4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.2. Cách kể "hiểu đời"
Theo sự phát triển của xã hội, của đời sống văn học nghệ thuật, quan niệm về chức năng của văn học nghệ thuật cũng đã thay đổi và phát triển; càng ngày người ta càng nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn chức năng của văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật không chỉ là hình thức tự bộc lộ mà còn là hình thức nhận thức về thế giới, về con người. Chức năng nhận thức, phản ánh của văn học nghệ thuật càng ngày càng được ý thức đầy đủ và sâu sắc hơn. Văn học không chỉ giáo dục con người mà nó còn có nhiều sức mạnh khác, một trong những sức mạnh đó là nó giúp con người nhận thức bản chất của hiện thực khách quan, nhận thức về chính bản thân mình. Hay nói cách khác, văn học vừa thể hiện sự "hiểu đời" của nhà văn vừa giúp người đọc "hiểu đời". Thực ra chức năng nhận thức của văn học thể hiện sự "hiểu đời" của nhà vãn và giúp người đọc hiểu được cuộc đời, trong đó có việc hiểu chính bản thân mình, đã được nói tới từ lâu. Trong văn học phương Đông Khổng Tử đã nhận xét về Kinh Thi: "Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán, nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức ư điểu thú, thảo mộc chi danh" (tạm dịch: Thơ có thể làm phấn khởi ý chí, cớ thể giúp quan sát phong tục, hòa hợp với mọi người, bày tỏ nỗi sầu oán, gần thì thờ cha, xa thì thờ vua, lại biết được nhiều tên chim muông, cỏ cây) [17, tr.26].
Trong lịch sử văn học Việt Nam, đến khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nhất là với Nguyễn Du, quan niệm coi sáng tác văn học nghệ thuật như một hoạt động phản ánh, nhận thức hiện thực mới được đề cao. Văn học giờ đây không chỉ là để "ngôn chí" "tải đạo" mà còn để trình bày "những điều trông thấy", trình bày sự hiểu của nhà văn về cuộc sống. Những tác phẩm văn học chân chính thực sự đã trở thành những cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn học, người đọc được lổn lên rất nhiều về tri.thức, vì văn học đã tích lũy được một khối lượng tri thức đồ sộ qua nhiều thời đại. Văn học không phải chỉ là sự ghi chép về đời sống xã hội và con người mà còn là sự nghiên cứu, sự nhận thức, khám phá về xã hội và con người. Văn học nghệ thuật không chỉ nhận thức về thế giới bến ngoài mà còn nhận thức thế giới bên trong của con người, thậm chí đây là mặt chủ yếu. Văn học vừa là công cụ nhận thức vừa là
công cụ tự nhận thức. Văn học không chỉ thể hiện sự hiểu biết cuộc đời của nhà văn mà còn giúp cho người đọc hiểu được quá khứ, hiện tại và cả phương hướng phát triển của cuộc sống. Văn học không chỉ thể hiện sự biết, sự hiểu của nhà văn mà còn làm cho người đọc biết và giúp họ hiểu con người, cuộc sống. Tất nhiên từ biết đến hiểu là một quá trình. Cao Bá Quát đã thể
68
hiện nhận thức sâu sắc về chức năng này của văn học qua nhận xét: "Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời" mà chúng tôi đã dẫn ở trên.
Chính quan niệm trên đã tạo ra cái mới trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện của văn học, ương đó nghệ thuật kể chuyện ở các tác phẩm tự sự. Sau đây là một số đặc điểm nổi bật của cách kể chuyện thể hiện sự "hiểu đời" của nhà văn và giúp người đọc "hiểu đời", về mặt cốt truyện, nhà văn xây dựng cốt truyện hoàn chỉnh, nhưng không nhất thiết kết cấu theo ba giai đoạn: Hội ngộ - lưu lạc - đoàn viên theo dòng thời gian để bồi dưỡng niềm tin có tính chất áp đặt như truyện Nôm truyền thống. Tác phẩm tự sự mới có kết cấu rất linh hoạt, tuân theo logic của cuộc sống chứ không chạy theo lối kết thúc có hậu.
Về mặt nhân vật, loại truyện này đã xây dựng những nhân vật có tính chất tạo hình với khối lượng chi tiết rất phong phú, vừa mô tả diện mạo bên ngoài của nhân vật như trong truyện truyền thống, vừa biểu hiện thế giới bên trong, biểu hiện quá trình tư duy và tình cảm tư tưởng của con người. Văn học đã trở thành công cụ nhận thức về con người, phản ánh bức tranh tinh thần của con người, từ đó góp phần lý giải số phận con người. Nhờ biện pháp nội hiện này mà "Thế giới nội tâm của con người vốn là một cái gì vô hình đã được vật chất hoa bằng âm thanh, ngôn ngữ, màu sắc và trở nên cụ thể trong nghệ thuật" [164, tr.100]. Cùng với sự phát triển của nghệ thuật, loại hình tự sự càng ngày càng tiến bộ trong việc phát hiện và thể hiện thế giới tinh thần phong phú, phức tạp của con người, thể hiện một cách sâu sắc đời sống tinh thần và tình cảm, thế giới vô thức, tiềm thức của con người. Nhân vật không còn là những mô hình bất biến
nữa mà có quá trình vận động, có sự phát triển biện chứng.
Về mặt biện pháp biểu hiện, loại truyện này thường có nhịp kể chậm, phương thức kể chuyện linh hoạttrong đó biện pháp lạ hoá rất được chú trọng. Tác phẩm nhiều khi không nói một cái gì hoàn toàn mới nhưng vẫn tạo ra được sự ngạc nhiên, tạo ra nhận thức mới nhờ ở sự "khám phá ra điều mới mẻ trong cái quen thuộc hàng ngày, nhận ra cái chí lý sâu xa trong những gì tầm thường, đơn giản" [164, tr.101]. Và cũng chính vì vậy, với những tác phẩm văn học lớn, với kinh nghiệm sống của mình, người đọc càng ngày càng phát hiện ra những điều mới mẻ trong mỗi lần đọc lại tác phẩm như Hêraclít đã nói: "không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông" [160, tr.49].
69
Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự nghiền ngẫm, lý giải của nghệ sỹ về những điều muôn thuở của nhân loại, giúp nhân loại nhận thức và tự nhận thức, đặc biệt là tự nhận thức về con người qua những số phận con người được thể hiện ở trong tác phẩm. Và cũng vì vậy mà chất triết học, chiều sâu của sự khái quát là những tiêu chuẩn không thể thiếu được ương các tác phẩm văn học.
Trên đây chỉ là những nét khái quát chung nhất về cách kể để "răn đời" trong truyện Nôm truyền thống và cách kể thể hiện sự "hiểu đời" của truyện hiện đại, tiểu thuyết hiện đại. Tất nhiên sự khái quát này chưa được đầy đủ, mới chỉ là định hướngđể chúng tôi tìm hiểu về sự kế thừa và cách tân trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du, để thấy Nguyễn Du không chỉ kể chuyện nhằm "răn đời" mà còn để thể hiện sự "hiểu đời" của mình cũng như giúp người đọc "hiểu đời", từ đó góp phần xác định công lao to lớn của Nguyễn Du trong quá trình đổi mới văn học dân tộc. Sau đây là những biểu hiện của cách kể ấy.