghiệm: n ≥ 50 + 8p.
Trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mô hình.
24
Bảng 2.3: Cỡ mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu.
STT Địa phương Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Xã Nhơn Ái 75 23,80
2 Xã Nhơn Nghĩa 88 27,90
3 Xã Giai Xuân 99 31,40
4 Xã Mỹ Khánh 53 16,80
Tổng cộng 315 100,00
Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2014
Như vậy với 10 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất, mô hình có ý nghĩa với cỡ mẫu trên 130 quan sát. Trong giới hạn đề tài, tác giả tiến hành phỏng vấn 315 nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền như được trình bày trong Bảng 2.3.
Quá trình phỏng vấn được tiến hành thông qua 3 bước sau:
Bước 1: Xây dựng phiếu khảo sát và phỏng vấn sơ bộ
Để đảm bảo các tiêu chí trong bảng câu hỏi phù hợp với điều kiện thực tế và các biến trong mô hình có giải quyết được thực trạng cần nghiên cứu tại địa bàn, sau khi xây dựng phiếu khảo sát, tác giả tiến hành phỏng vấn thử 12 hộ ở hai xã Nhơn Ái và Giai Xuân cùng với sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ các ấp thuộc các xã. Kết quả thu được cho thấy: phần lớn các tiêu chí có thể phản ánh tốt thực trạng và dễ dàng xin được thông tin khảo sát nông hộ. Tuy nhiên có một số thông tin trong bảng câu hỏi chưa logit và gây khó khăn cho đáp viên, tác giả tiến hành xem xét và sữa chữa bảng câu hỏi hoàn chỉnh.
Bước 2: Lên kế hoạch tổ chức điều tra theo khung thời gian và địa bàn.
Sau quá trình phỏng vấn sơ bộ nắm tình hình và hoàn chỉnh bảng câu hỏi, tác giả tiến hành liên hệ với cán bộ xã tại Ủy ban nhân dân các xã để nhờ giúp đỡ trong việc tiếp cận nông hộ nhằm tạo lòng tin từ phía đáp viên. Sau khi nhận được sự đồng ý, tác giả lên kế hoạch điều tra theo khung thời gian và địa bàn qui định.
Bước 3: Phỏng vấn mở rộng
Tác giả tiến hành phỏng vấn chính thức thông qua phỏng vấn trực tiếp 315 hộ nông dân được chọn ngẫu nhiên tại các 4 xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Giai Xuân và Mỹ Khánh, trong thời gian từ ngày 25/10/2014 đến 7/11/2014.
25
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu
Đề tài sử dụng các phần mềm thống kê kinh tế STATA và SPSS để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu. Phương pháp phân tích được chọn tương ứng với từng mục tiêu cụ thể như sau:
Đối với mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê đặc điểm của đối tượng nghiên cứu để phân tích và đánh giá thực trạng CDCCKTNN trên địa bàn huyện Phong Điền.
Đối với mục tiêu 2: Để làm rõ mục tiêu này, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Sử dụng mô hình logit đa thức (Multinomial Logit Model) nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương án CDCCKTNN của nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền kết hợp sử dụng phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định CDCCKTNN của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Đối với mục tiêu 3: Tác giả sử dụng các chỉ tiêu tài chính để phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình CDCCKTNN trên địa bàn nghiên cứu giữa mô hình sản xuất có chuyển đổi và không chuyển đổi. Sau cùng sử dụng kiểm định T-test để kiểm định sự khác nhau về lợi nhuận (tiền lời) của mô hình sản xuất trước chuyển đổi và sau chuyến đổi.
Đối với mục tiêu 4: Để thực hiện mục tiêu 4 tác giả kết hợp kết quả phân tích từ mục tiêu 1, mục tiêu 2 và mục tiêu 3 với mô hình PEST phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến tình hình CDCCKTNN tại huyện Phong Điền. Đồng thời còn thông qua phỏng vấn chuyên gia, tham khảo và tổng hợp ý kiến chuyên gia qua báo và tạp chí chuyên ngành làm tiền đề cho việc đề xuất môt số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả sản xuất từ CDCCKTNN góp phần cải thiện đời sống người dân tại huyện Phong Điền.
2.3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là tổng hợp của một số phương pháp phân tích dữ liệu từ nguồn số liệu sơ cấp hoặc thứ cấp mà chưa được xử lý thành số liệu có giá trị về mặt nào đó của nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn, … Bằng các phương pháp lập thành bảng, biểu đồ và các phương pháp tóm tắt, tính toán đơn giản nhằm làm nổi bật lên giá trị thực của thông tin (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
26
2.3.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đó Cronbach’s Alpha
Sau khi có kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo:
Nếu mối quan hệ giữa biến và alpha tổng (item-total correlation) trong bảng kết quả <0,3 thì biến đó không phù hợp với mô hình, ta loại biến đó ra khỏi mô hình.
Nếu Cronbach’s Alpha tổng của mô hình >0,8 thì dữ liệu thu thập là dữ liệu tốt, nếu Cronbach’s Alpha tổng của mô hình (0,7-0,8) thì bộ biến sử dụng khá tốt, còn nếu 0,6< Cronbach’s Alpha tổng của mô hình < 0,7 thì bộ biến tạm chấp nhận được (với điều kiện nghiên cứu này là nghiên cúu mới).
2.3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, phân nhóm các dữ liệu trừu tượng và phức tạp hình thành các biến (dữ liệu mới) cho các nghiên cứu tiếp theo.
Các tham số thống kê trong phân tích nhân tố:
- Bartlett’s test of sphericity: Đại lượng Barlett là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan tổng thể. Nói cách khác, ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đồng nhất, mỗi biến tương quan hoàn toàn với chính nó (r=1) nhưng không tương quan với biến khác (r=0). (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, tập 2, tr.30)
Ta đặt giả thuyết:
H0: Các biến không có tương quan với nhau H1: Các biến có tương quan với nhau.
Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig <= 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
- Kiểm định KMO là chỉ tiêu dùng để xem xét thích hợp của phân tích nhân tố khám phá. Giá trị giữa 0 và 1 (KMO>0,5) thì phân tích nhân tố là thích hợp. Còn nếu KMO <0.5 thì không phù hợp.
- Tiêu chí Eigenvalue tối thiểu bằng 1 (>=1).
- Tổng phương sai trích >= 50% (Gerbing & Anderson, 1988).
2.3.2.4 Mô hình PEST
Mô hình PEST của M. Porter gồm bốn yếu tố: Political (Thể chế - Luật pháp), Economics (Kinh tế), Sociocultrural (Văn hóa - Xã Hội) và Technological (Công nghệ). Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các
27
ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp hoặc một ngành, lĩnh vực sản xuất nào đó phải chịu đối mặt như một tác động tất yếu, khách quan. Người sản xuất nói chung và nông dân nói riêng cần dựa trên các tác động để đưa ra những chính sách, hoạt động sản xuất phù hợp.
Yếu tố Chính trị - Pháp luật (P): Khi hoạt động sản xuất trên một đơn vị đất nông nghiệp, các chủ hộ sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Một số yếu tố cần xem xét như:
Các chính sách thuế: chính sách thuế nông nghiệp, chính sách thuế nhập khẩu, chính sách trợ cấp hoặc đánh thuế xuất khẩu, sử dụng hàng rào phi thuế quan, chính sách tỷ giá,…
Các đạo luật liên quan: luật chống bán phá giá, Luật đất đai, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp...
Chính sách: Các chính sách của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới quá trình CDCCKTNN, nó có thể tạo ra cơ hội hoặc thách thức với quá trình này. Như các chính sáchruộng đất, chính sách giá cả thị trường, chính sách xuất khẩu nông sản, chính sách khuyến nông, chính sách đổi mới cơ cấu nông nghiệp nông thôn, chính sách đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp nông thôn…
Yếu tố kinh tế: Các chủ hộ cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới hoạt động sản xuất trong nông nghiệp. Thông thường các chủ hộ sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định hướng sử dụng đất canh tác, lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, các yếu tố đầu vào nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Các yếu tố cần xem xét:
Tình trạng chung của nền kinh tế nông nghiệp (KTNN) tại thời điểm sản xuất canh tác.
Các yếu tố tác động đến nền KTNN: giá cả nông sản, thị trường tiêu thụ, chi phí đầu vào, dịch bệnh…
Các chính sách KTNN của Chính phủ: chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo, chính sách đầu tư, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách cho vay ưu đãi tại ngân hàng NN&PTNN,…
Triển vọng KTNN trong tương lai: tốc độ tăng trường, tỷ trọng đóng góp trong GDP…
Yếu tố văn hóa xã hội:Mỗi vùng, miền đều có truyền thống và đặc trưng sản xuất nông nghiệp riêng và những đặc trưng này có thể là đặc tính sử
28
dụng đất nông nghiệp, sử dụng lao động, sử dụng thức ăn, phân bón, hóa chất,… tại các khu vực đó. Các yếu tố cần xem xét:
Tuổi thọ trung bình của nông hộ, số năm gắn bó với địa phương, tình trạng sức khỏe, kinh nghiệm canh tác nông nghiệp.
Đặc trưng trong sử dụng lao động, trình độ lao động.
Né tránh rủi ro, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi luận, điều kiện sản xuất, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có.
Truyền thống độc canh cây lúa, luân canh, xen canh, đa canh,…
Yếu tố công nghệ: Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển KTNN và kinh tế nông thôn; trước hết cần tập trung vào công nghệ sinh học, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản. Dành kinh phí để nhập khẩu công nghệ cao, thiết bị hiện đại, các loại giống tốt.
Mức đầu tư của chính phủ, chính quyền đại phương có liên quan. Khả năng cập nhật thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ vào sản xuất của địa phương.
Tác động của việc áp dụng công nghệ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Khả năng liên kết với các trung tâm, viện nghiên cứu sinh học,… trên địa bàn.
29
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ------
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phong Điền là một trong chín quận, huyện thuộc Tp.Cần Thơ. Huyện Phong Điền nằm ở phía Nam của Tp. Cần Thơ, phía bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thủy, phía Nam giáp huyện Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp huyện Thới Lai, phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng.
Huyện Phong Điền được thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên (102,52 km2), dân số của các xã Mỹ Khánh, xã Giai Xuân thuộc Tp.Cần Thơ, xã Tân Thới thuộc quận Ô Môn và các xã Nhơn Ái, xã Nhơn Nghĩa, xã Trường Long thuộc huyện Châu Thành A.
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ 2013.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phong Điền
Huyện Phong Điền có vị trí địa lý thuộc vùng ven của Tp. Cần Thơ nhưng cách trung tâm thành phố không quá xa. Với vị trí đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc CDCKTNN của huyện nhà.
30
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Khí hậu
Huyện Phong Điền nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang những đặc tính chung của khí hậu vùng ĐBSCL, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 25oC – 29oC, nhiệt độ thấp nhất hàng năm thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng giêng, khoảng 29 oC, trong khi đó tháng 04 và tháng 05 có nhiệt độ cao nhất lên đến 35,7 oC.
Số giờ nắng thấp nhất bình quân cả năm khoảng 2.452,3 giờ. Trong đó tháng nắng cao nhất là tháng 3 có 293,7 giờ nắng; tháng nắng thấp nhất là tháng 10 có 155,9 giờ nắng.
Độ ẩm tương đối trung bình của huyện cả năm là 81,43%. Trong đó tháng 02 có độ ẩm thấp nhất là 73,25%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 09 với 86,27%.
Khí hậu hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 măn sau trùng với gió mùa Đông Bắc; lượng mưa trung bình hàng năm của huyện khoảng 1.339,7mm. Trong đó vào tháng 09 có lượng mưa nhiều nhất là 336,7mm, thấp nhất vào tháng 12 chỉ có 2,5mm. Đây cũng là một trong những điều kiện để huyện cho phép sản xuất trồng trọt áp dụng kỹ thuật thâm canh đạt năng suất cao.
Mạng lưới sông ngòi
Huyện Phong Điền có mạng lưới sông rạch, kênh đào dày đặt. Quan trọng nhất trong mạng lưới sông ngòi của huyện là sông Cần Thơ- một phụ lưu của sông Hậu, đây là con sông có chiều dài chảy qua Tp. Cần Thơ là 65km, lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây, tổng lượng phù sa là 35 triệu m3/năm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước ngọt tương đối dồi dào, đảm bảo cung cấp nước tưới cho quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân và sử dụng trong sinh hoạt ở một số vùng nông thôn trong huyện. Bên cạnh đó còn có sông Cái dài 20km, chiều rộng cửa sông 600- 700m, độ sâu 10-12m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt. Khí hậu, thời tiết huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thích nghi với các loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa và cây màu.
Nhờ có mạng lưới sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện phát triển hàng loạt ngành kinh tế như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du lịch cũng như phát triển các ngành kinh tế tổng hợp góp phần tích cực trong quá trình CDCCKTNN của huyện Phong Điền
31
Về đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai của huyện Phong Điền rất màu mỡ trong đó chiếm phần lớn là