4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1.2. Chủ thể kể chuyện có cá tính
Người kể chuyện có cá tính là người kể chuyện đã có dấu ấn cá nhân, đã có cái "tôi" cá nhân. Cái "tôi" cá nhân của người kể chuyện không phải nhất thành bất biến mà có quá trình phát triển, nhìn chung càng ngày sự biểu hiện của cái "tôi" này càng phong phú, sinh động, càng thể hiện được chiều sâu, chiều rộng của sự phong phú, phức tạp của cuộc sống con người. Có cái "tôi" của người kể chuyện thời Nguyễn Du đồng thời có cái "tôi" của người kể chuyện trong truyện hiện đại. Có cái "tôi" kể chuyện trong tiểu thuyết, trong ký tự sự, đồng thời có cái "tôi" trong truyện thơ. Mỗi thể loại có cái "tôi" kể chuyện riêng. Ngay trong mỗi thể loại, ở những thời điểm lịch sử phát triển khác nhau, ở những tác giả khác nhau trong cùng một thời đại, cái "tôi" kể chuyện cũng có những đặc điểm khác nhau. Ví dụ: cái tôi kể chuyện trong truyện hậu kì trung đại với cái tôi trong truyện hiện đại khác nhau. Cái "tôi" kể chuyện trong
27
truyện của Nam Cao và trong truyện của Ngô Tất Tố cũng có những đặc điểm dị biệt. Thậm chí cùng một tác giả, cùng một phong cách, cùng một hệ thống thi pháp, nhưng ở những tác phẩm tự sự khác nhau, người kể chuyện trong những tác phẩm đó cũng có những điểm khác biệt.
Một trong những đặc điểm phổ biến của hình tượng người kể chuyện cá nhân, có cá tính là người kể chuyện nào cũng có những đặc điểm riêng trong cách kể chuyện. Đó là điểm cách tân của hình tượng người kể chuyện giai đoạn văn học cá nhân so với giai đoạn văn học "siêu cá thể". Những người kể chuyện mang đặc điểm riêng không hoàn toàn khác biệt nhau mà giữa họ bao giờ cũng có mối liên hệ, có những điểm chung kế thừa lẫn nhau, thế hệ sau kế thừa thế hệ trước, đi từ thể loại này sang thể loại kia. Đó là tính truyền thống trong hình tượng người kể chuyện ở loại hình tự sự.
Yếu tố truyền thống và cách tân trong hình tượng người kể chuyện vừa thể hiện sự phong phú, sinh động, đa dạng của văn học tự sự vừa thể hiện một quy luật tất yếu trong những quy luật tồn tại và phát triển của văn học nghệ thuật.
Hình tượng người kể chuyện cá nhân có những đặc điểm chung rất dễ nhận thấy. Ví dụ: "Đặc biệt, cùng với việc lồng cái nhìn của nhà văn vào cái nhìn của từng nhân vật, lối trao đổi tường thuật qua tay nhiều nhân vật khác nhau tạo nên mối quan hệ phức tạp giữa cái tôi của tác giả, cái tôi của người kể và cái tồi của nhân vật, hình thành "tính phức điệu" trong tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực." [164, tr.150]. Ý kiến nói trên của Lê Ngọc Trà đã đề cập đến một trong những đặc điểm của cách kể chuyện hiện đại, đó là cách kể chuyện từ nhiều điểm nhìn của nhiều nhân vật, khác cách kể chuyện từ một điểm nhìn của truyện truyền thống trước Truyện Kiều nói chung. Tính phức hợp trong điểm nhìn, trong cách kể này đã góp phần tạo nên "tính phức điệu" trong tác phẩm tự sự của chủ nghĩa hiện thực.
Những đặc điểm của hình tượng người kể chuyện này trong tác phẩm của Nguyễn Du sẽ được đề cập tới ở chương sau khi bàn về những điểm cách tân của ông trong nghệ thuật kể chuyện.
28