Giải thích tính tất yếu của hành động bằng động cơ hành động

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 100)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.2. Giải thích tính tất yếu của hành động bằng động cơ hành động

Tinh thần phân tích còn được thể hiện ở việc giải thích tính tất yếu của hành động bằng động cơ hành động.

Yếu tố ngẫu nhiên là một yếu tố của quá trình hư cấu nghệ thuật. Ngẫu nhiên cũng là một yếu tố giải thích hành động. Đây là sự giải thích nguyên nhân hành động từ bên ngoài, một đặc điểm thường thấy trong truyện cổ tích, trong truyện Nôm trước Truyện Kiều.

Người ta đã nói tới yếu tố ngẫu nhiên trong truyện cổ tích, nhưng đó là cái ngẫu nhiên của tất yếu. Bụt, tiên thường xuất hiện khi nhân vật cần hỗ trợ để bước vào một bước ngoặt mới. Những thế lực siêu nhiên trong truyện cổ tích cũng được chia làm hai loại, thiện và ác. Lực lượng thiện đem lại hạnh phúc còn lực lượng ác đưa lại tai hoa. Lực lượng cái ác thường được biểu hiện ở các hình tượng yêu ma, quỷ quái, phù thúy. Điều này đã thể hiện một ương những cách giải thích thế giới và tư duy nghệ thuật của người xưa.

Truyện Nôm Việt Nam truyền thống cũng không vắng bóng hình tượng lực lượng siêu nhiên này. Trong Truyện Song Tinh, Thần Sông đã báo mộng để gia nhân đi cứu Nhuỵ Châu. Ông tiên trong truyện Lý Công, một truyện thơ Nôm lục bát dài 1380 dòng, ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII, đã cho công chúa Bạch Hoa nước tiên để công chúa lành lặn, xinh đẹp như xưa.

101

Trong Phạm Công Cúc Hoa, một truyện thơ Nôm lục bát dài gần bốn ngàn dòng thơ, xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, Ngọc Hoàng đã cho Phạm Công lành lặn lại như cũ, khi chàng bị chúa Hung Nô ép lấy công chúa, chàng không chịu, đã bị chặt tay chân, khoét mắt, cắt tai. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dùng lại hình tượng Đạm Tiên đã có từ

tư liệu gốcnhư một yếu tố ngẫu nhiên để giải thích hành động. Nguyễn Du đã để Vương Quan kể về gốc tích ngôi mộ không ai hương khói của Đạm Tiên. Đạm Tiên là một kiếp người có thực. Từ sự cảm thương cuộc đời Đạm Tiên, Kiều đã giao cảm với linh hồn Đạm Tiên và từ đó mỗi lúc bức xúc nhất Kiều lại gặp Đạm Tiên. Đạm Tiên xuất hiện trong Kiều, đây vừa là sự tồn tại của định mệnh, một cách giải thích về quy luật cuộc đời của Nguyễn Du, vừa là một xúc cảm tâm linh của Kiều, nếu Kiều không thương Đạm Tiên chắc Đạm Tiên không xuất hiện nhiều và đúng lúc như vậy.

Khi bị Hồ Tôn Hiến ép phải lấy tên thổ quan, cảm thấy cùng đường nhưng Kiều vẫn chưa quyết định được mình nên giải quyết như thế nào:

Mảnh trăng đã gác non đoài,

Một mình luống những đứng ngồi chưa xong.

Và sông Tiền Đường đã nhắc nhở Kiều, giúp Kiều quyết định cuối cùng:

Nhớ lời thần mộng rõ ràng, Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây,

Lời báo mộng của Đạm Tiên mười lăm năm trước là một nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy Kiều tự tử, một yếu tố ngẫu nhiên đã giải thích hành động của Kiều.

Giải thích hành động bằng động cơ của hành động là một cách giải thích tính lôgic của hành động. Truyện Nôm Việt Nam trước Truyện Kiều hầu như chưa cho người đọc thấy được động cơ hành động của nhân vật. Nguyễn Du đã giải thích hành động của nhân vật bằng sự thôi thúc bên trong, sự thôi thúc này thường được tành bày qua nội tâm của nhân vật. Cách kể này đã thấm nhuần tình thần phân tích, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật và cũng có nghĩa là chức năng nhận thức của tác phẩm được chú trọng hơn. Trong phần nói về cách kể chuyện theo đường dây tâm lý, chúng tôi có đề cập đến việc kể động cơ hành độngđể giải thích hành động

102

Hành động giao cảm đầu tiên của Kiều với linh hồn Đạm Tiên đã được người kể chuyện vô hình giải thích bằng cái tâm của Kiều. Sau khi nghe Vương Quan kể về cuộc đời của người nằm dưới ngôi mộ, Kiều đã "đầm đầm châu sa", trong lúc đó Vương Quan và đặc biệt Thuý Vân thì hầu như không có xúc động gì. Điều này đã được người kể chuyện giải thích:

Lòng đâu sẵn mối thương tâm,

Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.

Chính lòng thương cảm và sự nhạy cảm về số phận vốn có của Kiều là nguyên nhân tạo ra sự chú ý đến ngôi "mồ vô chủ", tạo ra sự khóc thương cho một kiếp người và những kiếp người bạc mệnh. Tối về trong lúc Vương Quan và Thúy Vân say sửa ngon giấc, thì Kiều:" Một mình

lặng ngắm bóng nga, Rộn đường gần với nỗi xa bời bời". Kiều là một người sống nhiều về tâm, điều này đã làm cho hình bóng Đạm Tiên và Kim Trọng ám ảnh mãi Kiều.

Nhiều người đã phân tích, khẳng định hành động táo bạo, hiếm thấy của Kiều, coi đó như là một biểu hiện của tình yêu tự do khi Kiều chủ động đến với Kim Trọng vào buổi ban ngày khi cha mẹ đi vắng và táo bạo hơn, lúc đêm khuya, khi cha mẹ chưa về. Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng có lẽ cái tạo nên sự "ngơ ngác" cho người đọc chính là sự công bố thẳng thắn động cơhành động của Kiều:

Nàng rằng: "Khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.

Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?"

Kiều nói rõ, Kiều đến với Kim với hai lý do, thứ nhất Kiều yêu Kim, thứ hai sợ hạnh phúc này rồi sẽ mất đi.

Trước khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha và em, Kiều đã suy nghĩ về trách nhiệm của mình, trách nhiệm thực hiện chữ hiếu của người con trong phạm trù ý thức hệ phong kiến, tâm sự này được thể hiện trong lời kể của người kể chuyện vô hình.

Sao cho cốt nhục vẹn tuyền, ...

103

Làm con trước phải đền ơn sinh thành.

Sau khi đã quyết định bán mình để cứu cha và em, Kiều tiếp tục nghĩ đến Kim. Người kể chuyện vô hình đã để Kiều "Một mình nàng ngọn đèn khuya" với "Áo đầm giọt lệ tóc se mái sầu" khi nghĩ về Kim. Kiều nhận thấy mình là người có lỗi "Vì ta khăng khít cho người dở dang", "Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa!". Từ dó, Kiều đã nhờ Vân "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em". Trong truyện Nôm Việt Nam truyền thống hầu như chưa có nhân vật nào tự biết nhận lỗi, tự biết trách mình như Kiều. Đây là một kiểu tự phân tích của nhân vật, giúp người đọc hiểu được bản chất của nhân vật, động cơ hành động của nhân vật. Tự trách mình ngấm ngầm trong nội tâm hay tự nhận lỗi công khai trước người khác là một hành động nổi bật của nhân vật Kiều.

Trước khi quyết định đi theo Sở Khanh, trốn khỏi Quan Âm các, khuyên Từ ra hàng, Kiều đều tự bộc lộ động cơ hành động của mình. Đây không phải là đặc điểm riêng có của Kiều mà là đặc điểm phổ biến của nhiều nhân vật khác của Truyện Kiều như Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến.

Sau khi miêu tả sự xuất hiện của Kim Trọng dưới con mắt của Kiều, người kể chuyện vô hình đã cho người đọc biết nguyên nhân dẫn Kim Trọng đến với chị em Kiều:

Trộm nghe thơm nức hương lân, Một đền Đồng Tước khoa xuân hai Kiều.

Nước non cách mấy buồng thêu, Những là trộm dấu thầm yêu chốc mòng.

Khi kế "đà đao "của Tú Bà và Sở Khanh được thực thi, Nguyễn Du để cho Mã Kiều kể về bản chất con người của Sở Khanh:

"Bạc tình nổi tiếng lầu xanh, Một tay chôn biết mấy cành phù dung."

Mã Kiều đã xác định động cơ hành động của Sở Khanh là vì tiền:

104

Khống dưng chi có chuyện này trò kia!

Tóm lại, kể và phân tích động cơ hành động của nhân vật là một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, cách kể này thể hiện tinh thần phân tích, nó vừa thể hiện sự am hiểu sâu sắc con người và cuộc đời của Nguyễn Du đồng thời giúp người đọc hiểu người, hiểu đời hơn so với cách kể trong truyện Nôm Việt Nam truyền thống.

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)