Tổng quan về tác động của các yếu tố mô trường vĩ mô trong nông

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 107)

nông nghiệp

Cũng giống như các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, lĩnh vực nông nghiệp cũng không tránh khỏi sự tác động của môi trường điễn ra xung quanh. Đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên (đất, nước, khí hậu, tính mùa vụ…), thế nhưng trong quá trình thúc đẩy CDCCKTNN theo hướng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn sức khỏe và thân thiện với môi trường như hiện này thì nông nghiệp phải được đặt vào trong mới quan hệ với các yếu tố thuộc phạm trù kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, công nghệ,…Nhằm phác thảo bức tranh tống quát hơn về tác động của từng yếu tố môi trường vĩ mô đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tác giả sử dụng mô hình PEST của M. Porter với các yếu tố bao gồm: Chính trị (Political), Kinh tế (Economics), Văn hóa – xã hội (Sociocultural) và Công nghệ (Technological). Đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các ngành kinh tế sản xuất ra sản phẩm, các yếu tố này tác động như một quy luật tất yếu khách quan. Với phân tích mô hình này giúp tác giả có thêm cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của mình.

94

Bảng 5.1: Mô hình PEST về môi trường vĩ mô trong nông nghiệp

Yếu tố chính trị (Political-P)

1. Chính sách sử dụng đất nông nghiệp: nông dân được giao đất nông nghiệp không mất tiền; được hưởng quyền chủ động sắp xếp kế hoạch canh tác và bán nông sản theo nguyên tắc thị trường để cải thiện cuộc sống, được chuyển nhượng quyền sử dụng đất như một tài sản. Chính sách nông nghiệp còn tạo điều kiện để nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho phép họ lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi nhất trên đất được giao, số hộ độc canh lúa giảm đi, xuất hiện nhiều hộ và nhiều trang trại chuyên canh nông sản hàng hóa.

2. Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài ngoài việc trực tiếp khuyến khích đầu tư ở các vùng nông thôn còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm không những ở những khu vực thành thị mà còn có tác dụng thu hút lao động ở nông thôn ra thành thị qua đó cũng có tác động đến chuyển dịch lao động ở nông thôn

3. Các biện pháp thuế nông nghiệp tại Việt Nam: pháp luật thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản, các biện pháp phi thuế, hỗ trợ trong nước: hỗ trợ trong nhóm hộp xanh lơ, hỗ trợ dạng hợp xanh da trời, pháp luật trợ cấp xuất…

4. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông – ngư nghiệp của huyện đạt 2,06% thời kỳ 2011-2015 và 2,16% thời kỳ 2016-2020. Cơ cấu phấn đấu giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành thủy sản, chăn nuôi. Dự báo đến năm 2015 tỷ trọng ngành trồng trọt của huyện chiếm khoảng 78% ngành thủy sản, chăn nuôi chiếm 22%, năm 2020 ngành trồng trọt chiếm khoảng 75%, ngành thủy sản, chăn nuôi chiếm 25%. 5. Sự phát triển quan hệ Việt Nam – Mỹ trong những năm gần đây và đặc biệt là tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể mở ra những triển vọng mới không chỉ cho xuất nhập khẩu nông sản giữa hai nước, mà còn cho các hoạt động đầu tư của Mỹ vào Việt Nam.

6..Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, xu hướng quốc tế hóa tạo ra cơ hội giúp các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách trong tiếp cận nguồn vốn, khoa học công nghệ,

95

những kinh nghiệm quản lý, nguồn nhân lực trình độ cao, thị trường được mở rộng… thúc đẩy nhanh quá trính CDCCKTNN của huyện Phong Điền nói riêng và cả nước nói chung.

7. Chinh sách bảo hiểm nông nghiệp là một trong những chính sách ưu tiên, nhằm tạo ra một công cụ dự phòng rủi ro, đang được áp dụng trên 20 tỉnh thành, đã ký hợp đồng với 98.594 hộ nông dân với giá trị bảo hiểm lên đến 959,4 tỷ đồng.

Yếu tố kinh tế (Economic)

1. Vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn những năm qua không ngừng tăng. Từ năm 2009-2013, hơn 6.545 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước (chiếm hơn 38% tổng nguồn vốn đầu tư) đã được đầu tư để xây dựng nhiều công trình kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiêp, nông thôn.

2. Chính sách tín dụng nông nghiệp: năm 2013 tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 17%, lãi suất cho vay đã giảm mạnh, từ trên 29%/năm vào năm 2011 xuống còn 15%/năm vào năm 2012 và đến năm 2013 mức lãi suất ở khuc vực này phổ biến ở mức 6,5 - 8%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay thông thường. Chính sách này khuyến khích nông hộ mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và đa dạng hóa thu nhập.

3. Lạm phát cả năm 2013 đạt 6,04%, đến năm 2014 con số này sẽ là 5%, nền kinh tế kiểm soát được lạm phát ở mức thấp nhưng đổi lại tăng trưởng sản lượng vẫn suy giảm, khu vực sản xuất thực trì trệ, thiếu động lực để phát triển và bị thu hẹp nhanh chóng.

4. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gồm ODA và FDI đã tăng trở lại sau một thời gian suy giảm, nổi bật nhất là vốn của các tổ chức SIDA (Thụy Điển), UNDP, PAM, FAO, WB,…Năm 2013, vốn FDI vào Việt Nam đạt 11,5 tỉ USD tăng khoảng 9,9% so với năm 2012. Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ mới đầu tư vào ĐBSCL 91 dự án với tổng số vốn khoảng 516 triệu USD, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 6 dự án, vốn 35 triệu USD. 5. Năm 2013, Bộ NN và PTNN đã ký kết 04 Hiệp định cấp

96

Chính phủ và 10 thảo thuận/ bàn ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi và thủy sản. Về OAD, đã đàm phán và làm thủ tục phê duyệt 18 chương trình/dự án với tổng vốn tài trợ trên 500 triệu USD (4 dự án vốn vay, 14 dự án hỗ trợ kỹ thuật). Bộ cũng đã tích cực tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do hóa thương mại; giải quyết các rào cản và tranh chấp thương mại nông sản có kết quả cụ thể, mở thêm thị trường cho nông sản Việt Nam, nhất là đối với thị trường Mỹ, Nhật, EU, Nga và Ucraina.

Yếu tố văn hóa

xã hội (Socio- cultural)

1. Huyện Phong Điền có cơ cấu dân số trẻ nên có nguồn lao động dồi dào phục vụ cho quá trình CDCCKTNN của huyện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của Tp.Cần Thơ. Tổng dân số năm 2013 đạt 101,120 người, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 62.255 người.Tuy nhiên theo dự báo đến năm 2020 lực lượng lao động tăng chậm hơn, trung bình khoảng 1,3% hàng năm. Số lao động tăng lên trước hết gây ra áp lực lớn đối với tạo việc làm, đó cũng làm thách thức lớn đối với tăng năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu.

2. Năm 2013, các địa phương đã đào tạo được gần 170 ngàn lao động nông thôn học nghề nông nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp đã qua đào tạo đạt 3,6%, tăng 0,6% so với năm 2012.

3. Năm 2013, huyện Phong Điền đã vận động nhân dân đóng góp trên 3 tỉ đồng, với hơn 5.730 ngày công lao động phục vụ chiến dịch làm giao thông thủy lợi, kết quả huyện đã tiến hành nạo vét thủ công 7.020 m3

các tuyến kênh; sữa chữa, xây mới 49 cây cầu, xây mới 3,7 km đường giao thông nông thôn, gia cố hơn 8,5 km đê bao; khơi thông dòng chảy gần 100km,…

4. Giai đoạn 2004-2014, Tp.Cần Thơ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và được công nhận là đô thị loại I. Đặc biệt, phát huy vai trò trung tâm của vùng ĐBSCL theo tình thần Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển Tp.Cần Thơ trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước”, Đảng bộ và chính quyền Cần Thơ luôn đặt ra vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến

97

lược quan trọng, xem đây là nền tảng cho phát trển kinh tế - xã hội.

5. Huyện Phong Điền có 6 xã tham gia chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến tháng 4/2014, toàn huyện có 11/20 tiêu chí theo bộ tiêu chí Tp. Cần Thơ về nông thôn mới đạt 100%. Đây là kết quả đáng phấn khởi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện. Trên đà ấy, Phong Điền tiếp tục tập trung đầu tư 3 xã Giai Xuân, Tân Thới, Nhơn Ái hoàn thành các tiêu chí còn lại trong giai đoạn 2014-2015 để Phong Điền đủ điều kiện trở thành huyện nông thôn mới. 6. Đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp là lệ thuộc vào tự nhiên (dịch bệnh, hạn hạn, lũ lụt,…), nông hộ thường phải đối mặt với nhiều rủi ro xảy đến bất ngờ như rủi ro năng suất, rủi ro về giá cả thị trường, rủi ro tài chính, rủi ro từ bản thân người sản xuất, rủi ro về các chính sách của Chính phủ. Thường xuyên rơi vào tình trạng “mất mùa được giá”, bị thương lái chèn ép giá, thị trường tiêu thụ nông sản ngày càng bị thu hẹp, giá bán sản phẩm thấp trong khi giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng gây nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất.

Yếu tố công nghệ (Technolo-

gical)

1. Huyện Phong Điền nằm gần kề với trung tâm Tp.Cần Thơ, là trung tâm khoa học kỹ thuật của vùng ĐBSCL và là nơi có nhiều trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, huyện được Trường Đại học Cần Thơ, Công ty cổ phần BVTV An Giang, Viện lúa ĐBSCL, Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các loại giống cây trồng và vật nuôi cho nông dân, các giống lúa nhằm đạt kết quả cao trong quá trình CDCCKTN của toàn huyện.

2. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, cục bảo vệ thực vật huyện tiến hành thường xuyên thông qua các buổi hội thảo, đài phát thanh truyển hình Tp. Cần Thơ phổ biến hỗ trợ sản xuất, nhờ đó đáp ứng được yêu cầu bức xúc của nhân dân trong việc áp dụng khoa học và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

3. Huyện còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn khả năng canh tác cho nông dân, nhất là trong việc canh tác lúa, rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi, nhờ đó nông dân được

98

hướng dẫn và áp dụng thành công nhiều mô hình sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần đáp ứng công tác CDCCKTNN theo hướng nông nghiệp sinh thái.

4. Những tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi như: công nghệ thụ tinh nhân tạo, lại tạo giống, chuyển phôi, giúp cải tạo đàn gia cầm, gia cầm về năng suất cũng như chất lượng thịt. Trong trồng trọt việc lai, ghép, những giống cây trồng, rau màu có khả năng kháng bệnh và phẩm chất ngon hơn.

5. Năm 2013, Bộ NN&PTNT đã triển khai thực hiện 381 đề tài và 67 dự án sản xuất thử nghiệm, 14 nhiệm vụ hợp tác quốc tế, đã có 25 giống cây trồng, 10 giống cây lâm nghiệp mới được công nhận. Tổ chức thực hiện 104 dự án khuyến nông chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (trồng trọt 35 dự án, chăn nuôi thú y 22 dự án, khuyến nông 25 dự án, khuyến lâm 14 dự án, khuyến công 7 dự án).

6. Năm 2008, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN về “Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam”- VietGAP. Năm 2010, Tp. Cần Thơ ứng dụng VietGAP trên cây lúa, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó còn khuyến khích nông dân sản xuất theo tiêu chẩn GlobalGAP, IPM, mô hình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, “4 đúng”, đệm lót sinh học, sử dụng túi biogas,…

7. Bên cạnh đó, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp và thủy sản. Nhờ đó, hàng nông sản Việt Nam nói chung và huyện Phong Điền nói riêng tạo được thị trường trong nước và nước ngoài.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)