Nhịp kể trong truyện Nôm trưởc Truyện Kiều

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 150)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Nhịp kể trong truyện Nôm trưởc Truyện Kiều

Nhịp kể trong truyện Nôm trước Truyện Kiều nói chung là nhịp kể nhanh. Các tác giả thường kể về các hành động chính để thể hiện bản chất nhân vật, dùng hành động để chứng minh cho bản chất, chứ chưa trình bày bản chất nhân vật là cái quyết định hành động. Người kể chuyện không phải trình bày nhu cầu, động cơ thúc đẩy con người hành động, không phải trình bày đời sông nội tâm của nhân vật, vì thế nhịp kể thường nhanh. Đây là nhịp kể có từ truyện cổ tích mà truyện Nôm trước Truyện Kiều đã kế thừa.

Truyện Song Tinh, Hoa Tiên, Phan Trần đã kể về một hệ thống hành động của nhân vật, bên cạnh đó còn kể về ngôn ngữ của nhân vật. Đây là điểm cách tân của truyện Nôm so với truyện cổ tích. Ngôn ngữ nhân vật đã góp phần thể hiện bản chất nhân vật. Vì vậy, nhịp kể của truyện Nôm Việt Nam trước Truyện Kiều đã đỡ nhanh hơn so với nhịp kể của truyện cổ tích. Một vài đoạn văn có nhịp kể chậm cũng đã xuất hiện gắn với một số hình ảnh của không gian sinh hoạt đời thường được tạo dựng trong tác phẩm. Ví dụ, đoạn Lương Sinh và Dao Tiên tâm sự, ở đây có những câu thơ phảng phất như câu thơ Truyện Kiều [181, tr.82 -86].

Như vậy, truyện Nôm Việt Nam trước Truyện Kiều đã có nhịp kể nhanh và nhịp kể chậm. Nhịp kể nhanh là chủ yếu, thảng hoặc có một vài đoạn ngắn đã có nhịp kể chậm. Nguyễn Du đã

tiếp tục truyền thống này đồng thời phát triển yếu tố mớinhịp kể chậm đưa lên thành một đặc điểm nổi trộiở trong Truyện Kiều.

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)