Hướng về miêu tả thế giới bên trong của nhân vật

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 72)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Hướng về miêu tả thế giới bên trong của nhân vật

Dòng tường thuật nội tâm là cách kể chuyện trong đó hệ thống sự kiện, hành động không phải là yếu tố thúc đẩy dòng tự sự vận động mà tâm lý nhân vật là điểm tựa cho mạch tự sự. Cách kể chuyện này chỉ có được khi ý thức cá nhân của con người đã bắt đầu phát triển. Trong nhiều truyện Nôm trước hoặc cùng thời thậm chí một số sau Truyện Kiều, nhân vật thể hiện bản chất của mình cơ bản qua hành động và lời nói bên ngoài và nhìn chung đó là những con người của tập thể, của giai tầng, giai cấp, siêu cá thể, chứ chưa phải là cá nhân. Đó là những nhân vật văn học của thời đại "siêu cá thể ", tuy lúc này, lúc khác đã có một vài hành động, suy nghĩ phần nào đó thể hiện nét riêng của mình, nhiủig nhìn chung những nhân vật này chưa thực sự có cá tính đích thực. Ví dụ: Thể Vân trong Truyện Song Tinh, Phan Tất Chánh và Kiều Liên trong Phan Trần.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng được những hình tượng nhân vật có cá tính sắc sảo, những con người "bản ngã". Cá tính của nhân vật được biểu hiện ở hành động bên ngoài và hành động bên trong, tức nội tâm nhân vật. Chính đời sống nội tâm phong phú, phức tạp đã thể hiện cá tính của họ, bản chất con người của họ, làm cho những con người trong một cộng đồng nào đó tưởng là giống nhau, nhưng thực sự rất khác nhau. Họ là những cá thể cùng tồn tại trong một cộng đồng.

Kể chuyện bằng hệ thống hành động là cách kể về một chuỗi hành động bên ngoài liên tục diễn ra, không có sự giải thích nguyên nhân của hành động thông qua phân tích, miêu tả tâm lý như trường hợp thường thấy trong truyện cổ tích hay truyện Nôm truyền thống. Nguyễn Du không hoàn toàn khước từ cách kể này, ông đã để cho các chủ thể kể chuyện do ông sáng tạo ra thuật lại những hành động trong một hệ thống mà hành động trước là nguyên nhân dẫn tới hành động sau. Đây là điểm ông kế thừa truyền thống tự sự Việt Nam. Ví dụ: Việc Kiều kể về những ngày quá khứ của mình khi ở Vô Tích, khi ở Lâm Truy: "Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương" đã dẫn tới thái độ bất bình của Từ Hải, dẫn tới hành động đi bắt thủ phạm và hành động báo thù ở trên pháp trường, ở đây người đọc có thể dễ dàng tìm thấy nguyên nhân của hành động báo oán này từ các sự kiện, hành động trước đó ở trong tác phẩm.

Đồng thời, Nguyễn Du cũng đã có một cách kể khác so với Thanh Tâm Tài Nhân và truyện Nôm trước đó cũng như đương thời, thể hiện ở chồ ông đã cho người đọc thấy được

73

nguyên nhân của hành động. Đây là một phần cách tân của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện.

Trần Đình Sử đã có sự phân tích sâu sắc về vấn đề "độc thoại nội tâm" và "lời văn trở thành đa chủ thể"[139, tr. 234 - 247]. Phan Ngọc đã khẳng định Truyện Kiều là "tiểu thuyết phân tích tâm lý" [116, ứ. 107-156].

Trong phần trước, chúng tôi đã nói tới việc Nguyễn Du bỏ đoạn sứ giả của Hồ Tôn Hiến thuyết hàng Từ Hải ở hồi XVIII và hồi XIX. Hồ Tôn Hiến phải huy động tới bảy người sang ữại của Từ Hải để làm nhiệm vụ: Hoa Nhân, La Trung Quân, Lợi Tiện, Quyện Nghi, Nữu Hợp, Tuyên Ngãi, Dụ Âm. Còn ở Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ để cho người kể chuyện vô hình kể mấy dòng về việc làm của Hồ Tôn Hiến:

Ngọc vàng gấm vóc sai quan thuyết hàng. Lại riêng một lễ với nàng,

Hai tên thể nữ ngọc vàng nghìn cân.

Và tiếp đó, Nguyễn Du đã tập trung nói về tâm trạng của các nhân vật. Sau 12 dòng thơ nói về tâm trạng của Từ Hải, Từ không chịu đầu hàng, Nguyễn Du đã giành 14 dòng thơ nói về suy nghĩ, tâm trạng của Kiều. Người kể chuyện vô hình kể về Kiều ở dạng ngôn ngữ thầm của nhân vật.

Trước hết Nguyễn Du cho người đọc thấy Kiều là một con người có vẻ cả tin:

"Nàng thì thật dạ tin người, Lễ nhiều nói ngọt nghe nhiều dễ xiêu.

Kiều tin Hồ Tôn Hiến, một thượng quan đại diện của triều đình. Với tâm lý bình thường của một người phụ nữ lênh đênh trên dòng đời trong đục, hầu như chưa tiếp xúc với các bậc công hầu khanh tướng nên lần này nghe lời chiêu hàng của Hồ Tôn Hiến, Kiều tin ngay. Hoàn cảnh mới đã làm cho con người trung quân phong kiến ương Kiều trỗi dậy. Nhưng điều đáng buồn là ngoài lời nói ngọt ngào của bọn thuyết khách, lễ vật nhiều đã góp phần làm xiêu lòng Kiều. Từ chỗ là nạn nhân, Kiều đã trở nên lỗi lầm.

74

Nguyễn Du đã phân tích nguyên nhân sâu xa của sự dễ xiêu lòng này của Kiều. Kiều nghĩ về quá khứ nhiều lưu lạc, gian truân, lênh đênh như cánh bèo mặt nước của mình. Thực tế đó đã làm cho Kiều nghĩ tới một chỗ dung thân hợp pháp, êm đềm trong hoàn cảnh mới:

Bằng nay chịu tiếng vương thần, Thênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì !

Ý thức và tình cảm của con người phong kiến phục tùng trong Kiều đã trỗi dậy. Kiều nghĩ nếu Từ Hải đầu hàng thì: "công tư" sẽ "vẹn cả hai bề"; "công" ở đây là việc nước, là việc Từ nhận sự chiêu hàng của triều đình, "tư"là việc riêng của Kiều, Kiều sẽ dần dần trở về quê cũ, trong hoàn cảnh gia đình vợ chồng đầm ấm "Cũng ngôi mệnh phụ đường đường" và nàng sẽ làm cho cha mẹ nàng được mở mày mở mặt.

Đến đây thì người đọc đã thấy được nguyên nhân của việc Kiều khuyên Từ đầu hàng. Nhưng để nhấn mạnh thêm Nguyễn Du đã láy lại nội dung trên trong bốn dòng thơ :

Trên vì nước dưới vì nhà, Một là đắc hiếu hai là đắc trung.

Chẳng hơn chiếc bách giữa dòng,

E dè sóng vỗ hãi hùng nước sa.

So sánh cảnh sống làm người phụ nữ phong kiến mẫu mực, trung với nước, hiếu với cha mẹ với cuộc đời sóng gió hãi hùng đã qua, Kiều cảm thấy cái đang có hiện tại của mình rất bấp bênh. Sự so sánh này là một sự nhấn mạnh, tiếp tục khẳng định nguyên nhân dễ xiêu lòng của Kiều. Gần bảy năm gắn bó với Từ Hải, trong đó hơn năn năm ở cương vị phu nhân của một đại vương, nhưng hình như sự ám ảnh của cuộc đời lênh đênh trong khoảng bốn năm năm quá khứ lại quá lớn. Lúc này Kiều chẳng nhớ gì đến quãng đời hạnh phúc với Từ vừa qua. Nỗi đau quả thật có sức kiềm toả tâm hồn con người ghê gớm. Kiều biết Từ là người rất có hiếu. Khi Kiều tạ ơn Từ Hải giúp mình trả oán, Từ Hải đã có sự cảm thông:

Xót nàng còn chút song thân, Bấy lâu kẻ Việt người Tần cách xa.

75

Cho người thấy mặt là ta cam lòng

Nhưng tại sao Kiều lại không dám nói điều này với Từ Hải? Đó là Kiều muốn tìm một sự yên ổn trong khuôn khổ phong kiến. Đây là một biểu hiện của sự phức tạp trong tính cách Kiều. Kiều vừa chống đối, vừa không chống đối vừa liều lĩnh vừa không dám liều.

Nhưng Kiều cũng là một con người thông minh và tế nhị, nàng cố che lấp ý muốn thầm kín của mình trước Từ Hải, một người anh hùng không chịu sự ràng buộc của chế độ phong kiến. Kiều tìm cơ hội thích hợp để bàn bạc với Từ. Trước hết Kiều ca ngợi hoàng đế là một đấng nhân quânđể tạo niềm tin cho chồng:

Rằng: "Trong Thánh trạch dồi dào, Tưới ra đã khắp thấm vào đã sâu,

Bình thành công đức bấy lâu, Ai ai cũng đội trên đầu biết bao"

Tiếp đó, Kiều đã cảnh tỉnh Từ, rằng Từ đã gây ra bao nhiêu tội lỗi vì việc dấy binh chống lại triều đình :

Ngẫm từ dấy việc binh đao, Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu.

Kiều đưa tấm gương Hoàng Sào, một lãnh tụ khởi nghĩa nông dân thời kỳ Vãn Đường và cái lợi của việc đầu hàng để tiếp tục thuyết phục chồng mình:

Làm chi để tiếng về sau,

Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào! Sao bằng lộc trọng quyền cao, Công danh ai dứt lối nào cho qua ?

Ở đây rõ ràng đã có hiện tượng ý nghĩ một đằng nói ra một nẻo, nếu không có sự miêu tả tâm lý của Kiều trước, người đọc sẽ không hiểu được sự phức tạp và tế nhị của nhân vật này. Kiều nắm rất vững tâm lý của Từ Hải. Từ chỉ có thể đầu hàng một vị nhân quân, chỉ đầu hàng khi nhận ra cái tội phản kháng triều đình và khi khẳng định được sự bình yên của mình sau khi

76

hàng. Lý do thuyết phục Từ đầu hàng là chỉ vì Từ. Chính "lời nói mặn mà" này của Kiều đã thuyết phục được Từ: " Thế công Từ mới trở ra thế hàng".

Cách kể này đã giúp người đọc hiểu được sự phong phú phức tạp và tế nhị của tâm hồn Kiều. Kiều luôn luôn muốn tìm một chỗ yên thân. Ở đây đã xẩy ra một sự đổ vỡ. Đây là một bi kịch. Từ một nàng Kiều ngây thơ hăng hái giàu đức hy sinh buổi đầu, qua một quá trình lưu lạc Kiều đã có sự đổi thay, có lúc nàng đã không dám bộc lộ ý nghĩ thực của mình cho chồng biết, có lúc cũng đã bị chi phối bởi tiền tài và những lời ngọt ngào của bọn thuyết khách. Điều này chứng tỏ ở đây ngòi bút của Nguyễn Du đã tuân thủ nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực nghiêm nhặt, đã miêu tả con người như nó vốn tồn tại, như "những điều trông thấy". Kiều đã được ông thể hiện trong quá trình vận động biện chứng. Đây là một điểm chưa có trong nghệ thuật kể chuyện trước đó và đương thời. Rõ ràng cách kể chuyện này của Nguyễn Du đã giúp người đọc hiểu người, hiểu đời hơn so với cách kể truyền thống. Người đọc đã nắm được bản chất đích thực của nhân vật qua chiều sâu tâm hồn của họ. Sự thay đổi của con người Kiều trong 15 năm, trong đó có những quãng đời gió bụi tàn khốc, đã tạo ra sự cảm thương và oán hận sâu sắc ương lòng người kể chuyện và người đọc. Nhận thức sâu sắc và cảm xúc chân thực nói trên là hệ quả của cách kể chuyện mới của Nguyễn Du.

Cách kể về nhân vật trong dòng tâm trạng không phải là hiếm trong Truyện Kiều. Nguyễn Du đã 22 lần diễn tả tâm sự của Kiều trước hoặc sau những biến cố của cuộc đời nàng từ sau hội Đạp Thanh tới trước khi tự vẫn ở sông Tiền Đường [127, tr. 30].

Ví dụ, sau khi mơ thấy Đạm Tiên:

Một mình lưỡng lự canh chầy, Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!

Hoa trôi bèo giạt đã đành,

Biết duyên mình biết phận mình thế thôi!

Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi,

77

Khi chia tay với Kim Trọng, khi quyết định bán mình, khi mới về đến trú phường, sau khi thất tiết, khi mới gặp sở Khanh, lúc đi vói Sở Khanh, sau khi mắng Sở Khanh, ở lầu xanh (lần một), khi vắng Thúc Sinh, ở nhà Hoạn Bà, lúc ra mắt Thúc Sinh - Hoạn Thư, sau khi bị Hoạn Thư hành hạ, đi tu lần một, đi trốn lần hai, đi tu lần hai, ở lầu xanh (lần hai), lúc vắng Từ Hải, khi khuyên Từ Hải ra hàng, trước khi tự vẫn ở sông Tiền Đường, Kiều đều thể hiện tâm trạng của mình.Tổng cộng: 310 dòng thơ (9,5% tác phẩm) nói về tâm trạng riêng tư của Kiều. Dành gần mười phần trăm chiều dài tác phẩm cho việc bộc lộ trực tiếp tâm trạng của nhân vật chính là một điểm cách tấn rõ rệt của Nguyễn Du ương nghệ thuật kể chuyện so với trước đó và đương thời.

Không chỉ với Vương Thúy Kiều mà với các nhân vật khác, Nguyễn Du cũng đã áp dụng cách kể nói trên. Ví dụ: Kim Trọng (bảy lần, 76 dòng thơ), Thúc Sinh (sáu lần, 28 dòng thơ), Từ Hải (hai lần, 22 dòng thơ), Mã Giám Sinh (một lần, 22 dòng thơ), Hoạn Thư (một lần, 20 dòng thơ). Tổng số dòng thơ bộc lộ tâm trạng riêng tư của các nhân vật phụ trong Truyện Kiều

là 168 dòng chiếm tỷ lệ hơn 5% chiều dài tác phẩm. [127, tr.31]

Hoạn Thư là người đàn bà sắc sảo thứ hai trong Truyện Kiều và xuất hiện không nhiều trong tác phẩm. số dòng thơ liên quan đến việc biểu hiện Kiều nhiều nhất, liên quan đến việc biểu hiện Kim Trọng đứng thứ hai, liên quan đến việc biểu hiện Hoạn Thư đứng thứ ba: 419 dòng thơ chiếm 14% chiều dài tác phẩm.

Nếu giới thiệu sự xuất hiện của Kiều, Nguyễn Du sử dụng thủ pháp kể chuyện của truyện Nôm truyền thống, để cho người kể chuyện vô hình kể về gia thế, tả sắc đẹp và thuật tài năng của Kiều, thì với Hoạn Thư, ông đã làm khác. Sau bốn dòng thơ tổng quát kể về gia thế của Hoạn Thư:

Vốn dòng họ Hoạn danh gia, Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư.

Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa, Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày.

người kể chuyện vô hình không có dòng nào nói về sắc đẹp của Hoạn Thư, và đã khẳng định ngay đặc điểm nổi bật của con người này:

78

Ở ăn thì nết cũng hay,

Nói điều ràng buộc thì taycũng già.

Tiếp đó, người kể chuyện vô hình đã thuật lại tâm trạng Hoạn Thư trong 20 dòng thơ, từ "Từ nghe vườn mới thêm hoa" đến "Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài". Người kể chuyện vô hình thuật lại theo con mắt và tâm trạng của Hoạn Thư.

Hoạn Thư "nghe vườn mới thêm hoa", bên ngoài thì nhiều người biết, nhưng tín từ Thúc Sinh thì chưa thấy gì; hiện tượng trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường này làm cho Hoạn Thư rất giận, nhưng đây là cái giận nén chặt trong lòng và càng nén lại càng giận: "Lửa tâm càng dập càng nồng". Hoạn Thư oán trách Thúc Sinh, và coi trò "bưng bít dấu quanh" của Thúc chỉ là "nhữhg thói trẻ ranh nực cười". Hoạn Thư luôn luôn tự cõi mình ở thế thượng phong, coi Thúc và Kiều như kiến bò trong miệng chén, coi trí tuệ Thúc như trí tuệ của một đứa trẻ ranh. Hoạn Thư bộc lộ rõ, tất nhiên ở dạng ngôn ngữ thầm, mục đích báo thù của mình:

Làm cho nhìn chẳng được nhau, Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên!

Làm cho trông thấy nhãn tiền,

Cho người thăm ván bán thuyền biết tay"

Giọng điệu đay nghiến của Hoạn Thư ở đoạn này đã thể hiện quyết tâm cao của Hoạn ương kế hoạch báo thù. Hoạn Thư dấu kín nỗi lòng này, bên ngoài không ai biết gì cả. Thậm chí Hoạn còn thẳng tay trừng trị những kẻ đưa tin về chuyện Thúc Sinh lấy vợ lẽ. Hoạn Thư ở thời điểm này cũng nghĩ một đằng làm một nẻo, trong lòng rất giận nhưng bên ngoài vẫn vui vẻ:

Buồng đào khuya sớm thảnh thơi, Ra vào một mực nói cười như không.

Sau đó Hoạn Thư đã thành công trong kế hoạch báo thù và vẫn giữ được thế thượng phong của mình. Kiều là một người phụ nữ sắc sảo, thông minh, nàng cũng đã đánh giá Hoạn Thư, một sự đánh giá ngầm, rất thực:

79

Ấy mới gan ấy mới tài,

Hoạn Thư là người viết kịch bản, đạo diễn và cũng là diễn viên xuất sắc của vở kịch đánh ghen. Nếu không có biện pháp kể về nội tâm nhân vật, người đọc không thể hiểu kỹ về nhân vật được như vậy.

Nguyễn Du đành 12 dòng thơ nói về tâm trạng băn khoăn hàng hay không hàng của Từ Hải. Dòng suy nghĩ của Từ hiện lên từ từ theo lời kể của người kể chuyện vô hình. Trước hết Từ nghĩ đến tự do mà mình đã có:

Một tay gây dựng cơ đồ, Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành!

Từ nghĩ đến việc mất tự do, mất giá trị lúc đầu hàng:

Bó thân về với triều đình, Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?

Áo xiêm ràng buộc lấy nhau, Vào luồn ra cúi công hầu mà chỉ?

Từ đó, Từ đã quyết định không thể đầu hàng vì mình còn thực lực, vì mình được tự do:

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)