Kể lướt qua sự kiện, hành động bên ngoài

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 69)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1.Kể lướt qua sự kiện, hành động bên ngoài

Kể về sự kiện, hành động xoay quanh nhân vật chính là một cách kể cổ điển của truyện Nôm Việt Nam trước Truyện Kiều. Nguyễn Du đã kế thừa điểm này nhưng có phát triển. Ông

kể lướt qua sự kiện, hành động bên ngoài, giảm tối đa sự kiện và số lượng nhân vật để có điều kiện biểu hiện chiều sâu tâm hồn nhân vật, một mảng quan trọng của nhân vật mà truyện Nôm

70

truyền thống chưa chú ý. Sự biểu hiện con người ở cả hai phương diện bên ngoài và bên trong đã thể hiện nhận thức mới về con người và cuộc đời của Nguyễn Du. Để thực hiện được điều này, Nguyễn Du đã sử dụng mấy thủ pháp sau:

Thứ nhất, chỉ miêu tả những sự kiện hành động thực sự cần thiết cho việc thể hiện bản chất nhân vật, cắt bỏ không thương tiếc những sự kiện hành động vốn có ở tư liệu gốc nhưng không cần cho sự bộc lộ bản chất nhân vật chính. Chúng tôi quan niệm Kim Vân Kiều Truyện

của Thanh Tâm Tài Nhân là một tư liệu gốc, với hàm nghĩa là tư liệu chủ yếu tạo nguồn cảm hứng thúc đẩy Nguyễn Du sáng tạo nên Truyện Kiều. Nguyễn Du đã bỏ hẳn hai chương V, VI và một phần chương VII của Kim Vân Kiều Truyện vì nội dung của ba chương này chủ yếu nói về thủ tục thủ tục hôn thú và giấy tờ mua bán Kiều. Nguyễn Du bỏ đi cũng hợp lý và Thanh Tâm Tài Nhân viết ba chương này cũng rất hợp lý, bởi vì mỗi người có một mục đích riêng khi sáng tạo tác phẩm của mình. Nguyễn Du còn bỏ nhiều sự kiện khác được Thanh Tâm Tài Nhân thể hiện khá sinh động hoặc rất sinh động trong Kim Vân Kiều Truyện, chứ không phải những "chi tiết rườm rà" như cuộc đấu trí sinh động giữa Tú Bà và Thúc Sinh ương việc dành giật Thúy Kiều, những trận đánh nhau giữa quân đội Từ Hải với quân đội triều đình, quá trình thuyết hàng Từ Hải của Hồ Tôn Hiến, v.v...

Nguyễn Du bỏ bớt nhiều nhân vật vốn có ở tư liệu gốc. Kim Vân Kiều Truyện có 52 nhân vật, chưa kể những nhân vật được nhắc đến trong lời kể của Vương Quan như người khách viễn phương tài hoa rộng lượng và mụ chủ tệ bạc; trong lời kể của Kiều như người thầy tướng và các nhân vật tập thể khác như những người du xuân, bọn sai nha, các ả gái điếm, gia nhân, quân đội Từ Hải trong lời kể của người kể chuyện vô hình. Nguyễn Du đã bỏ hẳn 22 nhân vật (42%) giữ lại 30 nhân vật (58%) và đã thay đổi bộ mặt tình thần của các nhân vật. Dù là bỏ nhân vật phụ, nhưng tỉ lệ bỏ như vậy là rất lớn, điều đó đã thể hiện bản lĩnh nghệ thuật của Nguyễn Du. số lượng nhân vật vừa phải đã giúp Nguyễn Du làm chủ được dung lượng hiện thực được phản ánh, có điều kiện đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật.

Thủ pháp thứ hai là Nguyễn Du đã biến cải bộ mặt tinh thần của nhân vật và ý nghĩa của sự kiện được giữ lại. Có thể nói Nguyễn Du không giữ lại ỵ nguyên một sự kiện, hành động hoặc nhân vật nào của tư liệu gốc. Ông chỉ giữ lại cái đại thể của sự kiện, hành động chung, ví

71

dụ, hành động báo thù, trả ơn, dụ hàng, sự kiện Hoạn Thư đánh ghen ... Cái rõ nhất là Nguyễn Du giữ lại sườn cốt truyện của Kim Vân Kiều Truyện.

Trong khi giữ lại các hành động, sự kiện, nhân vật, Nguyễn Du đã lược bớt, chỉ giữ lại những chi tiết cần thiết cho việc bộc lộ bản chất nhân vật và có biến cải cho phù hợp với ý đồ sáng tạo của mình. Khi Vương Quan kể lại câu chuyện Đạm Tiên, Nguyễn Du để Vương Quan bỏ đi nhân vật mụ chủ tệ bạc "khi chết gặp phải mụ chủ tệ bạc, toan đem vứt xác nàng ở bờ ngòi" [127, tr. 56]. Những ví dụ tương tự chúng ta có thể tìm thấy trong bất cứ phần nào của

Truyện Kiều. Lúc giữ lại một chi tiết nào đó của Kim Vân Kiều Truyện Nguyễn Du thường bổ sung mở rộng chi tiết đó, cho nó một ý nghĩa mới. Ví dụ, khi nói về việc báo ân, báo oán, trong

Kim Vân Kiều Truyện, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ kể có một câu: "Nhân có một hôm, nàng Kiều nhắc lại những câu chuyện cũ ở Lâm Tri, Minh Sơn rằng: Đối với chuyện ấy có khó khăn gì, tôi chỉ cho năm ngàn binh đến quét sạch cả thành để thay phu nhân báo mối thù đó" [127, tr. 363]. Nguyễn Du đã mở rộng chi tiết này bằng một đoạn kể tương đối dài trong 8 dòng thơ,

nhu cầu báo oán rõ hơn, đặc biệt thêm nội dung báo ân và thêm thái độ bất bình của Từ Hải.

Từ công nghe nói thủy chung, Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang.

Thủ pháp thứ ba là Nguyễn Du đã đưa thêm một số nội dung mới vào Truyện Kiều, một trong những nội dung đó là cảnh thiên nhiên. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói tới điều này. Ở đây chúng tôi không phân tích thêm mà chỉ khẳng định lại.

Những đoạn tả cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa có tác dụng làm phần đệm ở những đoạn cần chuyển cảnh, vừa góp phần bộc lộ tâm lý nhân vật hoặc miêu tả vẻ đẹp của môi trường tự nhiên. Ví dụ, cảnh Kiều - Thúc chia tay nhau khi Thúc về Vô Tích thăm Hoạn Thư, cảnh ở lầu Ngưng Bích, v.v...

Các thủ pháp trên đã góp một phần tạo ra một loại nhân vật toàn vẹn được thể hiện qua cả hành động, ngôn ngữ lẫn tâm lý, tư tưởng tình cảm. Điều này thể hiện một quan niệm, một cách hiểu mới mẻ về con người và cuộc đời của Nguyễn Du đồng thời cũng góp phần giúp người đọc hiểu đời, hiểu người hơn.

72

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 69)