4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6.1. kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
Nguyên tắc sáng tác "văn dĩ tải đạo", "thi dĩ ngôn chí" nhằm mục đích "răn đời" đã tạo ra cách kể mang tính chất nêu gương. Vì vậy, gương tốt, gương xấu được đẩy tới mức cực đoan nhằm mục đích răn dạy, tác động. Tính chất nhị phân của nhân vật Thiện - Ác, Tốt - xấu, Chính - Tà, Trung - Nịnh được nhấn mạnh rạch ròi để tác động mạnh vào người đọc, người nghe, từ đó thực hiện mục đích chủ yếu là mục đích giáo dục.
Chính mục đích "răn đời" đã làm cho nhân vật lý tưởng được đặt lên hàng đầu trong sự quan tâm của người kể chuyện ở tác phẩm tự sự. Cốt truyện ở thể loại tự sự được tác giả lưu tâm xây dựng. cốt truyện là cái khung sự kiện, hành động để nhân vật tồn tại, phát triển, cốt truyện và nhân vật chỉ có hình thức tồn tại phù hợp nhất và duy nhất trong ngôn ngữ kể của người kể chuyện.
Trong các tác phẩm thuộc thể loại tự sự truyền thống như thần thoại, cổ tích hình như chỉ tồn tại ba yếu tố: Nhân vật, cốt truyện và lời kể. Truyện Nôm trước Truyện Kiều ngoài ba yếu tố trên, đã xuất hiện thêm một vài yếu tố khác như nhịp kể, giọng kể. Tuy vậy những yếu tố mới này vẫn còn mờ nhạt, chưa được ý thức đầy đủ, trọng tâm của sự quan tâm của tác giả vẫn là nhân vật, cốt truyện và lời kể; mục đích của tác phẩm vẫn là tác động, răn dạy bằng những tấm gương điển hình - điển hình với hàm nghĩa là những hình tượng mẫu mực, lý tưởng. Ví dụ: Tấm, Thạch Sanh, những điển hình tốt; mẹ Cám, Lý Thông, những điển hình xấu; Mai Bá Cao, Trần Đông Sơ, điển hình trung, Lư Kỷ, Hoàng Trung, điển hình nịnh.
109
Theo sự phát triển của văn học nghệ thuật và của xã hội, người ta càng ngày càng nhận thức rõ hơn, tự giác hơn vai trò của văn học nghệ thuật đối với con người. Hiện tượng các chức năng của văn học nghệ thuậtngày càng được phát hiện nhiều hơn, cụ thể hơn, trong đó có chức năng giao tiếp, là một thực tế đã chứng minh điều này.
Văn học nghệ thuật là công cụ để nhận thứcvà để giao tiếp, giao lưu. Giao tiếp, giao lưu có nhiều cấp độ. Tác động, răn dạy là một hình thức của giao tiếp. Đây là sự tác động nặng về
một chiều, chủ yếu nhằm mục đích giáo dục qua tấm gương như chúng tôi nói ở trên. Một hình thức khác của giao tiếp là sự trao đổi, giãi bày và tiếp theo là sự đồng sáng tạo của người đọc.
Ở cấp độ trao đổi, giãi bày, nghệ sĩ muốn qua tác phẩm trao đổi, giãi bày những vấn đề tư tưởng, tình cảm với người đọc, tìm ở người đọc sự cộng hưởng, sự tri âm. Sự biểu hiện cấp độ giao tiếp này ở các loại thể văn học khác nhau sẽ rất khác nhau và ở các tác phẩm cụ thể cùng một thể loại cũng sẽ có các điểm khác nhau. Ở tác phẩm tự sự, nếu người đọc chỉ thấy bức tranh hiện thực cuộc sống được miêu tả ở trong đó thì chưa thấy hết giá trị của tác phẩm. Một giá trị khác rất quan trọng đó là những tư tưởng, tình cảm, khát vọng của nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm. Ở một số tác phẩm, bức tranh hiện thực chỉ là cái cơ để nhà văn trình bày những vấn đề tư tưởng mà họ quan tâm.
Trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự có nội dung tâm sự giải bày, trọng tâm chú ý của tác giả không chỉ là nhân vật, cốt truyện mà quan trọng là những vấn đề tư tưởng, là cách thức để tâm sự giãi bày. Ví dụ: ở Truyện Kiều, trọng tâm chú ý của tác giả không phải là xây dựng những nhân vật để nêu gương mà qua số phận các nhân vật để đặt ra và trao đổi với người đọc vấn đề quyền sống của con người, bi kịch của số phận con người. Kể để bộc lộ nỗi lòng của nghệ sĩ, kể để tâm sự giải bày là điểm rất mới, ít thấy trong truyện Nôm Việt Nam trước
Truyện Kiều.
Qua Truyện Kiều người đọc gián tiếp thấy được bức chân dung tự họa của Nguyễn Du. Đó là một con người đau khổ, nhiều lúc bế tắc, không lý giải nổi tấn bi kịch nhiều tầng của những kiếp người trong xã hội phong kiến, đặc biệt là những người tài hoa bạc mệnh và hình như trong đó có cả bản thân Nguyễn Du. Đó cũng là một người có tấm lòng nhân ái thâm hậu, có một tài năng thơ đặc biệt. Nguyễn Du muốn qua Truyện Kiềuđể trao đổi với độc giả nhữiig vấn đề mình băn khoăn, muốn tìm lời giải đáp. Chính mục đích này đã quyết định cách kể mới
110
của Nguyễn Du, cách kể nhằm bộc lộ thế giới nội tâm của nghệ sĩ, để tâm sự giãi bày, để mở cho sự đánh giá nhiều chiều nơi người đọc.
Một đặc điểm nổi bật của truyện Nôm là tác giả thường công bố công khai mục đích kể chuyện của mình ở phần đầu tác phẩm trước khi kể câu chuyện và phần cuối sau khi đã kể xong câu chuyện. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du cũng kế thừa điểm này, nhưng đã có sự cách tân. Ông không nói rõ mục đích nêu gương như một số truyện Nôm vẫn làm. Ví dụ: Tác giả của
Truyện Hoa Tiên khẳng định mục đích kể:
Người dung hạnh, bậc tài danh
Nghìn thu để một mối tình làm gương [181, tr.15].
Nguyễn Du thể hiện mục đích kể của mình chủ yếu qua hai dòng thơ:
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy ma đau đớn lòng.
Ông muốn thể hiện nỗi đau đớn trong lòng mình trước những vấn đề được đặt ra từ những điều ông trông thấy trong sự biến đổi dữ dội của xã hội, của cõi người. Nguyễn Du
không nhằm mục đích nêu gương. Đây là điều hiếm thấy trong truyện Nôm Việt Nam truyền thống.
Trong sáu dòng thơ có tính chất phi lộ ở đầu tác phẩm, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy
ba sự phi lý: "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", "bỉ sắc tư phong", "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen". Chính sự phi lý của cõi người đã làm cho Nguyễn Du đau đớn, ông không hiểu, ông trách trời "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen". Thường không biết trách ai bí quá người ta thường trách trời, kêu trời. Nguyễn Du ở đây cũng vậy, ông đã trách trời.
Như vậy, tâm tình của Nguyễn Du, nỗi đau của Nguyễn Du trước những điều ông đã trông thấy và những vấn đề của thời đại mà Nguyễn Du băn khoăn trăn trở là nội dung ông muốn gửi tới người đọc, chứ không phải câu chuyện về những nhân vật tiêu biểu cần nêu gương về một phương diện nào đó của hiện thực xã hội như trong truy én Nôm trước Truyện Kiều.
111
Sau khi kể xong câu chuyện về Vương Thúy Kiều và qua đó bộc lộ giãi bày nỗi niềm của mình với người đọc, Nguyễn Du kết thúc tác phẩm bằng hai dòng thơ có tính chất khiêm nhường:
Lời quê chắp nhặt dông dài, Mua vui cũng được một vài trống canh.
Đây cũng là cách nói khiêm nhường thường thấy trong truyện Nôm truyền thống, ví dụ: tác giả của Truyện Hoa Tiênđã kết thúc tác phẩm bằng hai dòng thơ:
Nôm na đỡ chút canh trường,
Giở tơ dạo lại vài đường sẽ hay. [181, tr.113]
Nhưng Nguyễn Du cũng có điểm khác, chuyện Nguyễn Du kể là chuyện buồn, vấn đề ông băn khoăn trăn trở là vấn đề với ông chưa có lời giải đáp thấu đáo, tâm hồn ông vẫn nặng trĩu đớn đau, thế mà Nguyễn Du lại nói Truyện Kiều có thể "mua vui". Đây là một kiểu nói ngược, để tìm sự chia sẻ, tìm sự tri âm. Nguyễn Du với tâm tình sầu khổ, suy tư như vậy, Truyện Kiều
làm sao có thể "mua vui" được.
Mặt khác, cách nói của Nguyễn Du cho rằng Truyện Kiều của mình chỉ là "chắp nhặt" những "lời quê" "dông dài" để "mua vui", cũng có thể gợi cho người đọc nghĩ rằng Nguyễn Du đã chú ý tới chức năng giải trí của Truyện Kiều nói riêng và của văn học nói chung.
Chính mục đích kể chuyện mới mẻ nói trên của Nguyễn Du đã tạo thêm một cách kể mới của ông trong Truyện Kiều: kể nhằm mục đích giao tiếp giãi bày, nhằm đối thoại, để mở ra sự đánh giá nhiều chiều cho người đọc.
Cách kể này được thể hiện ở tính chất đối thoại nói tới sau đây: