4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.2.1. Sự kế thừa và cách tân trong sử dụng điển tích, điển cố
Đây là một vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Phan Ngọc trong Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều [116], Trần Đình Sử ương Thi pháp Truyện Kiều
[139] đã có những trang viết sâu sắc, lý thú về việc sử dụng điển tích, điển cố của Nguyễn Du. ở đây, chúng tôi chỉ nhấn mạnh hai điểm để khẳng định sự kế thừa và sáng tạo của Nguyễn Du về mặt này.
165
Sử dụng điển tích, điển cố là một cảm thức ngôn ngữ phổ biến của văn học trung đại. Việc Nguyễn Du sử dụng điển tích, điển cố trong tác phẩm tự sự của mình là điều bình thường. Cái mới ở đây là ở chỗ, thứ nhất ngoài kho tàng điển tích, điển cố Trung Hoa Nguyễn Du còn khai thác nguồn điển tích, điển cố từ văn học dân gian của dân tộc; thứ hai Nguyễn Du đã Việt hóa
hoặc dịch ra chữ Nôm khá nhiều điển tích, điển cố của Trung Hoa nên người đọc Việt Nam dễ nhớ, dễ cảm hơn.
Đọc Truyện Kiều người đọc thấy Nguyễn Du sử dụng khá nhiều ngôn ngữ thông tục, đời thường ương đó có tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Việc dùng điển từ ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong lời kể vừa tạo ra sự súc tích vừa tạo được sự liên tưởng, dư ba cho lời kể.
Lấy điển từ kho tàng văn học dân gian của dân tộc không phải đến Nguyễn Du mới có. Trước đó một số tác giả của truyện Nôm Việt Nam cũng đã sử dụng biện pháp này. Tác giả của truyện Phan Trần, một truyện Nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII, đã khai thác điển cố từ văn học dân gian. Ví dụ:
- Thưa rằng: "Rừng mạch vách tai,
Đêm hôm xin chớ lắm lời mà chỉ.
- Rút dây chẳng nệ động rừng,
Làm cho để tiếng lố lăng thế cười. [23, tr. 46].
Hiện tượng này chưa nhiều và ở đây cách diễn đạt cũng chưa trau chuốt, chưa hay như
Truyện Kiều.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có ý thức sử dụng tiếng nói bình dân. Việc lấy điển từ văn học dân gian đã làm tăng chất hiện thực cho lời kể. Nguyễn Du đã sử dụng thành thạo những điển lấy từ văn học dân gian, ví dụ: Nói về bọn sai nha tràn vào nhà Kiều:
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Nói về bản lĩnh của Hoạn Thư qua ngôn ngữ thầm của thị:
Lo gì việc ấy mà lo,
Kiến trong miệng chén có bò đi đâu?
166
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay!
Nói về tâm trạng lo sợ của Kiều khi Kiều biết việc Kiều - Thúc tâm sự tại Quan Âm các bị Hoạn Thư phát hiện:
Thân ta ta phải lo âu,
Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này.
Khi khai thác kho tàng điển cố Trung Hoa, Nguyễn Du đã Việt hóa được khá nhiều nên người đọc bình dân vẫn có thể hiểu được. Đây là một điểm mới trong sử dụng điển cố để kể chuyện của Nguyễn Du. Việc này đã góp phần tạo ra cái hay, sự súc tích của lời kể mà các truyện Nôm trước Truyện Kiều chưa có được, mặc đù các truyện đó sử dụng điển cố của văn học Trung Hoa khá nhiều, thậm chí với một tỷ lệ đậm đặc. Với những điển cố dễ hiểu, Nguyễn Du dùng y nguyên hoặc mỗi nơi có cách dịch, cách diễn đạt khác nhau để tăng sự sinh động, tránh được sự nhàm chán đồng thời vẫn giữ được mối liên kết trong trường liên tưởng của người đọc. Ví dụ: "thu thủy" là nước mùa thu, chỉ con mắt của thiếu nữ sáng trong như nước mùa thu gợn sóng, Nguyễn Du dùng y nguyên: "Làn thu thủy nét xuân sơn". Thơ Viên Giác đời Nguyên có câu: "Vọng hạnh mâu ngưng thu thủy" (Trông tròng con mắt đáng yêu như ngưng đọng nước mùa thu gợn sóng). [30, tr. 345]. Có lúc Nguyễn Du diễn đạt là "nét thu" : "Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng" để chỉ con mắt của Kiều, có lúc từ điển cố này ông đã sáng tạo ra hình ảnh mới "dòng thu" : "Dòng thunhư giội cơn sầu" để chỉ nước mắt của Kiều.
Với những điển tích điển cố xa lạ, Nguyễn Du thường dịch ra tiếng Việt cho dễ hiểu với mọi người và ở những chỗ khác nhau ông cũng có cách diễn đạt khác nhau để tăng sự sinh động, đồng thời giữ được mối liên kết ương trường liên tưởng của người đọc, như chúng tôi vừa nói ở trên. Ví dụ, khi tả sắc đẹp của Kiều, Nguyễn Du đã dùng điển "nghiêng nước nghiêng thành" trong dòng thơ "Một hai nghiêng nước nghiêng thành". Điển này được lấy từ văn học đời Hán. Trong một bài ca của Lý Diên Niên đời Hán có câu "Nhất cố khuynh nhân thành, tái cô" khuynh nhân quốc" [(Người con gái đẹp), ngoảnh lại nhìn một lần làm xiêu thành người, ngoảnh lại nhìn lần nữa làm đổ nước người], ở dòng 258, Nguyễn Du lại diễn đạt là "Làm chi đem thói khuynh thànhtrêu ngươi.", ơ dòng 1301, ông lại có cách thể hiện sáng tạo:
167
Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi."
Dù diễn đạt kiểu nào người ta vẫn thấy được sức mạnh của "Sắc bất ba đào dĩ nịch nhân" trong lời của người kể chuyện.
Tất nhiên khống phải trong Truyện Kiều mọi điển tích, điển cố đều dễ hiểu. Ví dụ, khi Kim Trọng gặp Kiều lần thứ hai, sau buổi chiều du xuân, Kim có nói với Kiều:
Rằng: "Từ ngẫu nhĩ gặp nhau, Thầm yêu trộm nhớ bấy lâu đã chồn.
Xương mai tính đã rũ mòn,
Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay! Tháng tròn như gửi cung mây, Trần trần một phận ấp cầy đã liều!
Tiện đây xin một hai điều,
Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?"
Người đọc bình thường có thể đoán "Xương mai" chỉ ai, "Đài gương" chỉ ai, nhưng còn nội dung của dòng thơ: "Trần trần một phận ấp cây đã liều" nếu không biết câu chuyện của Vi Sinh thì khó mà đoán được. Điển này đã được dùng để chỉ việc thủ tín. Như vậy có hiểu được điển này người đọc mới hiểu được nghĩa của dòng thơ, mới hiểu được nỗi lòng của Kim Trọng.
Số lượng điển cố khó hiểu trong Truyện Kiều nếu xét đối với người đọc bình thường, đặc biệt là học sụih trung học phổ thông hiện nay thì chắc vẫn còn nhiều. Nhưng phải thấy. rằng trong bối cảnh thời đó việc Việt hóa các điển cố Trung Hoa trong Truyện Kiều là một thành tích, một điểm cách tân rất đáng trân trọng trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du.