4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Kiều như là hiện thân của nỗi đau
Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học là viết về số phận con người với tất cả niềm vui và nỗi đau ương đời sống riêng tư và xã hội của nó. Trong văn học nhân loại từ xưa tới nay, những tác phẩm nổi tiếng lại thường là những tác phẩm viết về nỗi khổ đau bất hạnh của con người. Ví dụ, Mêđê, Prômêtê bị xiềng trong bi kịch cổ đại Hi Lạp, Ôtenlô, Những người khốn khổ trong văn học phương Tây, Ramayana, Mahabharata trong văn học Ấn Độ,
Hồng lầu mộng, AQ chính truyện trong văn học Trung Quốc. Và "trong văn chương thì hình như nỗi đau, lời buồn dễ còn lại với đời sau hơn là niềm hân hoan và những câu chúc tụng." [164, tr.36]. Đây là một biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo. Văn học có tác dụng thanh lọc tình cảm con người. Ý thức và tình cảm muốn nhân loại đỡ đau khổ hơn đã thôi thúc nhà văn viết về nỗi đau của con người. Trước những khổ đau bất hạnh, tâm hồn con người thường được thanh lọc mạnh mẽ. Có thể nói lịch sử văn học từ xưa tới nay là lịch sử thiên về nỗi khổ đau của nhân loại. Nguyễn Du cũng giống như nhiều nghệ sỹ nổi tiếng khác, ông viết rất hay, rất thấm thìa về nỗi đau của con người. Truyện Kiều chủ yếu là câu chuyện về những khổ đau bất hạnh của cuộc đời Kiều.
Câu chuyện đời thường của con người theo dòng thời gian tự nhiên gắn với rất nhiều sự kiện, hành động. Tác phẩm văn học không thể và không cần phản ánh hết toàn bộ sự kiện, hành động vốn có của con người trong cuộc sống. Tác phẩm văn học chỉ thể hiện một số sự kiện, hành động của con người ương những không gian, thời gian nhất định. Đó là trọng tâm biểu hiện nghệ thuật của nhà văn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn này, trong đó ý đồ sáng tạo của nhà văn là nguyên nhân quan trọng nhất. Nguyễn Du muốn qua số phận một con người bị vùi lấp để lên tiếng kêu cứu: Hãy cứu lấy con người đang bị chà đạp trong xã hội phong kiến. Tình cảm nhân đạo cao cả là nhân tố cơ bản quyết định sự lựa chọn sự kiện, hành động lúc kể chuyện của Nguyễn Du. Một trong những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là kể rất có trọng tâm, tập trung kể về những biến cố cố tính chất bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật trong đó chủ yếu là những biến cố bất hạnh, những bước ngoặt khổ đau bất hạnh. Cách kể nàyđã tạo ấn tượng sâu cho nội dung được kể.
82
Khi phân tích Kiều, nhiều người thường nhấn mạnh cái tài, cái sắc của Kiều. Thực ra đây không phải là đặc điểm riêng có của Kiều mà là đặc điểm vốn có của các nhân vật giai nhân trong truyện Nôm truyền thống, trong cổ tích. Trong văn học cổ điển Việt Nam hầu như không có người phụ nữ nào xấu về hình thức, kém về năng lực và đạo đức, đặc biệt là các nhân vật chính diện. Hình ảnh so sánh "đẹp như tiên" là hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện khi nói về những nhân vật này.
Điều đặc biệt của Nguyễn Du là ở chỗ, ông chỉ quan tâm tới Kiều ở góc độ một thiếu nữ tài hoa bạc mệnh trong cuộc đời thường của xã hội phong kiến. Hay nói cụ thể hơn, Nguyễn Du chỉ quan tâm tới những khổ đau, bất hạnh của cuộc đời Kiều. Kiều của Nguyễn Du không quan tâm tới những vấn đề chính trị như Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân. Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân có lúc xuất hiện như một nữ hiệp khách, Kiều khuyên Từ Hải "cấm binh sĩ không được đốt nhà, cướp của, gian dâm phụ nữ, giết hại trẻ già" [127, tr.363]. Vì thế đại binh của Từ Hải đi đến đâu, các địa phương đó đều yên ổn. Thanh Tâm Tài Nhân đã để Kiều bàn về kế sách xây dựng "sự nghiệp đế vương" của Từ Hải, Kiều nhận định về quân đội triều đình, về các anh hùng hào kiệt đang ẩn mình ở nơi thảo dã, về tư tưởng kiêu ngạo của quân đội,v.v...Kiều đã khuyên Từ: "Mong rằng đại vương từ này trở đi, gặp việc nên lo tính, vận dụng mứu kế để mà thành công. Tính rõ bên địch mới ra lệnh tiến, nắm chắc phần thắng rồi mới giao tranh. Có được như mấy điều trên thì sự nghiệp đế vương có thể xây dựng được đó" [127, tr.375].
Khi khuyên Từ đầu hàng, Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân xuất hiện như một mưu sĩ nắm vững binh pháp, Kiều đưa nhũìig vấn đề như: Đức, Vị, Thời, Trí, Nhân, Dũng... để bàn bạc với Từ về điều hơn lẽ thiệt.
Kiều của Nguyễn Du không như vậy, Nguyễn Du chỉ quan tâm tới Kiều như một người phụ nữ của cuộc đời thường. Đây cũng là nét chung của hình tượng người phụ nữ trong truyện Nôm Việt Nam truyền thống. Hầu như trong truyện Nôm rất hiếm hình tượng người phụ nữ tham gia chính ứị, dẫu chỉ là sự tham gia gián tiếp với chồng, nếu chồng chỉ huy chiến trận. Trường hợp Lưu nữ tướng, nhân vật chính trong truyện cùng tên, một truyện Nôm khuyết danh, theo thể lục bát, dài 2165 dòng thơ, kể cả bốn bài thơ luật đường, ra đời vào khoảng cuối thế kỷ xvni - nửa đầu thế kỷ XIX, là trường hợp hiếm hoi. Truyện nói về một người phụ nữ bất đắc dĩ phải khởi nghĩa chống lại bọn quan lại tàn ác, để báo thù cho cha, nhưng cuối truyện, Lưu nữ
83
tướng cũng đã giải tán quân đội, trở về cuộc sống đời thường của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình với người chồng thân yêu của mình.
Trong nhiều truyện Nôm Việt Nam, người con trai thường phải ra trận giết giặc để bộc lộ tài năng toàn diện, văn võ song toàn của mình và trong những lần ra trận đó không hề có sự can thiệp của người phụ nữ. Ví dụ, Lương Sinh trong Hoa Tiên, Phan Tất Chánh trong Phan Trần, Phạm Công trong Phạm Công Cúc Hoa, Song Tinh trong Truyện Song Tinh, ...
Sự so sánh nói trên chỉ để khẳng định rằng, Nguyễn Du đã có ý thức thể hiện Kiều như
một hình tượng về người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh trong cuộc đời thường của xã hội phong kiến. Khi kể về cuộc đời Kiều, Nguyễn Du chỉ tập trung kể tỉ mỉ ở những biến cố khổ đau bất hạnh. Kiều như là hiện thân cửa nỗi khổ đau.