Giọng kể thâm đẫm cảm xức

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 123)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.7.1. Giọng kể thâm đẫm cảm xức

Mỗi một người tuỳ hoàn cảnh cụ thể sẽ có một giọng điệu riêng của mình. Nhân vật văn học cũng vậy. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu lý thú, ở đây chúng tôi chỉ bàn đến giọng kể của các chủ thể kể chuyện chứ không bàn về giọng của lời nói của nhân vật nói chung.

Giọng kể đa dạng, thấm đẫm cảm xúc là một đặc điểm lớn của giọng kể trong Truyện Kiều. Mỗi chủ thể kể chuyện có một giọng kể riêng, kể cả giọng của chủ thể kể chuyện vô hình, giọng của các nhân vật tham gia kể chuyện và giọng của nhân vật tự kể chuyện mình. Các giọng này cùng song song tồn tại, giọng lồng trong giọng, điều này đã góp phần tạo ra tính đa thanh, tính đối thoại của Truyện Kiều, mà các truyện Nôm trước Truyện Kiềuchưa có.

Nói chung các nhân vật tham gia kể chuyện đều kể về câu chuyện dưới sự soi sáng của lý trí và sự thôi thúc của những cảm xúc mạnh mẽ, chủ yếu là sự yêu thương và khâm phục. Người kể chuyện vô hình kể về cuộc đời Kiều trong nỗi đau và yêu thương vô hạn. Ông già họ Đổ, Thúc Sinh kể về Kiều trong sự khâm phục và yêu thương. Kiều tự kể chuyện mình trong sự

124

Để nhân vật tự kể chuyện mình không phải là cống hiến của Nguyễn Du, nhưng xây dựng nhân vật tự kể chuyện mình bằng giọng kể riêng thấm đẫm cảm xúc lại là một cống hiến của Nguyễn Du về mặt nghệ thuật kể chuyện.

Nỗi đau của Kiều là nỗi đau của người tự ý thức cao về mình, một người biết được những giá trị mình có, ý thức được những mất mát mình không đáng mất, biết đấy nhưng không gì cứu vãn được. Còn nỗi đau của Nguyễn Du và của người kể chuyện vô hình là nỗi đau của người chứng kiến "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" đồng thời cũng là nỗi đau của những người cùng hội cùng thuyền, nỗi đau của người trong cuộc. Trong nỗi đau và sự yêu thương, người kể chuyện vô hình đã kể về đoạn đời đau khổ của Kiều, qua đó người đọc thấy một cuộc đời, một số phận và từ đó thấy nhiều số phận.

Bên cạnh cạnh hai giọng kể chính là buồn đau và suy tư chiêm nghiệm, trong Truyện Kiều còn có nhiều giọng khạc: giọng kể oán hận, giọng kể trẻ trung, hổm hỉnh, giọng kể trầm ấm, trân trọng, nâng niu, giọng kể hào hùng, nghiêm trang, chế diễu. Các giọng này song song tồn tại đã tạo ra sự tương tác tròng hiện tượng đa giọng kể và giọng nào cũng thấm đẫm cảm xúc.

Điều đặc biệt không chỉ ở chỗ mỗi nhân vật tham gia kể chuyện có một giọng riêng mà còn là mỗi nhân vật kể chuyện bằng nhiều giọng rất sinh động, phù hợp với nội dung và cảm xúc lúc kể chuyện. Hiện tượng này đã tạo ra sự đối thoại về giọng kể ở trong Truyện Kiều mà các truyện Nôm trước đó chưa có. Sự đối thoại về giọng kể sẽ tác động tới người đọc, người nghe, khơi gợi ở họ sự đối thoại.

Người đọc bắt gặp giọng kể hóm hỉnh, trẻ trung khi người kể chuyện vô hình kể về hành động và tâm trạng của Kim Trọng đang sốt ruột muốn gặp Kiều sau buổi hội ngộ tại ngôi mộ Đạm Tiên:

Cho hay là giống hữu tình,

Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong!

Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dồn lại một ngày dài ghê!

125

Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi.

Ta như bắt gặp nụ cười hóm hỉnh khoan dung và đồng tình của Nguyễn Du đối với Kim Trọng trong mấy dòng thơ trên. Nguyễn Du để cho Kim Trọng đến nhà Kiều "Tần ngần đứng suốt giờ lâu" nhưng cửa vẫn đóng, then vẫn cài, chỉ có con chim oanh chứng kiến, con chim như hiểu được nỗi lòng Kim Trọng:

Lơ thơ tơ liễu buông mành,

Con oanh học nói trên cành mỉa mai.

Từng hành động của Kim Trọng hiện lên mồn một trong lời kể, nhịp kể chậm rãi của người kể chuyện vô hình.

Song hồ nửa khép cánh mây,

Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông.

Đằng sau lớp lang của câu chuyện được kể về việc Kim chờ, đón để được gặp Kiều, người đọc nhận thấy giọng kể hóm hỉnh của người kể chuyện.

Chúng ta còn thấp thoáng gặp giọng chế diễu, cười cợt trong lời của người kể chuyện vô hình kể về Bạc Hạnh:

Mách tin họ Bạc tức thì sắm sanh.

Một nhà dọn dẹp linh đình,

Quét sân đặt trác rửa bình thắp nhang.

Bạc sinh quỳ xuống vội vàng,

Quá lời nguyện hết Thành hoàng Thổ công.

Trước sân lòng đã giãi lòng,

Trong màn làm lễ tơ hồng kết duyên.

Thành thân mới rước xuống thuyền, Thuận buồm một lá xuôi miền Châu Thai.

126

Bạc Hạnh, một ông chồng lừa của Kiều, xuất hiện trong Truyện Kiều với dung lượng kể rất ít (17 dòng thơ). Nguyễn Du có biệt tài về kể chuyện, chỉ chín ương 17 dòng thơ nói trên ông đã giúp người đọc hiểu về con người Bạc Hạnh. Nhận được thông tin từ Bạc Bà, Bạc Hạnh sắm lễ vật để cúng ười đất, để phát lời thề chung thủy theo yêu cầu của Kiều: "Tâm minh xin quyết với nhau một lời. Chứng minh có đất có ười", làm lễ cưới VỢ; rước xuống thuyền đưa về Châu Thai. Nguyễn Du đã để bảy dòng nói về sự vội vàng, tranh thủ thời gian tối đa của Bạc Hạnh ở hai việc, thề nguyền (6 dòng), tổ chức lễ cưới (Ì dòng). Theo tập tục thời đó chắc vợ chồng phải "nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường" sau đó mới "phu thê giao bái" đằng này Bạc Hạnh kết hợp luôn các bước làm lễ tơ hồng kết duyên ở trong màn. Tiếp đó gần như mỗi dòng thơ kể về một việc, kể rất nhanh nhưng lớp lang, hệ thống. Khi Nguyễn Du để sáu dòng để kể về chuyện thề nguyền, người đọc tưởng Nguyễn Du kể tỉ mỉ để bộc lộ tấm lòng thành kính của Bạc Hạnh với ười đất, nhưng thực ra không phải. Một loạt động từ chỉ động tác nhanh gọn của Bạc Hạnh đã thể hiện sự nhanh nhẹn ương tính toán, tranh thủ thời cơ trong buôn bán của Bạc Hạnh. Kiều chỉ yêu cầu "Chứng minh có đất có trời" nhưng Bạc Hạnh lại quá nhanh trong việc biện lễ, vội vàng trong việc quỳ và cũng "quá lời" trong việc "nguyên hết Thành hoàng Thổ công". Đây không phải là sự phấn khởi đến mức thiếu bình tĩnh của một anh chàng sắp có vợ mà là sự nhanh nhẹn, sự phân khởi đến mức không kìm được, đến mức thiếu bình tĩnh của một con buôn có món hàng lời rất lớn, một thành mười. Qua đoạn thơ trên Nguyễn Du đã thể hiện được sự chế diễu trong giọng của người kể chuyện vô hình.

Qua việc phân tích một số sắc điệu cụ thể ương những giọng kể của người kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều, chúng tôi chỉ muốn nói rằng Truyện Kiều có giọng kể đa dạng, tràn đầy cảm xúc. Các giọng đó tồn tại bên nhau, thể hiện sự phức tạp, phong phú của cuộc sống và tâm hồn con người, trong đó có tâm hồn của người kể chuyện. Chính cái đa dạng, thấm đẫm cảm xúc của giọng kể đã góp phần mở ra cái nhìn nhiều chiều cho độc giả, giúp người đọc hiểu sâu thêm về đời sống xã hội, đời sống tâm hồn của con người, góp phần khơi gợi ở người đọc ý thức đối thoại với tác phẩm.

127

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)