Theo ông Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL sản xuất lúa theo mô hình “cánh đồng mẫu” lớn muốn thực hiện thành công rất cần sự góp sức của những thành tựu khoa học công nghệ. Qua hình thức liên kết cung ứng - tiêu thụ là điều kiện lý tưởng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để kiến thiết lại đồng ruộng và thực hiện cơ giới hóa một cách đồng bộ. Ở lĩnh vực trồng trọt, ngành nông nghiệp tiếp tục mở rộng vùng sản xuất rau màu an toàn; khôi phục, phát triển vườn cây ăn trái theo hướng tập trung vào những loại cây có giá trị kinh tế cao, mang tính đặc trưng của vùng như: cam mật, dâu Hạ Châu, vú sữa Lò Rèn,…Ở lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản thì Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo đúng tiêu chuẩn của ngành thủy sản để cung cấp nguồn giống chất lượng phục vụ nuôi thủy sản ở Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL.
Xây dựng dự án nhập công nghệ và thiết bị hiện đại. Cần tiếp tục ưu tiên cho công tác chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới. Đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân bón vi sinh. Phát triển công nghệ chế biến nông – thủy sản trên cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại phù hợp.
Huyện cần xác định phát triển nông nghiệp theo hướng dịch vụ (sản xuất giống lúa, cá tra…) gắn với mục tiêu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là việc nghiên cứu và chuyển giao khoa công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi, kỹ thuật canh tác và môi trường, công nghệ sau thu hoạch, ứng dụng mạnh công nghệ sinh học và xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao, nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi,… Song song đó, huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các viện, trường và các địa phương để việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ thực hiện theo hướng bài bản, hiệu quả…
102
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ------