4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.2. Những biến cố bất hạnh trong cuộc đời Kiều
Khảo sát chặng đời 15 năm cua Kiều, chúng tôi thấy Nguyễn Du tập trung tả kỹ, kể kỹ
mười biến cố. Độ là những sự kiện quan trọng hoặc gay cấn căng thẳng, từ đó tạo ra những đột biến, những bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật.
Biến cố thứ nhất: Kiều gặp bóng ma định mệnh Đạm Tiên và cò người yêu.
Sau khi giới thiệu tổng quát về gia thế của Kiều trong một đoạn kể ngắn, người kể chuyện cho người đọc thấy được Kiều là một cô gái đẹp, tài hoa, đã đến tuổi cài trâm nhưng chưa có người yêu, hay nói cụ thể hơn nàng chưa có cảm xúc về tình yêu lứa đôi. Tiếp đó người kể chuyện vô hình đã kể về chuyện chị em Kiều đi hội Đạp Thanh, chú ý tả kỹ cảnh chị em Kiều trở về khi ười đã ngả về chiều. Kiều là người đầu tiênchú ý đến nấm mồ lạnh lẽo không hương khói:
Rằng: "Sao trong tiết Thanh minh Mà đây hương khói vắng tanh thể mà?"
Sau khi nghe Vương Quan kể về Đạm Tiên, Kiều đã "đầm đầm châu sa" và khái quát:
"Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
84
Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha."
Như vậy, tiếng nói đầu tiên của Vương Thúy Kiều trong tác phẩm là sự khái quát về thân phận bạc mệnh của người phụ nữ và Kiều tự xếp mình vào hàng ngũ những người bạc mệnh.
Hành động đầu tiên của Kiều ở trong tác phẩm là hành động giao cảm với linh hồn của một người bạc mệnh. Vương Quan và Vân không tin điều này, đặc biệt là Thúy Vân, "Vân rằng: Chị cũng nực cười, Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!". Kiều rất tin, Đạm Tiên đã hiển linh để giao cảm với Kiều. Kiều bắt đầu chìm ngập trong sự ám ảnh của định mệnh, trong dòng nước mắt "Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài". Hình ảnh không tốt đẹp này cứ bám riết lấy Kiều trong 15 năm.
Trong "lúc "Dùng dằng nửa ở nửa về", hình ảnh của hạnh phúc đã đến với Kiều. Kim Trọng xuất hiện, hai người mới gặp đã yêu nhau ngay:
Người quốc sắc kẻ thiên tài, Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Và hình ảnh của Kim Trọng cũng thấp thoáng ẩn hiện suốt đoạn đời 15 năm của Kiều. Trong 170 dòng thơ đầu tiên của Truyện Kiều có 6 dòng nói về cảm thức chung của tác giả; 32 dòng giới thiệu gia thế và tài sắc của Kiều; 12 dòng tả hội Đạp Thanh, Nguyễn Du dành hơn hai phần ba (120 dòng) để kể, tả về hai cuộc hội ngộ: Kiều với Đạm Tiên (82 dòng) và Kiều với Kim Trọng (38 dòng) dù hai cuộc hội ngộ này diễn ra trong một khoảnh khắc thời gian rất ngắn. Sự tập trung này đã thể hiện một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du. Đây là một khoảnh khắc của biến cố, biến cố đầu tiên của cuộc đời Kiều. Từ đây Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh nghiệt ngã đồng thời cuộc đời con gái của Kiều bước sang một bước ngoặt mới, Kiều đã có người yêu, Kiều được yêu. Sau buổi chiều đặc biệt đó, Nguyễn Du miêu tả tâm trạng của Kiều trong một đêm suy ngẫm về định mệnh và hạnh phúc (72 dòng); kể về chuyện Kim - Kiều gặp nhau trao vật kỷ niệm (68 dòng), kể về một ngày tâm sự, một đêm thề nguyền của họ(160 dòng).
Như vậy, Nguyễn Du đã dành 426 dòng thơ bằng mười ba phần trăm chiều dài tác phẩm để kể về sự kiện quan trọng, biến cố quan trọng này của Kiều. Thời gian đặc tả trong sự kiện này khoảng hai đêm và một ngày rưỡi.
85
Biến cố thứ hai: Gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha và chia tay với người yêu.
Hạnh phúc mới đến "Thề hoa chưa ráo chén vàng" thì tai họa đã áp đến với Kiều. Chú của Kim Trọng mất, Kim Trọng về hộ tang. Vừa chia tay Kim Trọng xong, ương lòng Kiều còn "Chín hồi vấn vít như vầy mối tơ" thì một tai họa áp đến. Gia đình nàng bị vu oan, cha và em bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn, của cải bị vơ vét sạch. Kiều đấu tranh tư tưởng "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?" và đã có quyết định nhanh chóng dứt khoát "Dê cho để thiếp bán mình chuộc cha !"
Người kể chuyện đã kể về chuyện mua bán rất nhanh gọn, trong đó tập trung kể về nỗi đau của một người có ý thức cao về nhân phẩm của mình nhưng giờ đây bị coi như một món hàng. Người kể chuyện vô hình đã kể tỉ mỉ về đêm Kiều "trao duyên" cho Vân trong 68 dòng thơ. Thực ra đây chỉ là việc Kiều trao hạnh phúc của mình cho Vân, còn cái duyên của Kiều - Kim thì không thể nào trao được. Tự nguyện trao đấy, nhưng Kiều đau đớn vô cùng và trong hoàn cảnh này, không có cách ứng xử nào khác hay hơn. Biến cố "hoa vô đơn chí này" này xảy ra dồn dập trong khoảng bốn ngày.
Biến cố thứ ba: Kiều tự tử tại nhà Tú Bà nhưng không chết.
Người kể chuyện vô hình đã kể về chuyến đi của Mã và Kiều từ Bắc Kinh về Lâm Truy trong 14 dòng thơ, mặc dù thời gian đi là một tháng: "Lâm Truy vừa một tháng tròn tới nơi". Trong lời kể chỉ có nỗi đau của Kiều, còn hình ảnh Mã không hề xuất hiện. Người kể chuyện đã kể tỉ mỉ về những việc xẩy ra với Kiều trong hai ngày tại nhà Tú Bà với 113 dòng thơ, mà trọng tâm là chuyện Kiều tự tử nhưng không chết.
Biến cố thứ tư:Kiều bị ép làm gái lầu xanh (lần thứ nhất).
Biến cố thứ năm: Kiều lấy chồng: Thúc Sinh.
Thời gian Kiều ở lầu xanh (lần thứ nhất) là ba năm (theo lời kể của ông già họ Đô trong
Kim Vân Kiều Truyện), Nguyễn Du chỉ tập trung thể hiện ba cảnh: Cảnh một: Tâm trạng Kiều ở lầu xanh (lần một, 32 dòng).
86
Cảnh ba: Một đêm Kiều - Thúc bàn chuyện lấy nhau (62 dòng). Đây là một biến cố quan trọng trong đời Kiều, Kiều có một người chồng thực sự, mặc dù Kiều chỉ là vợ lẽ. Mười lăm năm, Kiều bảy lần lấy chồng, ba lần bị lừa lấy chồng: Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh, một lần bị ép lấy chồng: Thổ Quan, hai lần lấy chồng thật: Thúc Sinh, Từ Hải, một lần lấy chồng hờ: Kim Trọng. Trong văn học Việt Nam chưa có người đàn bà nào "lỡ bước sang ngang" nhiều lần như Kiều, lấy chồng là hạnh phúc nhưng lấy quá nhiều đời chồng như Kiều lại là bất hạnh. Trong bảy đời chồng đó, chắc chắn Kiều có những ngày hạnh phúc với Thúc Sinh, thực sự được làm vợ. Đây là một biến cố hạnh phúc hiếm hoi của cuộc đời Kiều, nhưng những dòng thơ trực tiếp nói về hạnh phúc vợ chồng Kiều Thúc cũng ít.
Biến cố thứ sáu: Kiều bị tước mất chồng.
Hạnh phúc Kiều - Thúc là hạnh phúc của cuộc đời thường trong xã hội phong kiến, nhưng Hoạn Thư đã không thể chấp nhận. Người kể chuyện vô hình đã kể kỹ cuộc hội ngộ tay ba: Thúc Sinh - Hoạn Thư - Thúy Kiều, dưới sự đạo diễn của Hoạn Thư. Kết quả, Thúc Sinh mất một vợ, Kiều bị tước mất chồng. Đây là một bi kịch lớn của đời Kiều. Sau đó người đọc được chứng kiến một cảnh hội ngộ cũng của ba nhân vật trên tại Quan Âm các, trong khoảng "độ đâu nửa giờ" (51 dòng thơ). Sau hai lần hội ngộ đó, Kiều phải vội vàng:" cất mình qua ngọn tường hoa, Lần đường theo bóng trăng tà về tây" để lại sau lưng mình một ông chồng đa cảm, "sợ vợ".
Biến cố thứ bảy. Kiều vào lầu xanh (lần thứ hai)
Thời gian Kiều ở lầu xanh lần thứ hai là một năm, nhưng người kể chuyện vô hình chỉ kể kỹ cảnh lúc Kiều mới đến trong 12 dòng, tiếp đó là 14 dòng thơ bộc lộ tâm trạng oán hận số phận nghiệt ngã của Kiều, cũng là tâm trạng của người kể chuyện vô hình:
Chém cha cái số hoa đào, Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!
Nguyễn Du tập trung tả một đêm "gió mát trăng thanh" Từ Hải gặp Kiều, trong 48 dòng thơ, họ yêu nhau ngay và Kiều trở thành vợ của Từ Hải, đây là biến cố thứ tám của đời Kiều. Từ đây, Kiều bước vào một đoạn đời mới, có điều kiện báo ân, báo oán.
87
Kiều vào lầu xanh lần thứ hai và lấy Từ Hải là hai biến cố nhưng người kể chuyện lại kể rất ngắn vì nỗi đau đớn khi ở lầu xanh lần một tại Lâm Truy, Nguyễn Du đã biểu hiện kỹ, nay nói lại sẽ trùng lặp, chỉ cần năm từ "cũng" trong "cũng nhà",''cũng phường","cũng tay", "cũng thần", "cũng phường", đã giúp người đọc hiểu được thực trạng khổ đau của Kiều khi sống trong lầu xanh ở Châu Thai. Từ Hải là người chồng thực sự của Kiều, gắn bó với Kiều gần bảy năm, nửa năm ở Châu Thai lúc Từ còn hàn vi, một năm chờ đợi và hơn năm năm khi Từ đã có một sự nghiệp riêng, nhưng số dòng thơ trực tiếp nói về tình cảm vợ chồng Kiều -Từ rất ít, chỉ có bảy dòng. Đó là hai dòng khi họ mới lấy nhau:"Trai anh hùng gái thuyền quyên, Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.", ba dòng nói về nỗi nhớ Từ của Kiều:
Cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm.
Đêm ngày luống những âm thầm,
hai dòng nói về tình cảm vợ chồng của họ, khi Kiều trở thành phu nhân của một đại vương:
Vinh hoa bõ lúc phong trần, Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày.
Hình như tình yêu say mê lý tưởng, Nguyễn Du dành cho Kiều-Kim, tình cảm vợ chồng mặn nồng ông dành cho Kiều-Thúc, còn "nghĩa vợ chồng, Nguyễn Du dành cho Kiều -Từ. Ông đã dành nhiều bút lực để kể về việc Từ Hải giúp Kiều báo ân, báo oán. Có lẽ như thế mới hợp lý, đỡ trùng lặp lúc kể chuyện.
Biến cố thứ chín, thứ mười: Từ Hải chết, Kiều tự tử.
Trong đời Kiều biến cố hạnh phúc rất ít, chủ yếu là biến cố khổ đau bất hạnh, mặc dù trong mười lăm năm Kiều được hưởng hạnh phúc vợ chồng đích thực khoảng chùi năm. Từ thực tế nói trên chúng tỏi rút ra mộtsốnhận xét sau đây:
Thứ nhất, Nguyễn Du chỉ thể hiện Kiều như là một người phụ nữ tài hoa nhiửig bạc mệnh trong đời thường của xã hội phong kiến. Điều này đã giúp người đọc nhận thức được một đặc điểm có tính chất phổ biến của số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
88
Thứ hai, Nguyễn Du tập trung kể kỹ về các biến cố bất hạnh, vì qua các biến cố này, tác giả có điều kiện thể hiện rõ nhất bi kịch của nhân vật. Kiều là một nhân vật bi kịch nhiều tầng. Kiều chủ yếu gặp các biến cố khổ đau bất hạnh và không có biến cố nào không dẫn đến sự xáo trộn tâm lý của nhân vật. Nguyễn Du đã có đóng góp riêng trong việc thể hiện nỗi đau số phận của con người trong văn học. Điều này đã góp phần giúp độc giả được thanh lọc về tình cảm và hiểu người, hiểu đời hơn.