4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.2. Nhân vật kể về nhân vật khác
Đây là hình thức xuất hiến thứ hai của chủ thể kể chuyện. Nhân vật hữu hình của truyện tham gia kể lại một phần câu chuyện qua việc kể lại chuyện của nhân vật khác trong tác phẩm. Phan Ngọc trong cuồn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện kiều khi bàn về ngôn ngữ nhân vậtcũng đã có nói tới "Nhân vật chỉ được pháp kể chuyện hết sức ngắn, nhưng trong việc kể chuyện cũng phải tự xác định thái độ của mình" [116, tr. 124]. Đó là nhận xét chính xác, nhitìig nhà nghiên cứu chưa đi sâu phân tích hình thức kể chuyện này. Loại nhân vật tham gia kể theo hình thức này trong Truyện Kiều có mười bồn người, với mười bảy lần kể, trong hai trăm hai mươi ba dòng thơ, chiếm gần bảy phần trăm chiều dài tác phẩm. Chúng tôi có thống kê thực trạng nhân vật kể về nhân vật trong Truyện Kiều ở bảng phu lục kèm theo cuối luận án. Cụ thể: Đạm Tiên kể với Kiều về Kiều ba lần, lần một sau hội Đạp Thanh (bốn dòng); lần hai lúc Kiều tự tử ở nhà Tú Bà (sáu dòng); lần ba lúc Kiều tự tử ở sông Tiền Đường (mười hai dòng).Giác Duyên kể với Kiều về Kiều (mười dòng), kể về Kiều với gia đình Kiều (tám dòng). Tam Hợp đạo cô kể về Kiều cho Giác Duyên nghe (ba mươi tám dòng). Đạo sĩ kể về Kiều cho Thúc Sinh nghe (bảy dòng). Như vậy bốn nhân vật tượng trưng cho tiếng nói của định mệnh, kể về Kiều ở góc độ định mệnh trong bảy lần với tám mươi lăm dòng thơ. Nếu tính thêm nhân vật thầy bói nói về số mệnh của Kiều ở thời gian tương lai trong hai dòng thơ, lúc Kiều kể cho Kim Trọng nghe về mình:
Anh hoa phát tiết ra ngoài, Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.
thì số nhân vật có sức mạnh thần bí tham gia kể về Kiều sẽ là năm người, số lần kể sẽ là tám và số dòng thơ dùng để kể sẽ là tám mươi bảy dòng. Theo cách nói của Phan Ngọc, người thường nhấn mạnh để tạo ấn tượng, thì đây là "một tỉ lệ phải nói là khủng khiếp"[116, tr.113].
Trong 138 dòng thơ ở dạng nhân vật kể về nhân vật còn lại, Nguyễn Du để cho Vương Quan kể về Đạm Tiên cho Kiều, Vân nghe (19 dòng), Vương Thuý Kiều kể cho Vương bà nghe về Mã Giám Sinh (14 dòng), Mã Kiều kể về Sở Khanh cho Kiều nghe (lo dòng), người dân láng giềng của gia đình Kiều ở Bắc Kinh kể cho Kim Trọng nghe về tai biến của gia đình Vương ông trong sáu dòng, Vương ông kể về Kiều cho Kim Trọng nghe (17 dòng), họ Đô kể về Kiều (26 dòng), Thúc Sinh kể về Kiều (10 dòng), người dân ở Hàng Châu kể về Kiều (6
47
dòng), Hoạn Thư kể cho Hoạn bà nghe về hoàn cảnh của gia đình mình và kế hoạch báo thù (14 dòng), Xuân Hoa kể về việc Hoạn Thư "bí mật" nghe Kiều Thúc tâm sự (8 dòng).
Như vậy, khoảng bốn mươi lăm phần trăm lời kể của các nhân vật hữu hình tham gia kể chuyện ương Truyện Kiều là lời kể trực tiếp về Kiều và khoảng năm mươi lăm phần trăm là lời kể về các nhân vật khác liên quan trực tiếp đến Kiều như Đạm Tiên, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hoạn Thư. Đây cũng là cách kể gián tiếp về Kiều.
Cách kể này đã có ở truyện Nôm trước đó. Điều đổi mới đáng quý là ở chỗ những nhân vật tham gia kể chuyện đã kể với tư cách cá nhân, lời kể có cá tính khá rõ. Việc để cho các nhân vật tham gia kể chuyện tạo ra những ưu thế sau đây:
Thứ nhất, tăng được tính sinh động cửa hành động kể. Với bảy mươi ba dòng thơ, hơn hai phần trăm chiều dài tác phẩm, một tỉ lệ rất nhỏ với sáu lần kể của sáu người: Người hàng xóm của gia đình Kiều (6 dòng), Vương ông (17 dòng), ông già họ Đô (26 dòng), Thúc Sinh (lo dòng), người dân vô danh ở Hàng Châu (6 dòng), Giác Duyên (8 dòng), Nguyễn Du đã giúp người đọc nắm được sườn cốt truyện của câu chuyện được kể trong Truyện Kiều bằng ngôn ngữ của người kể chuyện vô hình theo bước chân của Kiều trong khoảng 15 năm. Cả sáu người đều kể cho Kim Trọng nghe về cuộc đời Kiều, lời kể nối tiếp nhau về mặt thời gian, gọn gàng, rõ ràng, mạch lạc. Người hàng xóm kể về tai biến của gia đình Kiều,Vương ông kể về Kiều trong lúc xẩy ra gia biến. Họ Đô kể về quảng đời 13 năm của Kiều từ lúc "Tú Bà cùng Mã Giám Sinh, Đi mua người ở Bắc Kinh đem về" đến lúc Thúy Kiều báo ân, báo oán xong: "Oán thì trả oán, ân thì trả ân". Thúc Sinh kể tiếp về mối tình Từ - Kiều và sự lớn mạnh của lực lượng Từ Hải với cảm xúc ca ngợi. Người dân ở Hàng Châu kể về sự thất bại của Từ và cái chết của Kiều. Giác Duyên kể về cuộc đời Kiều từ lúc được vớt lên.
Sáu nhân vật nói trên kể về Kiều cho Kim Trọng nghe theo yêu cầu của Kim Trọng, ngoài ra còn có các nhân vật kể về Kiều như thầy tướng, Đạm Tiên, Đạo sĩ, Tam Hợp đạo cô, hoặc kể về những nhân vật khác như Mã Kiều kể về Sở Khanh, Vương Thúy Kiều kể về Mã Giám Sinh.
Lời kể của Đạm Tiên và Tam hợp đạo cô không những cho người đọc thấy được nguyên nhân những cái khổ của cuộc đời Kiều theo quan niệm của nhà sư mà còn cho người đọc ước
48
đoán một cách khái quát kiếp trước cũng như thời gian tương lai của Kiều. Tam Hợp đạo cô đã nói với Giác Duyên:
Khi nên trời cũng chiều người,
Nhẹ nhàng nợ trước đền bồi duyên sau.
Đạm Tiên đã nói với Kiều lúc mới được vớt lên "Nàng còn thiêm thiếp giấc vàng chưa phai":
"... Chị sao phận mỏng phúc dày,
Kiếp xưa đã vậy lòng này dễ ai!
...
Còn nhiều hưởng thụ về lâu,
Duyên xưa tròn trăn phúc sau dồi dào !".
Ở đây, người đọc thấy được ba cốt truyện hay nói cụ thể hơn một cốt truyện do người kể chuyện vô hình kể về Kiều, một sườn cốt truyện do sáu nhân vật của cuộc đời hiện thực kể về Kiều cho Kim Trọng nghe và một sườn cốt truyện sơ lược do năm nhân vật đại diện cho tiếng nói của định mệnh kể về cuộc đời Kiều. Đây là chưa kể một sườn cốt truyện khác được xác định bởi cách kể ở dạng Kiều tự kể về mình chúng tôi sẽ nói rõ ở phần sau. Có thể gọi đây lạ hình thức điệp cốt truyện. Đây cũng là điều hiếm thấy trong cách kể truyền thống của Truyện Nôm Việt Nam. Điều này đã góp phần tăng tính sinh động của hành động kể. Sự trùng điệp, đan xen này còn có ý nghĩa nhận thức sâu sắc, nó góp phần khắc sâu cuộc đời Kiều.
Ưu thế thứ hai của cách kể này là người đọc thấy được thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật hoặc sự kiện được kể. Đây là một biểu hiện của cái "tôi" của người kể chuyện. Việc nhân vật hữu hình trong tác phẩm tham gia kể chuyện không phải là mới, nhưng cái mới của Nguyễn Du là lời kể của nhân vật tham gia kể trong Truyện Kiều bước đầu đã mang sắc thái cá nhân, tức là ở đây cái nhìn trần thuật đã mang màu sắc cảm xúc và đánh giá.
Khảo sát Truyện Song Tinh một truyện Nôm trước Truyện Kiều, chúng tôi thấy trong truyện này đã có hình thức nhân vật hữu hình kể về nhân vật, bên cạnh người kể vô hình. [Ì 15, tr. 713-865] Một số nhân vật hữu hình trong tác phẩm này đã tham gia kể chuyện. Ví dụ: Song
49
Bà kể về gia đình và quan hệ giữa gia đình mình với gia đình Giang ông cho con trai là Song Tinh nghe trong 18 dòng thơ (từ dòng 44 tới dòng 62) [115, tr. 754]. Song Tinh kể chuyện mình cho Giang ông nghe trong 17 dòng thơ (từ dòng 157 tới dòng 174). Giang ông kể chuyện cho Song Tinh nghe trong 29 dòng thơ (từ dòng 191 - dòng 220). Sau đó Song Tinh lại kể gia cảnh mình cho Giang ông nghe, trong 9 dòng thơ (từ dòng 223 tới dòng 232) [115, tr. 759- 761]. Trong truyện còn một số nhân vật khác cũng tham gia kể chuyện như thế.
Nguyễn Du sinh ra (1765) lúc Nguyễn Hữu Hào đã mất được 52 năm (1713). Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào theo quy luật phát triển của nghệ thuật, tất yếu đã chung đúc được thành tựu nghệ thuật của thời đại mà nó ra đời trong đó có nghệ thuật kể chuyện. Rõ ràng hình thức đa chủ thể kể chuyện trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là sự kế thừa hình thức đa chủ thể kể chuyện trong truyện Nôm trước đó mà Truyện Song Tinh là một hiện tượng gần gũi. Điểm nổi bật là ở đây cá tính của người kể chuyệnđã được thể hiện khá rõ nét, trong khi đó ở
Truyện Song Tinh thì hầu như chưa có. Cái "cá nhân" này được thể hiện ở nhiều mặt. Nhân vật tham gia kể chuyện ở trong Truyện Song Tinh hầu như kể theo cách kể của chủ thể kể chuyện vô hình, hay nói rõ hơn là chưa bộc lộ cảm xúc khi kể, dù kể chuyện vui hay buồn. Ví dụ, Song bà kể cho con trai là Song Tinh về lịch sử bi kịch của gia đình và mối quan hệ với gia đình Giang ông mà giọng kể cứ tỉnh khô, không có lấy một chút xót xa cho gia cảnh mình và một chút xúc cảm hàm ơn người bạn của chồng đã giúp đỡ gia đình mình rất nhiều; thậm chí tên của người bạn này bà cũng không nhớ. Bà kể rằng:
"Tiên quân xưa có bạn mày đồng niên, Cùng triều uyên lộ hàng chen. Ngôi cao ngự sử, quê miền Chiết Tây.
Đấng nên nghĩa khí thẳng ngay, Ngày xưa từng đã nuôi mầy làm con.
...
Ngõ còn nhớ nghĩa thúy chung,
50
Giọng kể ở đoạn này không khác gì giọng kể của người kể chuyện vô hình trong tác phẩm này.
Phan Trần, một truyện thơ Nôm dài chín trăm bốn mươi dòng lục bát, ra đời vào khoảng thế kỷ XV-XVIII, cũng có hiện tượng đa chủ thể kể chuyện. Một số nhân vật trong tác phẩm này đã tham gia kể về các nhân vật khác nhưng nhìn chung vẫn còn kể theo giọng của người kể chuyện vô hình, một giọng kể chưa có cá tính. Ví dụ: vải Hương kể cho Phan Tất Chánh nghe về Diệu Thường, từ dòng 366 đến dòng 372 [23, tr.32 - 33].
Các nhân vật hữu hình trong tác phẩm của Nguyễn Du thì ngược lại, nói chung lời kể của họ đã ít nhiều mang sắc thái cá nhân. Có thể nói những phẩm chất của cái "tôi" của người kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều đã một phần để lại dấu ấn trong hình tượng nhân vật hữu hình khi kể về nhân vật khác. Nguyễn Du đã lồng cái nhìn đánh giá và cảm xúc của mình vào những nhân vật hữu hình của đời sống hiện thực và một phần vào những nhân vật đại diện cho tiếng nói định mệnh, những nhân vật siêu hình hay có những phẩm chất siêu hình, khi các nhân vật này kể về Kiều.
Nguyễn Du tài ở chỗ ông lồng cảm xúc, cái nhìn đánh giá vào nhân vật, nhưng không biến nhân vật thành cái loa tư tưởng của mình như trong một số truyện Nôm hay một số tiểu thuyết luận đề, mà để cho nhân vật kể theo cách riêng của họ, theo cá tính của họ. Điều này đã góp phần tạo ra tiếng nói đa thanh trongTruyện Kiều, một điểm cách tân của Nguyễn Du.
Các nhân vật tham gia kể về nhân vật trong Truyện Kiều, đặc biệt là nhân vật hữu hình của đời sống hiện thực, mỗi người có một cách kể riêng, nhưng họ giống nhau ỏ một điểm là hầu như tất cả đều thương yêu Kiều. Những người thương Kiều, quan tâm tới Kiều mới kể về Kiều, còn kẻ thù của Kiều không bao giờ kể về Kiều. Đó là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du chăng?
Vương Thúy Kiều được nhiều người kể chuyện quan tâm. Mỗi người đều bộc lộ thái độ riêng của mình khi kể về Kiều. Trong những nhân vật kể về Kiều có hai người kể nhiều nhất đó là ông già họ Đô (26 dòng), Tam Hợp đạo cô (38 dòng). Tam Hợp đạo cô, nhân vật tượng trưng cho sức mạnh của định mệnh, có những "dự báo" cực kỳ chính xác về số phận của Kiều. Lời kể của Tam Hợp là một lời kể có vẻ khách quan, vô sắc. Tam Hợp đạo cô là người duy
51
nhất trong Truyện Kiều gọi Kiều bằng tên hoặc từ "người" rất chung, không bao giờ gọi Kiều bằng từ "nàng".
-Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan, -Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều,
-Giác duyên dù nhớ nghĩa nhau, Tiền Đường thả một bè lau rước người.
Mở đầu lời "tiên tri", Tam Hợp đạo cô đã nêu lên một nguyên lý khách quan, lạnh lùng:
Sư rằng: "Phúc họa đạo trời, Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng tại ta, Tu là cỗi phúc tình là dây oan."
Tiếp đó Tam Hợp đưa Thúy Kiều ra phân tích và khẳng định những oan nghiệt mà Thúy Kiều phải chịu là tất yếu:
Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan, Vô duyên là phận hồng nhan đã đành.
Lại mang lấy một chữ tình, Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong dong, Ở không yên ổn ngồi không vững vàng.
Tam Hợp luận công và tội của Kiều, vì công nhiều hơn tội, nên:
"Khi nên trời cũng chiều người, Nhẹ nhàng nợ trước đền bồi duyên sau".
Tam Hợp đạo cô xuất hiện rất ít trong tác phẩm, nhưng tiếng nói lạnh băng của nhà sư là một hình thức bày tỏ thái độ đối với Kiều.
52
Như đã nói ở phần trên, Tam Hợp không chỉ kể về quá khứ của Kiều mà còn kể về kiếp trước, còn kể về tương lai của Kiều. Kiều được kể trong cái nhìn đánh giá nghiêm khắc, khách quan của cái nhìn định mệnh.
Ông già họ Đô và Kiều không hề biết nhau, không có gì ràng buộc, nhưng âm hưởng chung toát ra từ lời kể của ông vẫn là một sự cảm thương và ca ngợi Kiều:
Tóc tơ các tích mọi khi, Oán thì trả oán ân thì trả ân.
Đã nên có nghĩa có nhân, Trước sau trọn vẹn xa gần ngợi khen.
Không phải Vương Thúy Kiều là đối tượng duy nhất được đánh giá khác nhau bởi các chủ thể kể chuyện khác nhau mà Từ Hải, Đạm Tiên cũng là những trường hợp tương tự. Từ Hải trong sự đánh giá của Kiều, Thúc Sinh, ông già họ Đô khác hẳn sự đánh giá của sư Tam Hợp. Đạm Tiên trong lòng Kiều và trong lòng Vương Quan khác nhau. Đoạn thơ Vương Quan kể về Đạm Tiên là đoạn thơ sinh động. Đạm Tiên trong quan niệm của Vương Quan là một con người có thật, một kiếp người bị vùi dập phũ phàng, một tài hoa đã chết. Đấy là một câu chuyện của quá khứ: "Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi". Vương Quan đã thể hiện sự xót thương đối với Đạm Tiên qua lời kể và qua cảm xúc trực tiếp của mình:
Kiếp hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
Hình ảnh người khách viễn phương hâm mộ Đạm Tiên, tìm đến nhưng nàng đã mất, hành động và tâm trạng của viễn khách hiện lên rõ mồn một trong lời kể của Vương Quan:
Khóc than khôn xiết sự tình, Khéo vô duyên bấy là mình với ta! Đã không duyên trước chăng mày Thì chi chút ước gọi là duyên sau.
53
Bụi hồng một nấm mặc dầu cỏ hoa.
Trong lời kể ngắn chỉ 19 dòng này, chúng ta thấy có bốn nhân vật. Người kể chuyện vô hình đang kể về Vương Quan, Vương Quan đang kể về Đạm Tiên và người khách phương xa. Ngôn ngữ nhân vật được lồng trong ngôn ngữ nhân vật, tình cảm lồng trong tình cảm. Người đọc thấy được thái độ yêu thương của người kể chuyện vô hình, Vương Quan, người khách viễn phương đối với Đạm Tiên; thấy được sự thương cảm, đồng cảm của Vương Quan, người kể chuyện vô hình đối với viễn khách. Cảnh:
Buồng không lạnh ngắt như tờ, Dấu xe ngựa đã rêu lở mờ xanh.
Là cảnh nhà Đạm Tiên lúc người khách phương xa đến nhưng nàng đã mất. Cảnh ảm đạm này là cảnh trong con mắt của người trần thuật (Vương Quan) được nhìn từ tâm trạng của nhân vật được trần thuật (người khách phương xa). Cái ngoại cảnh thể hiện tâm cảnh này, thật là đặc biệt. Chỉ một cảnh mà thể hiện được ba cái nhìn đậm cảm xúc, trong đó cố hai người là chủ thể