Chủ thể kể chuyện vô hình (chủ thể kể chuyện ẩn mình dưới dạng "vô nhân xưng").

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 28)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Chủ thể kể chuyện vô hình (chủ thể kể chuyện ẩn mình dưới dạng "vô nhân xưng").

xưng").

Truyện Kiều là câu chuyện về Thúy Kiều, được viết theo truyền thống truyện Nôm của Việt Nam. Trong truyền thống này, nếu câu chuyện xoay quanh nhân vật nào thì tên của nhân vật đó thường được dùng để đặt tên cho tác phẩm, ví dụ: Thạch Sanh, Phạm Tảỉ-Ngọc Hoa, Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Truyện Song Tinh, Lưu nữ tướng... Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn Trường Tân Thanh. Khi viết xong chưa được in ngay, tương truyền Nguyễn Du có đưa cho Phạm Quý Thích xem, Phạm Quý Thích có sửa chữa một số chỗ và lúc đưa in đã đổi thành Kim Vân Kiều Tân Truyện. Sau đó tác phẩm của Nguyễn Du lại được đổi tên lần nữa từ Kim Vân Kiều Tân Truyện sang Truyện Kiều [29, tr.6]. Cái tên này được chấp nhận lâu dài vì có lẽ nó đã phản ánh đúng một nội dung cụ thể của tác phẩm, đây là câu chuyện về Vương Thúy Kiều. Tên gọi này phù hợp với cách đặt tên tác phẩm trong truyền thống truyện Nôm của Việt Nam. Điều này cũng nói lên một trong những yếu tố "quen", yếu tố truyền thống

trong Truyện Kiều, cái đã làm cho người đời sau chấp nhận sự đổi tên tác phẩm từ Đoạn Trường Tân Thanh thành Truyện Kiều. Nhưng mặt khác cũng phải thấy rằng cái tên Truyện Kiều có thể sẽ tạo ra cái quen, cái lối mòn trong sự cảm nhận Truyện Kiều theo thi pháp truyện Nôm truyền thống và điều này cũng có nghĩa là có thể sẽ hạn chế sự cảm nhận của người đọc đối với tiếng nói mới, yếu tố cách tân mà Nguyễn Du muốn nhấn mạnh trong Đoạn Trường Tân Thanh. Chúng tôi nghĩ rằng nên chăng cần khôi phục lại cho tác phẩm cái tên vốn có của vì ở đây, chính cái tên của tác phẩm cũng là một sự kết đọng tâm huyết và suy nghĩ của nhà

29

văn. Với Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du đã mở ra một hướng mới trong sự phát triển của thể loạiđồng thời cũng đạt được đỉnh cao trong thể loại này.

Truyện Kiều là câu chuyện xoay quanh số phận của vương Thúy Kiều trong khoảng mười lăm năm. Người đọc nắm được khái quát các bước phát triển thăng trầm của số phận Kiều từ thuở bé thơ cho tới tương lai còn nhờ đoạn kể về quá khứ của nhân vật:

Nhớ từ năm hãy thơ ngây, Có người tướng sĩ đoán ngay một lời:

Anh hoa phát tiết ra ngoài,

Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa. [31, tr. 51] (*)

và đoạn tóm lược của người kể chuyện vô hình về cuộc sống của Kiều ở cuối tác phẩm:

Một nhà phúc lộc gồm hai, Nghìn năm dằng dặc quan giai lần lần.

Câu chuyện trong Truyện Kiều được kể chủ yếu dưới hình thức người kể chuyện vô hình, ở dạng "vô nhân xưng". Cầu chuyện này được Nguyễn Du thể hiện trong 3254 dòng thơ lục bát. Trong đó, theo thống kê của chúng tôi, chỉ có 182 dòng thơ, bao gồm cả 19 dòng Vương Quan kể về Đạm Tiên (chiếm tỷ lệ hơn 5% tác phẩm) là lời các nhân vật khác kể về đời Kiều, kể cả việc Kiều tự kể về mình, phần còn lại gần 95% là lời của người kể chuyện vô hình kể, tả, suy ngẫm về câu chuyện.

Với hơn ba nghìn dòng thơ còn lại, chủ thể kể chuyện vô hình kể, tả, suy ngẫm về Kiều và tất nhiên còn về nhiều nhân vật khác. Các nhân vật này tồn tại trong Truyện Kiều một phần cũng là để góp phần bộc lộ nhân vật Thúy Kiều. Những nhân vật mà Thanh Tâm Tài Nhân

miêu tả, nếu Nguyễn Du thấy không phục vụ cho việc bộc lộ tính cách Kiều, ông không sử dụng lại. Xin nêu một ví dụ: Trong Kim Vân Kiều Truyện, Thanh Tâm Tài Nhân giành khoảng hai phần ba dung lượng của hồi mười hai để miêu tả cuộc đấu trí giữa Tú Bà và Thúc Sinh trong việc giành giật Thúy Kiều. Thúc Sinh sau khi đưa Kiều đi dấu ở một nơi đã cho người báo cho Tú Bà biết mình muốn chuộc Kiều. Mụ Tú đi tìm mười ngày cũng không thấy tung

* Từ đây những câu thơ Kiều được dẫn trong luận án này đều được trích từ bản Truyện Kiều do Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, được Nhà xuất bản Giáo dục in năm 1996.

30

tích của Kiều ở đâu. Sau đó mụ mới biết Thúc Sinh dựa vào Vệ Hoa Dương một người "đã từng khét tiếng trong tỉnh" để uy hiếp mụ. Màn kịch do Thúc Sinh dàn dựng đã được trình diễn, mụ Tú thua cuộc. Mụ chỉ nhận được năm trăm lạng bạc tiền chuộc, và với tân trạng "tiếc rẻ đến chảy máu mắt, cụt hứng mà quay ứở về" [127, tr. 256]. Màn kịch nhỏ này có năm nhân vật: Tú Bà, Kiều, Bộ Tân, Vệ Hoa Dương, Thúc Sinh - với tư cách vừa là nhân vật của vở kịch vừa là đạo diễn, là một màn kịch sinh động, nhưng Nguyễn Du đã bỏ không đưa vào Truyện Kiều vì nó không bổ ích gì cho việc thể hiện tính cách nhân vật Kiều. Màn kịch chỉ thể hiện tính ma lanh "mượn oai hùm nhát khỉ" của Thúc Sinh mà thôi.

Như vậy, Truyện Kiều được kể chủ yếu bởi ngôn ngữ của người kể chuyện vô hình, xoay quanh nhân vật chính. Đây chính là điểm Nguyễn Du kể thừa cách kể của ữuyện Nôm Việt Nam trước Truyện Kiều.

Đặc điểm nói trên của ngôn ngữ người kể chuyện vô hình, nhìn đại thể là như vậy nhưng thực ra không đơn giản như vậy. So với lời kể và cách kể trong một vài truyện Nôm Việt Nam truyền thống như Truyện Song Tinhở đàng trong của Nguyễn Hữu Hào (? - 1713), Hoa Tiên ở đàng ngoài của Nguyễn Huy Tự (1743-1790), thì lời kể và cách kể của người kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều đã có nhiều điểm khác biệt. "Hai tác phẩm, một Đường trong, một Đường ngoài, có thể coi là thuộc loại những tác phẩm mở đầu cho truyện Nôm trong văn học viết thế kỉ XVIII, đồng thời cũng là hai tác phẩm mà chắc chắn là do thời điểm sáng tác, đã cố những ảnh hưởng nhất định đối với Truyện Kiều." [83, tr. 57 - 58].

Nếu so với những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh như Phạm Công Cúc Hoa, xuất hiện vào khoang nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, Phạm Tải Ngọc Hoa, dự đoán xuất hiện vào đầu thể kỷ XVIII, truyện Phan Trần, dự đoán xuất hiện trong khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII [6, tr. 488] thì sự khác biệt về lời kể và cách kể của người kể chuyện vô hình càng rõ. Milan Kuridera đã nói tới "Ba khả năng sơ đẳng của một nhà tiểu thuyết: anh ta kể một câu chuyện (Fielding), anh ta tả một câu chuyện (Flaubert), anh ta suy nghĩ một câu chuyện (Musil)" [103, tr.158]. Có thể mượn cách nói của Milan Kundera để nói về người kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều như sau: Người kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều không chỉ "kể một câu chuyện" mà còn "tả một câu chuyện" và "suy nghĩ một câu chuyện". Người kể chuyện vô nhân xứng trong Truyện Kiều đã "kể một câu chuyện" đó là nối tiếp truyền thống, không

31

những vậy còn "tả một câu chuyện" và "suy nghĩ một câu chuyện" đó là sự đổi mới. Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã có sự kết hợp hài hoa giữa kể, tả, suy nghĩ về một câu chuyện. Đây là một điểm cách tân độc đáo mà đương thời chưa ai làm được và cũng là đặc điểm nổi bật thứ hai của chủ thể kể chuyện vô hình. Một số nhà nghiên cứu cũng đã nhận ra đặc điểm này ương cách kể của Nguyễn Du nhưng chưa phân tích kỹ. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn đặc điểm này trong các phần sau. ở đây chúng tôi chỉ xin nêu một ví dụ: Trong đoạn mỏ đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du kể chuyện ba chị em Kiều đi du xuân, trong 131 dòng thơ từ dòng 39 đến dòng 170, Nguyễn Du đã giành 119 dòng thơ để tả cảnh chiều tối từ:

Tà tà bóng ngả về tây Chị em thong thả dan tay ra về

cho đến lúc:

Bóng tà như dục cơn buồn, Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.

Dưới cầu nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

Trong đoạn thơ này, người kể chuyện vô hình đã có sự kết hợp giữa kể, tả, suy nghĩ về câu chuyện được kể. Tình tiết chuyện ba chị em Kiều cuối chiều (dan tay ra về gặp ngôi mộ Đạm Tiên, Kiều giao cảm với Đạm Tiên, ba chị em gặp Kim Trọng) được hiện dần theo lời kể của người kể chuyện vô nhân xưng. Trong đoạn thơ trên, ngôn ngữ kể trực tiếp thì ít mà kể qua tả thì nhiều, ngay trong những dòng thơ mà chúng tôi trích dẫn ở trên đã có yếu tố miêu tả.

Thực ra giữa kể và tả có mối quan hệ đặc biệt. Tả sơ lược thành ra kể, kể tỉ mỉ thành ra tả. Khi kể, đối tượng kể được diễn ra khá nhanh trong chiều dài thời gian; khi tả, đối tượng tả được tải ra chậm chạp với một khối lượng chi tiết phong phú chủ yếu trong bề rộng của không gian. Nhờ tả mà nhân vật, cảnh vật được kể hiện lên trong tạc phẩm ở góc độ tạo hình, nhân vật truyện là nhân vật có tính chất tạo hình.

Người kể chuyện vừa kể vừa tả con đường chị em Kiều đang đi và gặp ngôi mộ Đạm Tiên:

32

Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Sè sè nấm đất bên đường, Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.

Ở đây, người kể chuyện tả con đường, tả ngôi mộ Đạm Tiên trong cái nhìn đầy cảm xúc của ba chị em Kiều, trong đó chủ yếu là cái nhìn của Kiều; qua sự miêu tả đó, người kể chuyện đã kể về việc đi và việc gặp mộ Đạm Tiên của chị em Kiều. Người kể chuyện vô hình chủ yếu mới tả hành động: "bước dần", "lần xem", mới tả dòng nước uốn quanh với thần thái "nao nao" của nó, mới tả nhịp cầu nhỏ bắc qua dòng suối nhỏ, ... nhưng qua sự miêu tả hành động và cảnh vật này, người đọc đã thấy tâm trạng của nhân vật và người kể chuyện, một nỗi buồn hiu hắt đã xâm lấn tâm hồn con người. Điều đó có nghĩa là người kể chuyện đã miêu tả tâm trạng Kiều một cách gián tiếp. Cảnh sắc này, tâm trạng này như dự báo một điều không hay sắp xảy ra với Kiều. Kiều là người đầu tiên phát hiện ra sự không bình thường từ ngôi mộ:

Rằng: "Sao trong tiết Thanh minh, Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?"

Câu hỏi của Kiều đã có sự suy ngẫm. Vương Quan kể lại câu chuyện về Đạm Tiên để giải thích cho Kiều biết về ngôi "mồ vô chủ, ai mà viếng thăm". Trong lời kể của Vương Quan đã có tảsuy ngẫm. Vương Quan từ câu chuyện về một Đạm Tiên đã suy ngẫm về những kiếp người: "Kiếp hồng nhan có mong manh". Trong sự cảm thông và cảm thương sâu sắc, Vương Quan đã miêu tả nơi ở của Đạm Tiên khi người khách đến, theo cái nhìn của viễn khách trong sự tưởng tượng của mình:

"Buồng không lặng ngắt như tờ, Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.

Trong đoạn thơ ngắn 19 dòng, câu chuyện về Đạm Tiên được hiện dần qua ngôn ngữ kể, tả, suy ngẫm của Vương Quan.

33

Tiếp đó người kể chuyện vô hình vừa kể, vừa tả hành động của Kiều trước mộ Đạm Tiên, đặc biệt là sự suy ngẫm của Kiều về những kiếp người và bản thân mình:

Rằng: "Hồng nhan tự nghìn xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau, Thấy người nằm đó biết sau thế nào ?"

Qua sự suy nghĩ của nhân vật, người kể chuyện đã thể hiện sự suy nghĩ của mình.

Sự kết hợp kể, tả, suy nghĩ cua người kể chuyện vô nhân xiữig trong một đoạn thơ mà chúng tôi vưà phân tích sơ bộ ở trên không phải là hiện tượng đơn lẻ, mà đây là một đặc điểm phổ biến ở trong Truyện Kiều. Chúng ta dễ dàng tìm thấy đặc điểm này trong nhiều đoạn của Truyện Kiều. Ví dụ: Đoạn thơ kể về một buổi tối cua Kiều sau khi đi du xuân về từ dòng 171 "Kiều từ trở gót trướng hoa" đến dòng 242: "Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình", đoạn Kiều "trao duyên",...

Đặc điểm nổi bật thứ ba là chủ thể kể chuyện vô hình trong Truyện Kiềubản lĩnh cá nhân rất rõ rệt. Bản lĩnh cá nhân trong nghệ thuật kể chuyện cua Nguyễn Du thể hiện một phần qua hình tượng người kể chuyện vô hình. Điều này được thể hiện ở nhiều mặt như cách kể, lời kể, giọng kể, v.v... Dưới đây chúng tôi chỉ phân tích một ý để chứng minh cho đặc điểm nói trên đó là tính "khách quan" của chủ thể kể chuyện vô hình.

về mặt tình cảm, người kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều rất yêu mến Vương Thuý Kiều, thậm chí rất "thiên vị" đối với nhân vật. Cái gì gắn với Kiều cũng đẹp, nước mắt Kiều được gọi là" giọt hồng", nơi Kiều ở gọi là "lầu hồng "...Nguyên tắc mỹ lệ hoa này chủ yếu chỉ áp dụng cho Kiều. Đây là cái nhìn ấm áp, nhân hậu,"thiên vị" của Nguyễn Du đối với Kiều. Nhưng không phải vì thế mà ông tùy tiện trong miêu tả, kể chuyện. Nguyễn Du không tuân theo "chủ nghĩa lược đồ" - một đặc điểm nổi bật của truyện Nôm trước đó và đương thời. Nguyễn Du và người kể chuyện của ông đã không đi theo tiền nhân một cách máy móc, ông đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nhà văn lớp ữước, trên cơ sở đó sáng tạo một cách kể mới. Như đã nói ở trên Nguyễn Du không đặt tên tác phẩm của mình theo tên nhân vật như nhiều người trước ông và cùng thời với ông thường làm. Đoạn Trưởng Tân Thanh, đã gợi được

34

nỗi đau của một tiếng kêu thương. Cách đặt tên này đã cho người đọc thấy trọng tâm chú ý của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Thần thái của tiếng kêu thương ấy được toát lên chủ yếu từ lời kể của người kể chuyện vô hình về số phận nàng Kiều. Tất cả nỗi niềm thương cảm, nâng niu, trân trọng, người kể chuyện vô hình đều dồn cho Thúy Kiều, nhưng không phải vì thế mà không kể Kiều theo đúng lôgích biến đổi của cuộc sống. Kiều của Nguyễn Du có quá trình biến đổi nhưng không phải là một sự biến đổi đi lên, hay như người ta quen gọi là phát triển, để tìm một sự hoàn thiện hơn mà là một quá trình đổ vỡ. Từ một nhân vật cực kì xinh đẹp, tài hoa và đức hạnh buổi đầu, mười lăm năm gió bụi đã làm cho Kiều có lúc phạm những sai iầm như cũng ăn cắp, nói dối và có lúc cũng dễ làm cho người ta nghĩ đến việc Kiều xiêu lòng bởi tiền tài và địa vị vương hầu mà khuyên Từ Hải đầu hàng. Đó là một thực tế tàn nhẫn, Nguyễn Du không muốn như vậy, nhưng vẫn để cho người kể chuyện vô hình kể như vậy, thậm chí kể rất tỉ mỉ, rất hay, kể từ gan ruột của nhân vật kể ra. Đây chính là một biểu hiện của cá tính của người kể chuyện. Người kể chuyện đã tự kiềm thúc tình cảm của mình để cho câu chuyện được diễn ra một cách "khách quan". Nguyễn Du đã vượt qua được cái nhìn một chiều, cái nhìn thương cảm và nhân hậu của truyện cổ tích, của truyện Nôm khuyết danh truyền thống. Ông đã xây dựng được một số nhân vật văn học hiện thực có cá tính, có chiều sâu tâm lí như Hoạn Thư, Thúc Sinh, thậm chí có cả chiều sâu tâm linh như Kiều.

Đời Kiều được người kể chuyện chú ý kể lại trong khoảng mười lăm năm. Có một điều cần lưu ý là trong khoảng mười lăm năm ấy, người kể vô hình chỉ tập trung kể trong khoảng sáu năm và trong sáu năm đó lại tập trung kể kỹ một số ngày ở những bước ngoặt, chủ yếu là những bước ngoặt khổ đau bất hạnh, trong cuộc đời nhân vật.

Kiều có hai đời chồng thực thụ: Thúc Sinh và Từ Hải. Với Thúc Sinh, Kiều là vợ lẽ; với

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)