Thức thời gian

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 104)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.3.thức thời gian

Tinh thần phân tích trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du còn được thể hiện ở thủ pháp so sánh sự vật theo dòng thời gian.

Thời gian của truyện là một yếu tố thể hiện chủ quan của người kể chuyện, là một yếu tố hư cấu của truyện. Dựa vào thời gian xuất hiện của sự kiện, hành động có thể chia thời gian làm ba loại, thời gian quá khứ, thời gian hiện tại, thời gian tương lai; dựa vào nghệ thuật thể hiện thời gian trong tác phẩm có thể chia ra các loại thời gian: Đồng tuyến, đảo tuyến, xen kế, lắp ghép đồng hiện.

Khảo sát thời gian trong Truyện Kiều, chúng tôi thấy, để nêu bật sự đổ vỡ, Nguyễn Du hay để nhân vật so sánh thời gian hiện tại với qua khứ; để nêu bật xu thế phát triển của nhân vật, Nguyễn Du để các nhân vật của mình nêu ra các dự báo hoặc người kể chuyện vô hình kể về tương lai.

Truyện Kiều có hai tuyến kể chính, tuyến thứ nhất theo dòng thời gian sự kiện xung quanh nhân vật Vương Thuý Kiều, chủ yếu trong khoảng mười lăm năm. Thời gian trước đó chỉ được kể rất sơ lược qua sự hồi tưởng của nhân vật và thời gian sau đó thì rất chung chung, khi người kể chuyện vô hình nói về tương lai của Kiều. Ở tuyến một này có cả thời gian quá khứ, thời gian hiện tại và thời gian tương lai. Tuyến thứ hai, theo bước chân đi tìm Kiều của Kim Trọng, ở tuyến này có sự đan xen khá nhịp nhàng giữa thời gian hiện tại và thời gian quá khứ.

Nguyễn Du và các nhân vật tham gia kể chuyện trong Truyện Kiều hầu như đều có ý thức rất rõ về thời gian. Thời gian đã trở thành một phương tiện quan trọng để Nguyễn Du sử dụng trong nghệ thuật kể chuyện. Thời gian trong Truyện Kiều đã mang đậm cảm xúcý nghĩa nhân sinh. Các nhân vật tham gia kể chuyện đều rất có ý thức đối chiếu so sánh xưa, nay

105

Nguyễn Du sử dụng rất hay trong Truyện Kiều. Đại đa số từ ngữ, hình ảnh, sự kiện có tính chất xưa này vẫn nằm trong vòng mười lăm năm lưu lạc của Kiều, đây là một điều rất đặc biệt.

"Xưa" là nhằm chỉ một cái gì đã xảy ra trong quá khứ, xảy ra lâu rồi, để đối lập với "nay", ví dụ: Ngày xửa, ngày xưa. "Xưa" cũng nhằm chỉ cái đã qua, nay không còn quay trở lại nữa, ví dụ: Tình xưa nghĩa cũ. Đây là một biện pháp để tuyệt đối hoá, vĩnh viễn hoá điều không thể xảy ra nữa, chỉ tồn tại trong quá khứ. "Xưa" còn là sự trang trọng hoá một vấn đề, một người nào đó, ví dụ: Ông ấy đã là người xưa, và "xưa" còn bao hàm một sự phê phán: Việc ấy xưa quá rồi, cũ quá, lạc hậu quá rồi.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng từ "xưa", hình ảnh, sự kiện xưa rất linh hoạt, trong thế so sánh đối lập xưa với nayđể làm nổi bật những vấn đề cần nhấn mạnh, khắc sâu.

Ý thức về xưa chính là ý thức về những vấn đề gắn với thời gian quá khứ, ý thức này gắn liền với sự trưởng thành của ý thức cá nhân. Chúng tôi đã bàn về ý thức cá nhân, con người cá nhân ở phần chủ thể kể chuyện. Cách kể chuyện trong thế so sánh đối lập quá khứ, hiện tại và tương lai là một biểu hiện của cá tính, của ý thức cá nhân. Đây là một điểm hiếm thấy trong nghệ thuật kể chuyện của truyện Nôm trước Truyện Kiều. Thực ra trong một số truyện Nôm Việt Nam ví dụ như Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào, yếu tố xưa, cũ đã có, nhưng điều này mới được nhắc qua trong lời nói của nhân vật. Lời của Song Bà dặn con khi con bà đi xa tìm thầy, tìm vợ đã có nhắc lại chuyện xưa [115, tr.754].

Bà kể cho Song Tinh biết bố của chàng có một người bạn đồng niên, làm quan to ở triều đình, quê ở Chiết Tây, ông ta có người con gái rất đẹp và đã nhận Song Tinh làm rể. Khi bố chàng qua đời ông ta đã giúp đỡ tiền của. Do xa xôi cách trở, hai nhà nay đã bặt tin thư, đến nỗi tên của vị quan này bà cũng không còn nhớ nữa. Bà dặn Song Tinh qua đó thì hỏi thăm tin tức, nếu ông ấy còn nhớ tình nghĩa bạn bè thúy chung thì chàng có nơi nương tựa để học hành. Ở đây nhân vật có nhắc lại sự kiện và thời gian đã qua chứ chưa có ý thức về sự kiện và thời gian xưa cũ. Cái đã qua chưa góp phần cấu thành bản chất nhân vật. Việc kể lại quá khứ này chưa góp phẫn thể hiện tính cách nhân vật, nhân vật chưa thực sự sống với kỷ niệm, chưa bị kỷ niệm chi phối.

Còn ở Truyện Kiều thì ngược lại, nhiều nhân vật trong đó chủ yếu là nhân vật chính Vương Thúy Kiều, luôn luôn bị chi phối bởi những kỷ niệm xưa. Những kỷ niệm xưa cũ đã

106

được giữ chặt trong đời sống tâm linh của Kiều, kể cả niềm vui và nỗi đau. Khi có điều kiện nhữhg kỷ niệm xưa lại ùa về cùng đan xen với hiện tại, tạo nên đời sống tâm hồn phong phú của nhận vật. Cách kể này đã góp phần thể hiện chiều sâu tâm hồn con người, giúp người đọc hiểu đời, hiểu người hơn.

Kể chuyện trong sự so sánh xưa, nay, mai sau đã xuất hiện ngay từ đầu của Truyện Kiều, lúc người kể chuyện vỏ hình thuật lại cảnh chị em Kiều đi chơi hội Đạp Thanh. Sau khi nghe Vương Quan kể về Đạm Tiên, một câu chuyện xưa về một người xưa "Đạm Tiên nàng ấy xưa

là ca nhi", Kiều đã suy nghĩ:

Rằng: "Hồng nhan tự nghìn xưa,

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đẩu. Nỗi niềm tưởng đến mà đau, Thấy người nằm đó biết sau thế nào?"

Đêm về, Kiều nghĩ đến Đạm Tiên và Kim Trọng đồng thời lo lắng cho tương lai của mình sau khi gặp Đạm Tiên trong mộng:

Một mình lưỡng lự canh chầy.

Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!

Khi nhờ Vân trả nghĩa cho Kim, Kiều đã nối kết quá khứ, hiện tại với tương lai. Kiều nghĩ nếu tương lai mình có chết, ở nơi chín suối vẫn mỉm cười nếu em "nên vợ nên chồng" với Kim. Lời nguyền và kỷ niệm với Kim giờ đây đã bị Kiều đẩy về quá khứ tuyệt đối, một đi không trở lại: "Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa", mặc dù lời thề và kỷ niệm tình yêu đầu tiên của họ mới xảy ra trước thời điểm này mấy ngày. Trong cảnh "Bây giờ trầm gẫy gương tan", Kiều đã tưởng tượng tới tương lai:

Mai sau dầu có bao giờ,

Đốt lò hương ấy so tơ phím này,

Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

107

Hồn còn mang nặng lời thề,

Kiều vẫn còn mang nặng lời thề, vẫn quyết tâm đền bồi cho Kim Trọng: "Nát thân bồ liễu đền ghì trúc mai". Sự hy sinh của Kiều, lòng vị tha của Kiều lớn lao đẹp đẽ biết bao. Thời gian, sự kiện đã gắn bó chặt chẽ với nỗi niềm; thời gian sự kiện ở đây đã nhuốm đậm màu sắc tâm lý.

Một mình ngồi ở lầu Ngưng Bích, Kiều đã nhớ về người yêu, nhớ về cha mẹ và đau đớn cho thân phận của mình. Những ngày sống ở lầu xanh của mụ Tú, Kiều cảm thấy buồn đau và cô đơn vô hạn. Kiều luôn luôn so sánh xưa nay trong sự băn khoăn trăn trở và hầu như không bao giờ tìm được câu trả lời:

Khi sao phong gấm rũ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?

Kiều càng so sánh càng đau, càng cô đơn và càng cô đơn, càng đau Kiều lại càng nhớ. Nhớ cha mẹ:"Nhớ ơn chín chữ cao sâu", nhớ người yêu: "Nhớ lời nguyện ước ba sinh", Kiều lại so sánh với thân phận mình hiện tại và nàng lại càng đau đớn hơn. Sự đan xen tâm ừạng trong sự so sánh này đã tạo ra sức hút của một ương những đoạn thơ hay nổi tiếng về mặt biểu hiện tâm trạng nhân vật trong Truyện Kiều.

Không chỉ người kể chuyện vô hình và Kiều kể chuyện trong sự so sánh giữa hiện tại với quá khứ và với tương lai mà nhiều nhân vật khác cũng vậy. Khi tham gia kể chuyện họ đều có ý thức kể trong sự so sánh để làm nổi bật phẩm chất hay số phận của Kiều. Có những nhân vật chủ yếu kể về quá khứ như Vương Quan, người hàng xóm của gia đình Vương ông, bố mẹ Kiều, ông già họ Đô, Thúc Sinh, Hoạn Thư, người dân ở Hàng Châu, Kim Trọng. Có những nhân vật vừa kể về quá khứ vừa kể về tương lai trong tương quan so sánh với hiện tại như: Đạm Tiên, Tam Hợp đạo cô. Có những nhân vật chỉ kể về hiện tại và tương lai như thầy tướng và đạo sĩ.

Kể chuyện trong sự suy tư, trong sự so sánh ba chiều của thời gian, trong sự nhớ lại những kỷ niệm về Kiều, gần như đầy ắp ương phần cuối của Truyện Kiều. Đây là đoạn kể về việc Kim Trọng đi tìm Kiều và Kim - Kiều tái hợp. Thời gian hiện tại là quá trình Kim đi tìm

108

Kiều và Kim- Kiều tái hỢp.Thời gian quá khứ là thời gian của đời Kiều được kể lại. Câu chuyện được kể chủ yếu qua sự so sánh, đan xen hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Người nào cũng chủ yếu kể về tài, đức và bi kịch của Kiều. Ở đây đã có sự giao thoa cộng hưởng giữa người kể chuyện vô hình và các nhân vật tham gia kể chuyện khác về: "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Sự đối chiếu so sánh xưa nay đã giúp người kể thể hiện rõ hơn sự đổ vỡ của một nhân vật trong Truyện Kiều.

Tóm lại cách kể chuyện trong tương quan so sánh thời gian đã thể hiện tinh thần phân tích, nói lên một điểm cách tân độc đáo của Nguyễn Du.

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 104)