Tái hiện ngôn ngữ đối thọai và dùng ngôn ngữ đối thoại để kể lại câu chuyện

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 163)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1.Tái hiện ngôn ngữ đối thọai và dùng ngôn ngữ đối thoại để kể lại câu chuyện

Văn xuôi hiện đại không chỉ kể, tả hành động của nhân vật mà còn trực tiếp tái hiện lời nói của nhân vật. Lời nói của nhân vật đã trực tiếp trở thành đối tượng nhận thức của văn học. Nhìn chung tác giả truyện Nôm trước Truyện Kiều ít để nhân vật trực tiếp nói mà để người kể chuyện nói nhiều hơn. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã có sự thay đổi, ông cho nhân vật nói nhiều hơn. Hầu hết các nhân vật đều nói. Do đó chúng ta thấy có hiện tượng câu chuyện được kể thông qua lời nói trong những đoạn đối thoại của nhân vật. Hay nói cách khác Nguyễn Du không chỉ kể về ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật mà còn dùng ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật để kể chuyện. Đây là một điểm hiếm thấy trong truyền Nôm trước Truyện Kiều. Ví dụ: Qua đối thoại giữa ba chị em Kiều trong một buổi chiều mùa xuân theo dòng thời gian, Nguyễn Du đã kể về ngôi mộ vô chủ, kể về thái độ của người đời đối với ngôi mộ này. Trong tập hợp người tài tử giai nhân đi du xuân chắc cũng không ít người trông thấy và hiểu về ngôi mộ Đạm Tiên, nhiứig có ai động lòng đâu, chỉ có Kiều động lòng thương cảm.

Qua đoạn thuật lại ngôn ngữ đối thoại giữa Kim Trọng với người dân láng giềng chúng tôi đã có dịp nói ở các phần trên, Nguyễn Du đã lồng vào đó câu chuyện của gia đình Kiều,

164

trong thời gian nửa năm Kim Trọng về Liêu Dương. Trong thời gian đó bao nhiêu sự việc đã xẩy ra: Vương ông mắc chuyện tụng đình, Kiều phải bán mình chuộc cha, gia đình Kiều phải di dời đi chỗ khác và gặp rất nhiều khó khăn, Vương Quan, Thúy Vân phải "May thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi".

Đoạn thơ kể về cuộc đối thoại giữa Kiều và Thúc Sinh tại Quan Âm các cũng có tính chất kể chuyện, từ dòng 1945 đến dòng 1976, trong đoạn này Thúc Sinh nói hai lần, đầu và cuối, Kiều nói một lần ở giữa. Lời đối thoại của họ đã kể cho ngươi đọc nắm được việc Thúc Sinh tự nhận với Kiều là mình "Thấp cơ thua trí đàn bà", thấy Kiều bị hành hạ, "Trông vào đau ruột", nhưng "nói ra ngại lời" vì sợ Hoạn Thư, có lúc Thúc đã dũng cảm nghĩ tới hành động "Cũng toan sống thác với tình cho xong" nhưng vì chưa có con nối dõi nên chưa dám biến ý định đó thành hiện thực. Không những vậy Thúc Sinh còn bộc lộ quyết tâm cao "Cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai". Lời đối thoại của họ cũng kể với người đọc về tâm sự của Kiều, Kiều tỏ ý muốn Thúc Sinh giúp mình thoát nạn. Thúc Sinh đã hướng dẫn cho Kiều cách thức thực hiện đó là "tẩu" : "Liệu mà xa chạy cao bay" và quan hệ vợ chồng của họ không còn nữa:" Ấi ân ta có ngần này mà thôi!".

Như vậy, những nội dung cần phải kể mà người kể chuyện vô hình và nhân vật của tác phẩm chưa kể nay qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật đã được thuật lại một cách đầy đủ.

Đây là một thủ pháp độc đáo của Nguyễn Du, góp phần đưa nghệ thuật kể chuyện của

Truyện Kiều tiếp cận với nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết hiện đại. Đây là một đặc điểm mới manh nha trong Truyện Kiều và càng về sau càng phổ biến trong tiểu thuyết hiện đại. Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng tiêu biểu.

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 163)