Kể chuyện từ nhiều điểm nhìn

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 96)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.1.Kể chuyện từ nhiều điểm nhìn

Trần Đình Sử trong mục: Cái nhìn nghệ thuật về con người trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều [139, tr. 127- 142] đã phân tích "cái nhìn nghệ thuật nhiều chiều đối với các hiện tượng đời sống được miêu tả" [139, tr.139]. Nhà nghiên cứu cho rằng: "Đặc sắc trong Truyện Kiều là ở chỗ đã bố trí sao cho phần lớn các sự kiện trong đời Kiều được nhìn nhận và bình luận từ các góc độ khác nhau.

Về việc bán mình, Nguyễn Du có cái nhìn từ chuẩn mực đạo đức xã hội đương thời: " Làm con trước phải đền ơn sinh thành"; nhưng ông còn có cái nhìn từ góc độ tồn tại cá nhân, nổi lên sự không đành lòng của nhân vật:

Ôi Kim lang, hỡi Kim lang Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.

Chuyện cậy em "thay lời" cũng có hai chiều: nửa cậy em, nửa không muốn" [139, tr.139]. Trần Đình Sử còn phân tích cái nhìn nhiều chiều đối với chữ trinh, đối với việc tu hành, đối với Từ Hải, đối với ông Trời và khẳng định "ưu điểm" của cách kể này: " nó cho phép thể hiện thực tại trong tất cả các mâu thuẫn, trong tính chất đa thanh, phức điệu của nó" [139, tr. 142]. Đó là những ý kiến sắc sảo. ở đây chúng tôi muốn phân tích kỹ hơn cách kể và hiệu quả nghệ thuật của cái nhìn đa chiều do nhiều cái nhìn độc lập của đa chủ thể kể chuyện có cá tính tạo nên.

97

Trong phần chủ thể kể chuyện chúng tôi đã nói đến sự cách tân to lớn của Nguyễn Du là đã kể lại câu chuyện từ nhiều chủ thể có cá tính. Mỗi chủ thể có một cách nhìn riêng, cách kể riêng, không trùng với cách nhìn cách kể của người kể chuyện vô hình, điều này đã tạo ra cách kể từ nhiều điểm nhìn độc lập. Ví dụ, cách kể của Vương Quan khác cách kể của Mã Kiều; cách kể của Kiều khác cách kể của ông già họ Đô. Trong chương một chúng tôi đã phân tích đặc điểm riêng của các chủ thể kể chuyện này. Ở đây chúng tôi muốn lưu ý thêm rằng: Cách kể theo nhiều điểm nhìn của nhiều chủ thể kể chuyện đã thể hiện nhiều cách đánh giá về một hiện tượng nào đó được kể. Người đọc qua nhiều cách nhìn, cách đánh giá có thể chia sẻ với một cách đánh giá của một chủ thể kể chuyện nào đó. Nhiều cách đánh giá đã tạo điều kiện thuận lợi cho cái nhìn nhiều chiều về nhân vật và sự kiện, giúp người đọc hiểu sâu hơn bản chất nhân vật và sự kiện, thể hiện tinh thần phân tích của Truyện Kiều.

Tần số xuất hiện của sự kiện, hành động trong lời kể của hình tượng người kể chuyện là một yếu tố để xác định cách nhìn, cách đánh giá của người kể chuyện đối với sự kiện và nhân vật được kể. Người ta đã phân chia tần xuất của truyện theo hai dạng đơn và kép sau đây:

Dạng đơn: -Kể lại một lần chuyện xảy ra mội lần. -Kể lại n lần chuyện xảy ra n lần. Dạng kép: -Kể lại n lần chuyện xảy ra một lần.

-Kể lại một lần chuyện xảy ra n lần. [57, tr. 140].

Sự đan xen các dạng trên là một nét đặc trưng trong thi pháp kể chuyện của tiểu thuyết hiện đại. Nghiên cứu cách kể của Truyện Kiều chúng tôi thấy Nguyễn Du cũng đã có một số dạng thức cơ bản nói trên. Điều này đã xác nhận với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tiếp cận với cách kể của tiểu thuyết hiện đại, vấn đề này chúng tôi sẽ bàn kỹ hơn ở chương sau. Ở đây chúng tôi chỉ nhấn mạnh rằng tần số xuất hiện các sự kiện, hành động trong mối tương quan giữa lời kể với cốt truyện là một yếu tố thể hiện cách kể từ nhiều điểm nhìn, thể hiện tinh thần phân tích trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du, một điểm cách tân độc đáo của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện so với truyện Nôm Việt Nam trước đó.

Với những sự kiện Nguyễn Du cho là không quan trọng lắm trong việc thể hiện bản chất cuộc đời nhân vật, ông chỉ để người kể chuyện vô hình hoặc nhân vật tham gia kể chuyện kể lại

98

một lầnđối với sự việc xảy ra một lần: Ví dụ: Chị em Kiều đi chơi hội Đạp Thanh, trong lời kể của người kể chuyện vô hình; ông thầy tướng nói về số phận của cuộc đời Kiều trong lời kể của Kiều tự kể chuyện mình cho Kim Trọng nghe.

Với những sự việc xảy ra nhiều lần, như một gánh nặng đè lên vai cuộc đời nhân vật, Nguyễn Du cho kể lại nhiều lần bởi nhiều chủ thể khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau. Cách kể này vừa thể hiện sự chú ý của người kể chuyện đối với một sự kiện nào đó của nhân vật, vừa là sự nhấn mạnh đặc điểm của số phận nhân vật. Hai lần ở lầu xanh là hai sự kiện lớn trong cuộc đời Kiều. Sự kiện này được kể nhiều lần bởi nhiều chủ thể kể chuyện: Người kể chuyện vô hình, ông già họ Đô, Tam Hợp đạo cô và bản thân Kiều tự kể chuyện mình. Người kể chuyện vô hình kể rất tỉ mỉ về nỗi đau ê chề trong hai lần phải ở lầu xanh của Kiều với nỗi cảm thông sâu sắc. Ông già họ Đô kể qua ba dòng rất chung chung: "Phong trần chịu đã ê chề" khi Kiều ở Lâm Truy và: "Thoắt buôn về thoắt bán đi, Mây ữôi bèo nổi thiếu gì là nơi!" khi Kiều ở Châu Thai, với một thái độ yêu thương, thông .cảm. Còn Tam Hợp đạo cô thì khác, trong giọng kể lạnh lùng, Tam Hợp cho Giác Duyên biết Kiều hai lần vào lầu xanh, hai lần đi ở và các tai nạn khác là tất yếu, vì đó là sự an bài của định mệnh.

Nội dung trên còn được thể hiện qua việc Kiều tự kể chuyện mình. Khác với các chủ thể kể chuyện nói trên, Kiều kể tổng quát và sơ lược nhất, kể mà như tránh kể vì kể cụ thể bao nhiêu, Kiều càng đau lòng bấy nhiêu. Người kể chuyện vô hình hình như chỉ nhắc đến việc Kiều tự kể chuyện nhiều hơn là thuật lại lời kể chuyện. Sự việc hai lần phải làm gái lầu xanh, không được Kiều kể cụ thể, thậm chí Kiều không nhắc tới việc này, mà chỉ nói rất chung chung hoa vào các việc khác, chủ yếu là lời bình về thân phận của mình. Ví dụ: Kiều kể lần vào lầu xanh ở Lâm Truy cho Từ nghe, nhưng không nói gì cụ thể, chỉ nhắc địa điểm với lời bình, còn lần ở Châu Thai, Kiều không kể vì Từ đã biết trực tiếp:

Khi Vô Tích khi Lâm Truy. Nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương

Khi kể cho gia đình nghe, Kiều kể về cuộc đời mình cũng rất chung chung:

Từ con lưu lạc quê người,

99

Chúng tôi đã trình bày đặc điểm này trong phần nhân vật tự kể chuyện mình ở chương thứ nhất, ở đây chúng tôi chỉ muốn lưu ý thêm rằng, cách kể của Kiều về sự kiện hai lần phải vào lầu xanh đã thể hiện được tính quan niệm trong cách nhìn thế giới và tự nhìn mình của Kiều.

Bốn thái độ, bốn cách nhìn, bốn cách kể về một nội dung của bốn chủ thể kể chuyện nói trên đã thể hiện cách kể từ nhiều điểm nhìn trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du.

Với những hành động, sự kiện xảy ra một lần, nhưng có nhiều ý nghĩa ương việc thể hiện bản chất nhân vật, Nguyễn Du đã cho kể đi kể lại nhiều lần bằng những chủ thể kể chuyện khác nhau. ở dạng này người đọc thấy rất rõ thái độ riêng của các chủ thể đối với nhân vật, sự kiện.

Kiều bán mình để cứu cha và em là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời Kiều. Sự kiện này được kể tỉ mỉ bởi ngôn ngữ của người kể chuyện vô hình và được nhắc lại cụ thể trong lời kể của Giác Duyên: "Người sao hiếu nghĩa đủ đường", ương lời kể của Tam Hợp đạo cô về quá khứ và tương lai của Kiều:

"Lấy tình thâm trả nghĩa thâm,

Bán mình đã động hiếu tâm đến trời!"

Trong lời đối đáp với Kiều, lúc Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử, Đạm Tiên khẳng định:

Tấm thành đã thấu đến trời,

Bán mình là hiếu cứu người là nhân.

Người dân láng giềng đã kể cho Kim Trọng nghe về gia đình Kiều từ lúc xảy ra tai biến trong đó có việc "nàng đã bán mình chuộc cha".

Vương Ông cũng đã kể cho Kim Trọng nghe về hành động này của Kiều trong nỗi đau vô hạn "Khóc than kể hết niềm tây":

Gặp cơn gia biến lạ dường, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bán mình nổ phải tìm đường cứu cha.

Ngoài sáu người kể nói trên, hành động bán mình cứu cha và em của Kiều còn được Kiều tự kể cho một số người khác nghe. Kiều tự kể cho Sở Khanh nghe trong một bức thư:

100

Nỗi nhà báo đáp nỗi thân lạc loài.

Trong lúc bị Hoạn Thư "đè tình hỏi ưa", Kiều phải: "Thân cung nàng mới thảo qua một tờ", trong đó chắc có nội dung bán mình chuộc cha và em.

Như vậy một sự kiện Kiều bán mình để chuộc cha và em đã được bảy người kể lại với nhiều lượt kể. So với nhữtig nội dung khác thì đây là một kỷ lục. Số lần kể nhiều như vậy đã chứng tỏ cái hiếu của Kiều là một ưu điểm, nhiều người đã khẳng định. Cách kể này giúp người đọc hiểu kỹ về Kiều hơn. Tam Hợp đạo cô và Đạm Tiên đại diện cho thế lực huyền bí thì khẳng định rằng hành động bán mình cứu cha của Kiều đã tác động tơi trời, đây là một lý do quan ừọng trong nhiều lý do để Kiều được trời thay đổi số phận. Còn với những con người bình thường của trần gian, hành động bán mình cứu cha của Kiều là một hành động báo hiếu, là đức hy sinh cao cả của Kiều. Từ đó, người đọc có điều kiện để phân tích, lựa chọn để có sự chia xẻ với cách đánh giá đúng.

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 96)