Đề tài sử dụng các phần mềm thống kê kinh tế STATA và SPSS để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu. Phương pháp phân tích được chọn tương ứng với từng mục tiêu cụ thể như sau:
Đối với mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê đặc điểm của đối tượng nghiên cứu để phân tích và đánh giá thực trạng CDCCKTNN trên địa bàn huyện Phong Điền.
Đối với mục tiêu 2: Để làm rõ mục tiêu này, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Sử dụng mô hình logit đa thức (Multinomial Logit Model) nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương án CDCCKTNN của nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền kết hợp sử dụng phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định CDCCKTNN của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Đối với mục tiêu 3: Tác giả sử dụng các chỉ tiêu tài chính để phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình CDCCKTNN trên địa bàn nghiên cứu giữa mô hình sản xuất có chuyển đổi và không chuyển đổi. Sau cùng sử dụng kiểm định T-test để kiểm định sự khác nhau về lợi nhuận (tiền lời) của mô hình sản xuất trước chuyển đổi và sau chuyến đổi.
Đối với mục tiêu 4: Để thực hiện mục tiêu 4 tác giả kết hợp kết quả phân tích từ mục tiêu 1, mục tiêu 2 và mục tiêu 3 với mô hình PEST phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến tình hình CDCCKTNN tại huyện Phong Điền. Đồng thời còn thông qua phỏng vấn chuyên gia, tham khảo và tổng hợp ý kiến chuyên gia qua báo và tạp chí chuyên ngành làm tiền đề cho việc đề xuất môt số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả sản xuất từ CDCCKTNN góp phần cải thiện đời sống người dân tại huyện Phong Điền.