Chất "văn xuôi" trong câu thơ lục bát

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 135)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Chất "văn xuôi" trong câu thơ lục bát

Về tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng câu thơ lục bát, nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến với những khái quát chính xác và phân tích sâu sắc. Đây là một thành tựu xác định sự đổi mới, sự vượt trội của Nguyễn Du so với tiền nhân, góp phần đưa lời kể của Truyện Kiều

tiếp cận với lời viết của tiểu thuyết hiện đại. Sau đây chúng tôi xin nhấn mạnh một số điểm . Do yêu cầu kể lại, viết lại câu chuyện bằng thể thơ lục bát, phải chịu sự câu thúc của thi pháp loại thể như luật bằng trắc, vần, nhịp, số chữ trong dòng... nên Nguyễn Du đã rút gọn sự kiện, hành động, nhân vật xuống mức tối thiểu. Trong lúc kể ông đã áp dụng một cách kể rất

gọn gàng. Ví dụ: Bạc Hạnh bao nhiêu việc được Nguyễn Du kể trong 17 dòng thơ, bản chất nhân vật vẫn hiện rõ mồn một. Từ Hải tồn tại trong tác phẩm khoảng bảy năm, dòng thơ kể về nhân vật này rất ít nhưng hình tượng Từ Hải vẫn rất sống động trong lòng người đọc.

Lời kể gọn nhưng đồng thời cũng rất chính xác. Nhân vật, sự kiện hiện lên rõ ràng theo dòng kể của người kể chuyện. Đó là một Hoạn Thư thông minh và có cái ghen đáo để, cái ghen của một kẻ có quyền uy nay bị xúc phạm. Kiều là nạn nhân của hành động đánh ghen của Hoạn Thư vẫn khen, vẫn nể và sợ Hoạn Thư:

Đàn bà thế ấy thấy âu một người! Ấy mới gan ấy mới tài!

136

Kiều nể Hoạn Thư tới mức tha bổng Hoạn Thư tại phiên tòa xử kẻ có tội.

Đó là một Sở Khanh biển lận, xuất hiện có vài ngày, người kể chuyện chỉ kể có hai cảnh: cảnh làm quen với Kiều, đưa Kiều đi trốn và cảnh bị Kiều vạch mặt tại nhà Tú Bà. Lời kể của người kể chuyện đã lột tả được thần sắc, đúng bản chất con người này qua việc dựng lên hệ thống đối lập giữa lời nói và việc làm của y.

Đọc Truyện Kiều ít thấy ai phát hiện những chi tiết thừa, những điều được kể đều là những điều cần và đủ. Hầu như chưa có sự việc, tâm trạng nào làm cho Nguyễn Du lúng túng trong việc sử dụng ngôn ngữ kể, "ngòi bút của Nguyễn Du - mặc dù đã bị hạn chế trong khuôn khổ văn vần - luôn luôn đủ tiếng, đủ lời, tiếng và lời thực chính xác để lột tả được tinh thần, diện mạo của từng trường hợp một, không hề lúc nào bị lúng túng, khó khăn cả" [184, tr. 183- 184]. Hay nói cách khác, ngôn ngữ của ông đủ để kể, tả, suy ngẫm về mọi người, mọi việc. Đó là thứ ngôn ngữ hàm súc, nhiều ý tại ngôn ngoại, có sức khái quát cao.

Nguyễn Du có thể kể tỉ mỉ, chính xác về mọi đối tượng với tất cả các sắc thái tính tế, phức tạp, đa dạng vốn có của nó trong cuộc sống. Ai cũng biết kể bằng văn vần bao giờ cũng khó hơn kể bằng văn xuôi. Nhưng với Nguyễn Du, ông kể bằng văn vần mà giống như kể bằng văn xuôi, giống như nói, kể bằng lời nói bình thường;, vừa đảm bảo được sự trau chuốt, chuẩn mực của thơ lục bát vừa đảm bảo được sự mềm mại, uyển chuyển ,chính xác của ngôn ngữ đời thường. Đó là chất "văn xuôi" trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Du. Đây là một ưu điểm nổi trội ương ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Du.

Tất nhiên, không phải không có một vài chỗ Nguyễn Du dùng từ tạo âm chưa hay, ví dụ:

Rằng: "Nàng chút phận hồng nhan, Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương!"

Tuy nhiên cũng nên thể tất điều này, vì đây là kể chuyện bằng thơ, bằng văn vần.

Có thể khẳng định rằng Nguyễn Du đã sử dụng thành thạo câu văn vần lục bát trong lời kể chuyện của mình. Câu văn vần lục bát Việt Nam là câu văn có "một cấu trúc ưu việt và hoàn hảo. Cái kì lạ của thơ lục bát (...) là nó được cấu trúc ở đơn vị câu thơ, và đây là cấu trúc vừa khép vừa mở. Khép, vì nó có liên hệ, ràng buộc bên trong về thanh điệu (bằng trắc), về nhịp, về vần, làm cho mỗi câu thơ trở thành một cấp độ chỉnh thể (...). Mở, vì câu thờ lục bát (...) luôn

137

mở ra khả năng cấu trúc hóa với những câu thơ lục bát (...) khác, một cách liền mạch, và có thể nói là không giới hạn". [53, tr.87]

Cái tài của Nguyễn Du là kể về bao nhiêu việc với bao nhiêu sắc thái đa dạng, phức tạp của bao người ương đó nhân vật trung tâm là Vương Thúy Kiều trong đoạn đời mười lăm năm trong 3254 dòng thơ lục bát, nhưng không thấy bế tắc ở chỗ nào. Ông luôn luôn giữ được tính chất "cấu trúc ưu việt và hoàn chỉnh” của thơ lục bát, hay nói cách khác câu văn vần lục bát không phải là rào cản. Tất cả nội dung câu chuyện, đặc biệt là nội dung tâm trạng, đều được thể hiện đầy đủ, chính xác, tự nhiên theo dòng chảy của nhịp điệu câu văn vần lục bát. Đó là một thứ ngôn ngữ chính xác, tinh luyện, giàu hình ảnh, nhạc điệu, đẹp lạ lùng, càng đọc càng thâm, càng thấm càng thấy cái hay của Truyện Kiều và cái tài của Nguyễn Du.

Kể chuyện bằng văn vần đặc biệt khó cho sự thể hiện ngôn ngữ đối thoại. "Trong thực tiễn của lời nói đàm thoại, các lời phát ngôn riêng biệt nhanh chóng luân phiên nhau thường không có tính trọn vẹn" [42, tr.103].

Cách thức thể hiện sự luân phiên lời nói của các nhân vật bởi từ "rằng" là cách thức phổ biến ở trong Truyện Kiều. Đây cũng là cách thức Nguyễn Du kế thừa ở truyện Nôm ứước đó: "Vân rằng:", "Rằng:", "Quan rằng:", "Kiều rằng:", "Nàngrằng:", "Thưarằng:", "Dạy rằng:", "Sinhrằng:",...

Nguyễn Du còn thể hiện ngôn ngữ đối thoại của nhân vật bằng một số cách khác, thường là miêu tả sự xuất hiện của lời nói, ví dụ:

Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng:

"Thoa này bắt được hư không, (...)

Tiếng Kiều nghe lọt bên kia:

"Ơn lòng quân tử sá gì của rơi, (...)

Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông:

"Trách lòng hở hững với lòng, (...)

Khen: "Tài nhả ngọc phun châu (...)

138

"Cớ sao trằn trọc canh khuya, Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa?"

Cách thức thể hiện ngôn ngữ đối thoại nói trên nói chung đã thể hiện trọn vẹn ngôn ngữ đối đáp của các nhân vật.

Trong Truyện Kiều có một đoạn thơ thể hiện ngôn ngữ đối thoại rất đặc biệt, vừa đảm bảo được sự "riêng biệt", "nhanh chóng", "luân phiên nhau", "thường không có tính trọn vẹn" của ngôn ngữ đối thoại vừa rút gọn sự hỏi đáp có những lúc chỉ trong một dòng thơ:

Láng giềng có kẻ sang chơi, Lân la sẽ hỏi một hai sự tình. Hỏi ông ông mắc tụng đình,

Hỏi nàng nàng đã bán mình chuộc cha.

Hỏi nhà nhà đã dời xa,

Hỏi chàng Vương với cùng là Thúy Vân.

Đều là sa sút khó khăn,

May thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi.

Nội dung của 8 dòng thơ này được bắt nguồn từ một câu kể ở trong Kim Vân Kiều Truyện, Kim Trọng "hỏi thăm láng giềng, họ mới đem việc Vương ông mắc nạn, Thúy Kiều bán mình v.v... kể rất tường tận để cho chàng hay, thì chàng hoảng hốt tái người" [127, tr. 425]. Từ dạng tường thuật của chủ thể kể chuyện vô hình, Nguyễn Du đã chuyển thành ngôn ngữ đối thoại của Kim Trọng và những người hàng xóm. Đây là sự sáng tạo của Nguyễn Du, thể hiện sự quan tâm tỉ mỉ của Kim Trọng đối với gia đình Kiều đồng thời thể hiện sự sáng tạo độc đáo của ông trong khi thể hiện ngôn ngữ đối thoại ở thể loại lục bát.

Tất cả những điều nói trên chứng tỏ Nguyễn Du đã viết được những câu văn vần lục bát thật thần tình.

139

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)