4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6.2. Tính chất đối thoại
Đối thoại là một hình thức tồn tại của nhân vật và của tác phẩm. Đối thoại có nhiều dạng thức khác nhau: đối thoại công khai bằng hình thức hỏi - đáp, có lời hỏi có lời đáp, hỏi mà không có lời đáp, đáp mà không cần hỏi; có khi là sự đối thoại ngầm giữa hai người, hai hệ thông; có khi là đối thoại trong nội tâm con người, trong độc thoại nội tâm. Trong Truyện Kiều
112
chưa có. Chính thủ pháp đối thoại đã giúp Nguyễn Du giãi bày được quan niệm và tình cảm của mình với người đọc, biến tác phẩm trở thành một phương tiện để tâm sự với người đọc, đưa người đọc vào tư thế đối thoại, gợi cho họ sự suy nghĩ nhiều chiều, để họ được chủ động tiếp nhận nội dung tác phẩm. Tính chất đối thoại trong nghệ thuật kể chuyện của Truyện Kiều được biểu hiện ở các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, ngôn ngữ nghi vấn, đối thoại.
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã có bước chuyển từ cảm thức ngôn ngữ giáo huấn, tự giới
sang cảm thức ngôn ngữ nghi vấn, đối thoại. Tính chất "răn đời", "tải đạo" "ngôn chí" đã làm cho ngôn ngữ trong truyện Nôm Việt Nam trước Truyện Kiều có tính chất giáo huấn, tự giới nghiêm túc, mực thước. Một trong những khía cạnh Nguyễn Du muốn giúp người đọc "hiểu đời" đó là hiểu về con người, hiểu về những vấn đề được đặt ra trong cuộc đời. Ý thức muốn tìm chân lý cuộc đời của Nguyễn Du đã để lại dấu ấn ở những con người băn khoăn đi tìm câu trả lời trong Truyện Kiều. Luôn đặt ra câu hỏi là một đặc điểm nổi bật của các nhân vật ương
Truyện Kiều, trong đó có những nhân vật tham gia kể chuyện hữu hình lẫn người kể chuyện vô hình.
Hỏi là một biểu hiện của nhu cầu đối thoại. Nhân vật cửa Nguyễn Du có nhu cầu đối thoại cao. Nhân vật của Truyện Kiều hay hỏi trời, hỏi người và tự hỏi mình. Nhân vật của truyện Nốm trước đó chưa rõ đặc điểm này. Câu nói đầu tiên của nhân vật chính và cũng là của nhân vật nói chung trong Truyện Kiều là một câu hỏi về một ngôi mộ đặc biệt, trong tiết thanh minh nhiữig không có ai hương khói.
Rằng: "Sao trong tiết thanh minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế mà ?"
Đây là một câu hỏi yêu cầu phải trả lời. Vương Quan đã kể lại cuộc đời Đạm Tiên để trả lời và kết thúc câu chuyện do mình kể cũng bằng một lời mang sắc thái nghi vấn, không cần trả lời:
Trải bao thỏ lặn ác tà,
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm!"
113
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai?
Từ một số phận cụ thể là Đạm Tiên, Kiều đã đặt vấn đề về quy luật phổ quát của định mệnh khắc nghiệt:
Rằng: "Hồng nhan tự nghìn xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Kiều băn khoăn cho tương lai của mình cũng bằng một câu hỏi:
Nỗi niềm tường đến mà đau Thấy người nằm đó biết sau thế nào?"
Chỉ qua một đoạn thơ ngắn kể về việc chị em Kiều gặp mộ Đạm Tiên trong 66 dòng, đã có tới năm câu hỏi, trong đó nhân vật chính đưa ra bốn câu hỏi và đều hỏi về những vấn đề lớn của những kiếp người và của bản thân mình. Từ những câu hỏi nhân vật đã kéo các nhân vật khác và người đọc cùng suy ngẫm, cùng tìm câu trả lời.
Tối hôm đi du xuân về, Kiều tự hỏi mình:
Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Kiều vẫn có những câu hỏi về những vấn đề rất cụ thể, gần gũi như một số câu hỏi thường có của nhân vật ương truyện Nôm trước Truyện Kiều. Kiều hỏi Đạm Tiên trong giấc mộng "Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?". Kiều tự hỏi mình, hỏi mà không cần ừả lời khi một mình ở lầu Ngưng Bích: "Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa", "Hoa trôi man mác biết là về đâu?". Nhưng nói chung, Kiều thường hỏi về những vấn đề lớn đối với mình và với người:
- Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, Khuôn xanh biết cổ vuông tròn mà hay?
- Trông người lại ngẫm đến ta, Một dày một mỏng biết là có nên ?
114
- Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao? - Rằng: "Quen mất nết đi rồi, Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao!
- v.v...
Nguyễn Du đã thể hiện tâm ưạng của Kiều lúc ở lầu xanh tại Lâm Truy trong 36 dòng thơ (từ dòng 1233 đến dòng 1268). Trong đoạn thơ ngắn này Kiều đã có tới bảy câu hỏi. Có những
câu hỏi đơn, chỉ một nội dung hỏi:
Vui là vui gượng kẻo là, Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Có những câu hỏi kép, không chỉ một nội dung hỏi, điều này làm cho nội dung nghi vấn nhiều hơn số lượng tín hiệu dấu hỏi ở trên văn bản rất nhiều:
- Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
- Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Có những đoạn liên tiếp là những câu hỏi:
Sân hoe đôi chút thơ ngây, Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình?
Nhớ lời nguyện ước ba sinh, Xa xôi ai có biết tình chăng ai?
Khi về hỏi liễu Chương Đài, Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!
115
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa ?
Trong Truyện Kiều, những câu hỏi không có câu trả lời như thế này chiếm tỷ lệ khá cao so với những câu hỏi có câu trả lời. Hiện tượng này đã thể hiện nhu cầu được giao tiếp, được trả lời, được đối thoại rất cao của Vương Thuý Kiều, của các nhân vật trong Truyện Kiều và của Nguyễn Du. Một số câu hỏi của Kiều cũng chính là câu hỏi của người kể chuyện vô hình và cũng của Nguyễn Du. Khi Kiều tự hỏi:
Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
cũng chính là Kiều đang hỏi xã hội, hỏi tất cả, trong đó có cả người đọc hàm ẩn. Người đọc hàm ẩn cảm thấy hình như đây là những câu hỏi đang nhằm vào chính họ, buộc họ phải trả lời. Đây cũng là những câu hỏi của người kể chuyện vô hình, của Nguyễn Du đang tự hỏi mình, đang hỏi người đọc hàm ẩn và cũng hình như đang hỏi lại chính Kiều. Những câu hỏi không có câu trả lời trực tiếp như thế này đã thể hiện không khí đối thoại rất cao, có thể mở ra nhiều cách trả lời ở nhiều độc giả. Đây là những câu hỏi không chỉ không có câu trả lời trực tiếp mà có khi chưa thể trả lời được. Nhân vật, người kể chuyện vô hình, độc giả hàm ẩn và cả Nguyễn Du nữa hình như đang luẩn quẩn trong đớn đau, nhưng cái đau này đã nâng tâm hồn của họ lên rất nhiều. Nỗi đau, sự bế tắc hình như là câu trả lời chung cho các câu hỏi của họ. Nhu cầu trao đổi giao lưu đã được biểu hiện rõ qua hệ thống câu hỏi của nhân vật.
Hệ thống câu hỏi của các nhân vật, của người kể chuyện không chỉ được biểu hiện ở những từ để hỏi như "sao", "ai", "chưa" qua dấu châm hỏi ở trên văn bản mà còn được biểu hiện ở một số dấu chấm than, ở một số câu cảm thán thể hiện sự ngạc nhiên, nghi vấn không hiểu. Ví dụ: Đạo sĩ đã kể lại tình thế của Kiều choThúc Sinh biết:
"Mặt nàng chẳng thấy việc nàng đã tra. Người này nặng nghiệp oan gia, Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho!
116
Mệnh cung đang mắc nạn to, Một năm nữa mới thăm dò được tin.
Hai bên giáp mặt chiền chiền, Muốn nhìn mà chẳng dám nhìn lạ thay!
Rõ ràng ở đoạn kể này đạo sĩ vừa kể về số phận Kiều trong thời hiện tại, về việc Kiều phải trả nợ cho quá khứ, vừa dự báotương lai của Kiều-Thúc đồng thời bộc lộ sự ngạc nhiên, không hiểu của mình.
Trong màn hội ngộ tay ba: Hoạn Thư - Thúc Sinh - Vương Thúy Kiều tại nhà Hoạn Thư, Kiều đã gãy khúc đàn bạc mệnh lúc hầu rượu, tiếng đàn "Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng!" và làm cho Thúc Sinh "Giọt chân lã chã khôn cầm". Việc này đã làm cho Hoạn Thư rất giận.
Tiểu thư lại thét lấy nàng:
"Cuộc vui gãy khúc đoạn trường ấy chi
Sao chẳng biết ý tứ gì ?
Cho chàng buồn bã tội thì tại ngươi".
Dòng thơ "Cuộc vui gãy khúc đoạn trường ấy chi!" là một câu cảm thán đồng thời là một câu có nội dung hỏi.
Sự phong phú, đa dạng về kiểu nghi vấn đã thể hiện sự đa dạng, phong phú của nhu cầu trao đổi, giải bày của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Câu nghi vấn tồn tại tương đối nhiều ương lời của Vương Thúy Kiều đồng thời cũng tồn tại không ít trong lời của nhiều nhân vật tham gia kể chuyện khác như Thúc Sinh, Hoạn Thư, Kim Trọng, Đạm Tiên, đạo sĩ, Giác Duyên.
Đạm Tiên: Chị sao phận mỏng phúc dày, Giác Duyên: Người sao hiếu nghĩa đủ đường,
117
Điều đặc sắc ở đây là cách hỏi, giọng điệu hỏi không ai giống ai, là của riêng của từng nhân vật, không trùng với cách hỏi, giọng hỏi của người kể chuyện vô hình, chỉ có hiện tượng người kể chuyện vô hình có lúc mượn giọng, mượn điểm nhìn của nhân vật để hỏi.Điều này đã thể hiện sự quan tâm chung của người kể chuyện vô hình và nhân vật trước những vấn đề của cuộc đời, chủ yếu là cuộc đời Kiều.
Thứ hai, kể về con người tự vấn.
Tinh thần đối thoại, ý thức hoài nghi còn được biểu hiện ở việc kể về những con người tự vấn. Trong truyện Nôm hầu như chưa có hiện tượng này, còn trong Truyện Kiều đã cố những con người tự đối thoại chủ yếu là trong độc thoại nội tâm, thường là một sự tự phân tích, kiểm điểm. Đây là một biểu hiện của con người có ý thức cá nhân. Nếu ý thức cá nhân chưa rõ thì sẽ chưa có sự tự phân tích, kiểm điểm này. Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư là những nhân vật như vậy. Khi gặp cảnh gia biến, Kiều đã tự hỏi, tự trả lời và quyết định:
Duyên hội ngộ đức cù lao,
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn ?
Để lời thệ hải mình sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Kiều là người dám chịu trách nhiệm, trong quan hệ với Kim, Kiều thấy:
-Vì ta khăng khít cho người dở dang. -Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi!
Nhân vật tự vấn là một hình thức nhân vật tự giải bày với người đọc, thể hiện tính đối thoại cao của Truyện Kiều.
Thứ ba, tính chất đối thoại dân chủ còn được biểu hiện ở cách nhìn riêng, đánh giá riêng của từng nhân vật đối với một vấn đề, một nhân vật.
Nhân vật tham gia kể chuyện đã bộc lộ quan điểm, tình cảm của mình một cách dân chủ, không bị lệ thuộc vào quan điểm của người kể chuyện vô hình, không bị biến thành cái loa phát ngôn của tư tưởng tác giả như trong khá nhiều truyện Nôm trước Truyện Kiều. Nhân vật của
118
phần ở cách nhìn, cách đánh giá riêng của họ. Nguyễn Du đã tạo ra sự đối thoại ngầm hoặc công khai giữa các nhân vật, từ đó tác động tới người đọc theo tính thần đối thoại. Người đọc phải tự mình đối thoại với cách nhìn, cách đánh giá của nhân vật để có thể lựa chọn được một cách nhìn, cách đánh giá phù hợp nhất. Mở đầu tác phẩm chúng ta đã thấy tinh thần dân chủ
này. Đạm Tiên đã được nhìn nhận, đánh giá khác nhau bởi nhiều nhân vật trong đó có các chủ thể tham gia kể lại câu chuyện. Trong con mắt của người khách viễn phương, một nhân vật được xuất hiện trong lời kể của Vương Quan, Đạm Tiên là một người con gái đẹp nhưng bạc mệnh. Đạm Tiên mất trước khi người khách viễn phương tìm đến, đã để lại một nỗi đau, nỗi tiếc nuối vô hạn trong lòng viễn khách. Điều này được biểu hiện ở tiếng khóc, ở việc chôn cất và lời trò chuyện của người khách với người đã khuất.
Với Vương Quan, Đạm Tiên chỉ là một ca nhi "Nổi danh tài sắc một thì" nhưng bạc mệnh. Còn Thuý Vân thì dửng dưng coi đó là người đời xưavà đã phê phán Kiều:
Vân rằng: "Chị cũng nực cười,
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!"
Vương Quan và Thúy Vân đều coi Đạm Tiên là người của quá khứ. Còn Kiều thì ngược lại, nghe qua câu chuyện về Đàm Tiến, Kiều rất đau đớn và đã có cái nhìn khái quát về số phận bi thảm của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
Đau đớn thay phận đàn bà !
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Sau đó mới bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình với Đạm tiên. Kiều oán hoa công khắc ghiệt: "Phủ phàng chi bấy hoa công!" đã để cho Đạm Tiên:
Sống làm vợ khắp người ta
Khéo thay thác xuống làm ma không chồng!
Kiều đã thắp nhang khấn vái và làm thơ để giao cảm, đối thoại với Đạm Tiên. Đạm Tiên đã hiển linh để đối thoại với Kiều. Sự hiển linh của Đạm Tiên là một tín hiệu báo cho Kiều biết Kiều là người cùng hội cùng thuyền với mình. Và đây cũng là hình thức Đạm Tiên đối thoại
119
với người khác để khẳng định số phận bạc mệnh của mình. Từ bước ngoặt đầu tiên này, mỗi lúc gặp biến cố mới, Kiều và Đạm Tiên đều đối thoại với nhau.
Trước khi kể về cuộc đời bạc mệnh của Kiều, Nguyễn Du để cho Kiều gặp Đạm Tiên, một tấm gương bạc mệnh, Nguyễn Du muốn cho người đọc thấy rằng với "phận đàn bà" thì "Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung". Nguyễn Du đã cho người kể chuyện vô hình kể lại cách nhìn của năm người, trong đó hai người chắc chắn đã mất đó là Đạm Tiên và người khách phương xa và ba người đang tồn tại, nhưng không phê phán cách nhìn, cách đánh giá của ai, để cho các nhân vật đánh giá, thậm chí phê phán cách nhìn cách đánh giá của người khác như Thuý Vân đã phê phán Thúy Kiều. Người đọc với cách kể chuyện dân chủ này, đến lượt mình cũng rất dân chủ trong việc lựa chọn, đánh giá, đối thoại để có thể lựa chọn cách nhìn cách đánh giá phù hợp với mình nhất. Cách kể mang tính chất dân chủ, mở ra nhiều hướng đánh giá như thế này trong truyện Nôm trước Truyện Kiềuchưa có.
Thứ tư, tính chất đối thoại dân chủ trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du còn được biểu hiện ở cái nhìn nhiều chiều, đổi thay theo thời gian của một nhân vật đối với một nhân vật và sự kiện.
Chúng tôi đã khẳng định ý kiến của Trần Đình Sử khi phân tích "cái nhìn nghệ thuật nhiều chiều đối với các hiện tượng đời sống được miêu tả" của Nguyễn Du trong phần trước, ở đây chúng tôi xin tiếp tục khai thác và nhân mạnh tính chất đối thoại của cách kể này.
Cái nhìn, cách đánh giá của Kiều về chữ trinh lúc Kiều Kim tâm sự vào đêm thề nguyền "Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu", thiên về mặt vật chất. Sau này qua mười lăm năm gió bụi, qua hai lượt thanh lâu, lúc tái hồi, Kiều cũng đề cao chữ trinh, nhưng bên cạnh mặt vật chất: "Chữ trinh đáng giá nghìn vàng, Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa", Kiều cũng đã có một quan niệm mới, Kiều đề cao chữ trình về mặt tinh thần:
Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan!
Kim Trọng cũng khái quát:
Xưa nay trong đạo đàn bà,