4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.7.2. Giọng buồn đau
Giọng buồn đau là một trong hai giọng chính của người kể chuyện vô hình khi kể về cuộc đời Vương Thúy Kiều. Giọng buồn này trước hết thể hiện ở nhiều từ buồn, nhiều hình ảnh buồn gắn với nhân vật Kiều như buồn trông, cỏ áy bóng tà, một màu quan tái.
Thiên nhiên trong dòng kể của người kể chuyện vô hình nói chung đẹp nhưng buồn, cảnh ở đây là ngoại cảnh đã thấm đượm cảm xúc của nhân vật, của nghệ sĩ, đã trở thành tâm cảnh. Nguyễn Du có quan niệm đúng:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Cảnh thiên nhiên ở trong Truyện Kiều, chủ yếu gắn với tâm trạng Kiều, được nhìn chủ yếu qua con mắt Kiều. Tâm trạng của Kiều chủ yếu là buồn đau và tâm trạng của người kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều, cũng là nỗi "đau đớn lòng" nên cảnh ở đây buồn cũng là tất yếu. Người kể chuyện vô hình tập trung kể về Kiều ở những chiều buồn, những đêm buồn, những tâm trạng buồn đau não nề. Đó là một đêm trao hạnh phúc mà tình và duyên thì không thể nào trao được, đó là một chiểu buồn nhớ và cộ đơn ở lầu Ngưng Bích, đó là tâm trạng khổ nhục, buồn, nhớ dữ dội trong những ngày đêm ở chốn lầu xanh.
Chúng tôi đã nói đến thời gian khổ đau và thời gian hạnh phúctrong quãng đời mười lăm năm của Kiều. Trong mười lăm năm ấy, giai đoạn khổ đau nếu tính theo dòng chảy của thời gian vật lý thì chỉ có khoảng hơn năm năm, còn thời gian hạnh phúc của Kiều là khoảng hơn chín năm. Nhưng tại sao Nguyễn Du lại kể rất ít về quãng đời hạnh phúc này vậy? Phải chăng ấn tượng về "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" quá lớn, quá sâu, nên thời gian tâm lý của hiện thực khổ đau được thể hiện đã choán hết phần lớn tác phẩm. Nguyễn Du nói về một con người cụ thể mà như bị ám ảnh, như đang nói về "phận đàn bà" "đau đớn" nói chung. Xu hướng hay khái quát của nhân vật có nguồn gốc từ hiện thực tâm trạng của Nguyễn Du. Vương Quan sau khi kể câu chuyện về Đạm Tiên đã khái quát: "Kiếp hồng nhan có mong manh". Kiều nghe xong câu chuyện Vương Quan kể về Đạm Tiên cũng đã khái quát ngay:
Đau đớn thay phận đàn bà! Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
128 và sau đó lại khái quát tiếp:
Rằng: "Hồng nhan tự nghìn xưa, Cái điều bạc mệnh cố chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau, Thấy người nằm đó biết sau thế nào ?"
Ông thầy tướng cũng khái quát về Kiều và những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh:
Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.
Thúc sinh, từ một đoạn đời thực của Kiều cũng đã khái quát:
"... Hồng nhan bạc mệnh một người nào vay. Nghìn xưa âu cũng thế này."
Như vậy cảm hứng về nỗi đau chung của Nguyễn Du đã chi phối bộ mặt tinh thần của nhiều nhân vật, tạo ra giọng điệu đau thương buồn thảm của các nhân vật tham gia kể chuyện, trong đó nổi bật là giọng của người kể chuyện vô hình. Có lúc đau đớn cho nhân vật quá, tới mức không chịu được, người kể chuyện vô hình lại trực tiếp kêu hộ cho nhân vật Kiều và đó cũng là tiếng kêu của Nguyễn Du:
Trăng già độc địa làm sao? Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên!
Giọng kể buồn đau đã góp phần tạo ra sắc điệu bi thương của Truyện Kiều.