Giọng suy tư chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 128)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.7.3. Giọng suy tư chiêm nghiệm

Giọng kể thâm trầm giàu chất suy tư chiêm nghiệm, triết lý của người kể chuyện vô hình đã gắn bó chặt chẽ với giọng kể buồn đau. Tính chất suy tư chiêm nghiệm, triết lý của giọng kể cơ bản được thể hiện nhờ thủ pháp kể chuyện của người kể.

Giọng kể giàu chất suy tư, chiêm nghiệm của người kể chuyện vô hình trước hết được thể hiện ở thủ pháp so sánh. Mở đầu tác phẩm là một đoạn thơ giới thiệu gia đình Kiều, trong đó Thúy Vân được miêu tả rất đẹp, rất đoan ữang, phúc hậu. Người kể chuyện không nói Vân tài,

129

cả Truyện Kiều không có từ nào nói cái tài của Vân. Kiều đẹp hơn Vân rất nhiều, đẹp tới mức bất bình .thường, tới mức đã làm cho hoa ghen, liễu hờn, nhưng bất bình thường hơn là cái tài của Kiều " sắc đành đòi một tài đành họa hai". Rõ ràng ở đây đã có sự so sánh giữa cái bình thường và cái khác thường, giữa Vân và Kiều, giữa tài và sắc. Kiều khổ là do đâu? Do thân phận đàn bà "Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung "hay là do tài, do đẹp? Người kể chuyện vô hình và Nguyễn Du đã kéo người đọc vào cuộc buộc họ cùng suy ngẫm. Bi kịch của cái tài là một bi kịch được Nguyễn Du nhấn mạnh. Cuối tác phẩm Nguyễn Du có nhắc lại:

Có tài mà cậy chi tài, Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Ông cho đó là một cái nghiệp nghiệt ngã mà người có tài phải chịu "Cũng đừng trách lẫn trời gần ười xa", ông không còn nhắc tới việc khổ do có sắc. Đây là nỗi niềm tâm sự sâu kín Nguyễn Du muốn giải bày cùng bạn đọc.

Số phận khác nhau của Thúy Kiều và Thúy Vân bắt đầu được bộc lộ ở sự bình thường và khác thường ương buổi đi hội Đạp Thanh đầu tiên, khi gặp ngôi "mồ vô chủ" không hương khói, không người viếng thăm. Sau khi nghe Vương Quan kể về cuộc đời của người dưới mộ, Kiều xúc động sâu sắc và bắt đầu suy tư, chiêm nghiệm về luật đời và về bản thân:

Rằng: "Hồng nhan tự nghìn xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau, Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

Đây là sự suy tư vượt tuổi của một thiếu nữ "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê", một việc khác thường. Còn Thúy Vân thì nông cạn, vô tâm như mọi cô gái khác:

Vân rằng: " Chị cũng nực cười, Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!"

Tại thời điểm này, Nguyễn Du đã thể hiện Kiều như một người từng ứải, có lẽ cũng na ná như tuổi của Nguyễn Du lúc viết Truyện Kiều.

130

Sau sự xuất hiện của bóng ma định mệnh và của Kim Trọng, tối về Thúy Vân ngủ yên, còn Kiều thì băn khoăn trăn trở:

"Người mà đến thế thì thôi, Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!

Người đâu gặp gỡ làm chi,

Trăm năm biết có duyên gì hay không?"

Kiều và Vân không chỉ khác nhau trong thái độ đối với người ngoài mà ngay trong gia đình cũng vậy. Gia đình gặp tai biến, cả nhà kêu oan trong đó có tiếng kêu của Vân:

Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ, Tiếng oan dậy đất án ngờ lòa mây.

Kiều không chỉ hoảng hốt, ngẩn ngơ, nghi ngờ mà đã nhanh chóng bình tĩnh, tính toán, suy ngẫm và quyết định:"Để cho để thiếp bán mình chuộc cha!".

Thế đối lập này được thể hiện ương suốt đoạn đời mười lăm năm của Thúy Kiều. Lời kể của người kể chuyện vô hình hầu như đặt người nghe trong trạng thái suy tư về những biến đổi không ngờ: tưởng rằng... ai ngờ... của cuộc đời Kiều. Kiều tưởng rằng bán mình để cứu cha, mình còn được làm vợ lẽ vì "Đủ điều nạp thái vu quy", ai ngờ lại rơi vào nhà chứa. Kiều tưởng trốn theo Sở Khanh sẽ thoát khỏi nhà chứa, ai ngờ mắc kế "đà đao" của Tú Bà, phải trở về lầu xanh (lần một). Gặp Thúc Sinh Kiều tưởng được yên ổn trong thân phận vợ lẽ -được quan công nhận hẳn hoi - ai ngờ lại bị tước mất chồng bởi bàn tay của người vợ cả. Tưởngđi thật xa, đến tận Châu Thai sẽ được sống yên ổn với người chồng mới là Bạc Hạnh, ai ngờ tới nơi xa xôi đó, Kiều mới biết mình bị lừa và rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Tưởng có chỗ dựa vững chắc ở người anh hùng Từ Hải, ai ngờ chính Kiều lại trực tiếp xô đổ chỗ dựa của mình.

Cách kể trên đã thể hiện chất suy tư, chiêm nghiệm trong giọng kể của người kể chuyện. Giọng kể này đã tác động tới người đọc, vừa góp phần cho họ thấy được sự phong phú phức tạp của xã hội, của con người vừa góp phần lôi họ vào dòng suy tư của người kể chuyện, khơi gợi ở người đọc sự phản ứng tâm lý, cùng suy ngẫm, cùng đối thoại với người kể chuyện về

131

những vấn đề được đặt ra, vì nỗi đau của Kiều cũng đại diện cho nỗi đau của nhiều kiếp người trong xã hội cũ: "Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân".[64, tr. 404].

Giọng kể suy tư chiêm nghiệm, triết lý còn được thể hiện ở một số lời trữ tình ngoại đề

của người kể chuyện vô hình. Đó là những lúc nhân vật yêu quý nhất -Vương Thúy Kiều, gặp phải những điều quá vô lý, bị hành hạ tàn nhẫn hoặc những trường hợp đặc biệt khác mà người kể không kìm được thái độ của mình. Ví dụ, thấy cảnh bọn sai nha đánh đập cha con Vương ông, người kể không nén được nỗi hận của mình, đã lên tiếng phê phán:

Một ngày lạ thói sai nha, Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

Thông qua lời người kể, Nguyễn Du đã trực tiếp nói về tiền, về trời, về người, về những điều phi lý, ngược đời, bằng một giọng trách móc, mỉa mai, xót xa, oán hận. Có lẽ một trong những đoạn thơ thể hiện rõ giọng điệu suy tư chiêm nghiệm là đoạn thể hiện trực tiếp cảm xúc, suy tư của người kể chuyện khi Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử (từ dòng 2639 đến dòng 2648):

Thương thay cũng một kiếp người, ...

Trời làm chi đến lâu ngày càng thương!

Ở đây chúng ta không còn thấy giọng kể đớn đau hoặc phẫn uất như khi người kể chuyện vỏ hình kể về các đoạn đời cụ thể của Kiều mà là giọng điệu của một người đang đọc điếu văn

cho một kiếp người oan khổ mà mình biết bao thương mến.

Mở đầu bài điếu văn là một tiếng kêu thương trầm lắng về một kiếp người gặp cảnh ngang trái: "Thương thay cũng một kiếp người". Từ "cũng" đã gợi ra sự suy ngẫm về cái vô lý, cái ngược đời mà Kiều phải chịu. Có lẽ đau đớn quá, Nguyễn Du và cũng là người kể chuyện vô hình nghẹn lại không thể oán trời như trước đây thường làm nữa, ba từ "cũng một kiếp" với ba thanh trắc liên tiếp trong một dòng sáu tiếng như một sự nấc nghẹn của Nguyễn Du. Dòng thơ tiếp theo là lời giải thích nguyên nhân của sự ngược đời, sự bất bình thường của kiếp người nói trên: "Hại thay mang lấy sắc tài làm chi!". "Mang lấy sắc tài" trở thành cái lỗi của Kiều. Nó đã làm tình làm tội, làm hại Kiều, hai chữ “làm chi” ở cuối dòng thơ như một sự đay nghiên

132

pha chút mỉa mai. Giọng điệu của người kể ở đây sao mà đau đớn đến thế. Xức động trong luẩn quẩn, đớn đau, không biết trách ai, người kể quay lại trách Kiều. Sau phút quá xúc động đó, người kể hình như đã bình tĩnh trở lại và khóc cho kiếp đời đau khổ của Kiều:

Những là oan khổ lưu li, Chờ cho hết kiếp còn gì là thân.

Mười lăm năm bấy nhiêu lần, Làm gương cho khách hồng quần thử soi!

Đời người đến thế thì thôi, Trong cơ âm cực dương hồi khôn hay.

Kết thúc bài điếu văn, Nguyễn Du đã tìm cho Kiều hình ảnh những người cùng hội, cùng thuyền với nàng, những người phải chịu nghịch lý do trời tạo ra, như là một sự an ủi cho người đã khuất, giọng của người kể tuy vẫn rất đau nhưng đã bình tĩnh và ấm trở lại:

Mấy người hiếu nghĩa xưa nay,

Trời làm chi đến lâu ngày càng thương!

Ngay trong một đoạn thơ ngắn, mấy sắc điệu của giọng người kể chuyện vô hình đã được bộc lộ. Đây là giọng điệu của người "hiểu đời", hiểu người, hiểu mình, một con người từng trải, thấm đậm chất suy tư, chiêm nghiệm. Qua đoạn thơ này, qua giọng điệu này, Nguyễn Du đã tự bộ lộ tâm tình cùng nhân vật của ông và cùng bạn đọc.

Đằng sau số phận của các nhân vật, người đọc thấy được giọng kể trữ tình sâu nặng của người kể chuyện vô hình xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Nguyễn Du đã tự bộc lộ mình sâu sắc qua giọng kể này.

Việc kết hợp giữa kể, tả, suy nghĩ về câu chuyện được kể cũng góp phần tạo ra giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm của tác phẩm. Giọng kể là sự thăng hoa của nội dung kể và cảm xúc của người kể chuyện, nội dung đa dạng, tình cảm phong phú phức tạp tạo nên sự đan xen nhiều giọng trong lời kể cũng là tất yếu.

Với Truyện Kiều, giọng kể đã là một phương thức thể hiện chiều sâu tâm hồn con người, là một cách để giải bày tình cảm, quan niệm của nghệ sĩ đối với người đọc. Tính chất đa dạng

133

của giọng kể trong Truyện Kiều góp phần làm tăng tính đối thoại, giúp ta hiểu thêm sự phong phú của cuộc sống và do đó góp phần giúp người đọc "hiểu đời".

Từ giọng điệu nghiêm trang, răn dạy, có tính chất giáo huấn, từ việc kể theo một giọng trong truyện Nôm trước Truyện Kiều đến giọng kể đa dạng, thấm đẫm cảm xúc nhằm giãi bày trao đổi trong Truyện Kiều, giọng kể trong tác phẩm tự sự đã có một bước tiến lớn.

Tóm lại, với nội dung của chương hai, chúng tôi muốn khẳng định rằng Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Từ phạm trù

văn học "răn đời", truyện Nôm đã bước đầu chuyển sang phạm trù văn học "hiểu đời". Đó cũng là một đóng góp quan trọng của Nguyễn Du vào quá trình đổi mới văn học dân tộc.

134

Chương 3: TỪ LỜI KỂ CỦA TRUYỆN THƠ TRUYỀN THỐNG ĐẾN

LỐI KỂ TIẾP CẬN VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI

Những đặc điểm cách tân trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du mà chúng tôi vừa nói ở các chương trước đã góp phần thể hiện tính chất hiện đại của Truyện Kiều. Sau đây là một số đặc điểm chứng minh rõ thêm sự kế thừa và cách tân trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du. Nguyễn Du đã sáng tạo ra một lối kể chuyện mới, tiếp cận với lối kể của tiểu thuyết hiện đại, văn xuôi hiện đại.

Ở chương một và chương hai chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ: Truyện Kiều đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng, truyện Nôm đã từ phạm trù văn học truyền miệng sang phạm trù văn học có tác giả có cá tính sáng tạo, từ văn học "răn đời" sang văn học "hiểu đời", ở chương ba này chúng tôi góp phần làm sáng tỏ: Với Truyện Kiều, truyện Nôm đã thực sự chuyển từ phạm trù văn học theo lối nói sang phạm trù văn học theo lối viết hay từ văn học bình dân sang văn học bác học. Ở chương này chúng tôi khảo sát đặc điểm này qua ba phương diện: Lời kể, nhịp kể và sự tích hợp đặc trưng thi pháp của nhiều thể loại.

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)