Lời kể chuyện với vẻ đẹp tu từ

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 143)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.4. Lời kể chuyện với vẻ đẹp tu từ

Ngôn ngữ kể chuyện của ứuyện Nôm trước Truyện Kiều nói chung chỉ mới mang phẩm chất của ngôn ngữ tường thuật bình dân, còn hạn chế về vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học viết.

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã có được vẻ đẹp hài hòa của ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ trữ tình dưới dạng viết. Chỉ ở dạng viết nhà văn mới có điều kiện thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp này.

3.1.4.1.Sự phong phú của loại lời kể.

Cái hay của ngôn ngữ kể chuyện thể hiện ở sự phong phú của loại lời kể. Đó là sự cùng tồn tại của lời kể trực tiếp, lời kể nửa trực tiếp, lời kể gián tiếp. Đó là sự cùng tồn tại của ngôn

144

ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, cùng tồn tại của những điển tích, điển cố có thể gợi ra nhiều tầng ý nghĩa với những câu tục ngữ, ca dao mang đậm cảm xúc hồn hậu và triết lý của người lao động, cùng tồn tại của ngôn ngữ mang màu sắc quan phương với ngôn ngữ thông tục, đời thường. Một đóng góp lớn của Nguyễn Du là ông đã kế thừa vốn ngôn ngữ trữ tình của thơ trữ tình, của thể ngâm [116][139], để sáng tạo ra một hệ thống ngôn ngữ miêu tả đời sống nội tâm, thể hiện chiều sâu của tâm hồn con người với tất cả sự phong phú phức tạp của nó. Sự thánh thiện, cay độc, sự sâu sắc, tế nhị, nông cạn, giản đơn, của con người trong quá trình vận động biến đổi được thể hiện rất rõ trong hệ thống ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Du. Đó là sự cùng tồn tại và bổ sung cho nhau giữa ngôn ngữ kể chuyện của người kể chuyện vô hình, của nhân vật tham gia kể chuyện và nhân vật tự kể chuyện mình.

Đây là sự phong phú của một chỉnh thể chứ không phải sự pha tạp của một hiện tượng. Người gia công tạo ra sự phong phú của chỉnh thể này là Nguyễn Du và điều này chỉ có thể tồn tại ở dạng ngôn ngữ viết.

3.1.4.2.Sự súc tích, đa nghĩa, nhiều tầng, gợi liên tưởng sáng tạo.

Cái hay của ngôn ngữ kể chuyện trong Truyện Kiều còn được biểu hiện ở sự súc tích, nhiều tầng, gợi liên tưởng sáng tạo. Tính chất răn dạy giáo huấn đã làm cho truyện Nôm trước

Truyện Kiều nặng về đơn nghĩa trong lời kể. Truyện Kiều với mục đích giúp người đọc hiểu đời, hiểu hiện thực cuộc sống, đặc biệt là hiện thực tâm hồn con người vốn rất phong phú, phức tạp, tế nhị, khó nắm bắt cụ thể đã làm cho ngôn ngữ kể chuyện ở đây mang tính đa nghĩa, nhiều tầng. Nguyễn Du đã chuyển ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ tâm trạng vào tác phẩm tự sự. Ông đã đưa vào Truyện Kiều một hệ thống ngôn ngữ tâm trạng rất phong phú mà ở các truyện Nôm trước đó còn rất hiếm. Chiều sâu của tâm hồn con người được khắc họa chủ yếu qua hệ thống ngôn ngữ này.

3.1.4.3.Sự trau chuốt, mượt mà của lời kể chuyện.

Chất thẩm mỹ của ngôn ngữ kể chuyện trong Truyện Kiều còn được biểu hiện ở sự trau chuốt mượt mà, giàu hình ảnh, nhạc điệu của lời kể. Đây là một đặc điểm rất nổi trội của

145

Người đọc nhiều khi bị cuốn theo nhạc lòng của nhân vật, không chú ý đến nhạc văn của ngôn ngữ kể, mặc dù nếu không có chất nhạc văn ấy thì không thể chuyển tải được hết cái nhạc lòng đó được. Cái nhạc văn được tạo ra từ nhạc điệu của nhịp thơ, cách bắt vần, phép đối, phép điệp và cách dùng từ ngữ, hình ảnh đã thể hiện được cái nhạc lòng của nhân vật, của người kể chuyện. Vì thế dòng trữ tình sâu nặng chảy xiết trong lời kể của tác phẩm càng lôi cuốn người đọc.

Ngôn ngữ kể chuyện của Truyện Kiều là một thứ ngồn ngữ rất giàu hình ảnh. Các nhà thơ, nhà văn ai cũng biết được sức mạnh của hình ảnh trong văn học nhưng không phải ai cũng làm được như Nguyễn Du. Từ một hình ảnh cụ thể nào đó, Nguyễn Du có thể vừa thể hiện được bản chất đặc ưưng của đối tượng biểu hiện vừa thể hiện được cảm xúc và trí tuệ của người kể, vừa tạo được trường liên tưởng bay bổng cho người đọc. Hình ảnh thơ trong lời kể của Truyện Kiều vừa nhiều, vừa độc đáo, vừa kết dính với nhau trong trường liên tưởng rộng. Cái dư ba lan tỏa, nối kết của hình ảnh thơ trong ngôn ngữ kể của Tố Như do nhiều yếu tố tạo nên trong đó có việc sử dụng tài tình điển tích, điển cố.

Linh hồn Đạm Tiên là một hình tượng độc đáo trong Truyện Kiều, nó vừa như có vừa như không, có trong trí tuệ và tâm hồn của Vương Thúy Kiều, không trong con mắt trực tiếp của nhiều người. Nhưng cuộc đời Đạm Tiên lại có trong đời sống tâm linh của họ, khi họ dựa vào đó để khái quát về những kiếp người bạc mệnh. Đạm Tiên xuất hiện với hình ảnh nấm mồ cô đơn không hương khói, với hình ảnh đau thương của viễn khách, ở sự hiển linh nhập nhòa kinh hãi trong một chiều, với những hình ảnh cụ thể "trận gió cuốn cờ" làm "Ào ào đổ lộc rung cây", với "hương bay ít nhiều", với "Dấu giày từng bước in rêu rành rành". Đạm Tiên còn mấy lần xuất hiện trong giấc chiêm bao của Kiều. Đạm Tiên xuất hiện trong giấc mơ đầu tiên của Kiều rất đẹp, như thực như mơ:

Thoắt đâu thấy một tiểu kiều, Có chiều phong vận có chiều thanh tân.

Sương in mặt tuyết pha thân, Sen vàng lãng đãng như gần như xa.

146

Đạm Tiên cũng rất thông minh, nhạy cảm, xem qua thơ của Kiều đã nức nở khen thầm. Khi Kiều tỉnh giấc, bóng hình Đạm Tiên không còn nhưng hương vẫn còn đọng lại, Đạm Tiên vẫn sống với Kiều. Một thời gian rất ngắn sau đó, những ám ảnh của Đạm Tiên đối với Kiều đã thành hiện thực. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha và em. Khi trao hạnh phúc cho Vân, Kiều dự báo cho Vân biết sự hiển linh sau này của mình:

Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hình ảnh này làm cho người đọc liên tưởng tới sự hiển linh của Đạm Tiên trước chị em Thúy Kiều vào một chiều mùa xuân vừa nói ở trên, chỉ có điều gió không mạnh, cây không rung nhiều mà thôi.

Sau khi gắn bó vợ chồng với Vân, Kim Trọng vẫn không thể nào quên được Kiều, Kim lại "Đốt lò hương giở phím đồng ngày xưa." và lại thấy Kiều hiển linh trở về:

Trầm bay nhạt khói gió đưa lay rèm. Dường như bên nóc bên thềm,

Tiếng Kiều đồng vọng bóng xiêm mơ màng.

Nguyễn Du đã giải thích hiện tượng này:

Bởi lòng tạc đá ghi vàng, Tưởng nàng nên lại thấy nàng về đây.

Đó là một sự giải thích sáng suốt của lý trí, nhưng về tình cảm tâm linh hình như Nguyễn Du vẫn day dứt, người đọc vẫn bị day dứt là Kiều đang trở về, Đạm Tiên bạc mệnh đang trò về. Hình tượng Đạm Tiên bạc mệnh lại được xâu chuỗi trong trường liên tưởng của nhân vật của người kể chuyện và của người đọc khi Kiều xuất hiện với nỗi buồn đau, nỗi cô đơn trong một chiều ở lầu Ngưng Bích, trong những đêm dài, những chiều buồn và những ngày ê chề ở lầu xanh:

147

Song sa vờ võ phương trời, Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.

Lần lần thỏ bạc ác vàng,

Xót người trong hội đoạn trường đòi cơn.

Và từ ngôi mộ cô đơn bên dòng sông Tiền Đường của Từ Hải có được từ lời xin của Kiều, người đọc không thể không liên tưởng tới ngôi mộ cô đơn, không hương khói của Đạm Tiên cạnh dòng khe nhỏ ở đầu tác phẩm và những bóng ma vất vưởng trong Văn chiêu hồn, trong thơ Đỗ Phủ.

Hình ảnh và nhạc điệu chỉ có thể bộc lộ trọn vẹn và đầy đủ nhất ở văn bản viết, tính chất dư ba chỉ tồn tại trọn vẹn ở ngôn ngữ kể chuyện dạng viết. Trường liên tưởng sâu rộng của hình ảnh thơ trong Truyện Kiều là một nguyên nhân quan trọng tạo ra sức hấp dẫn của tác phẩm. Với những hoàn cảnh, với tầm văn hóa khác nhau, người đọc mỗi lần đối thoại với tác phẩm lại tìm được những cái hay mới.

3.1.4.4.Xu hướng xích gần lời nói bình thường.

Đặc sắc của lời kể trong Truyện Kiều còn được thể hiện ở xu hướng xích gần lời nói bình thường trong cuộc đời thường nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật. Đây cũng là một ương những cống hiến độc đáo của Nguyễn Đu.

Lời kể của các chủ thể kể trong Truyện Kiều đã có xu hướng xích lại gần lời nói bình thường của chính nhân vật. Xích gần ngôn ngữ đời thường nhưng không thông tục hoa lời kể mà vẫn giữ được vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật. Đặc điểm này được biểu hiện ở hai mặt sau đây:

Thứ nhất, Nguyễn Du đã để cho các chủ thể kể chuyện kể theo cái nhìn của đối tượng được kểđã mô phỏng, "diễu nhại" ngôn ngữ đời thường cửa các đối tượng này. Điều đó đã góp phần tạo ra tính chất khẩu ngữ, tính chất đời thường của lời kể. Đoạn thơ kể về cuộc hội ngộ đầu tiên giữa Kiều và Tú Bà trong lời kể của người kể chuyện vô hình thể hiện rất rõ đặc điểm này:

148

Bên thì ngồi bốn năm người làng chơi.

Giữa thì hương án hẳn hoi,

Trên treo một tượng trắng đôi lông mày.

Cảnh này được kể theo cái nhìn của Kiều, Kiều như vừa nhìn vừa đếm vừa xác định đặc điểm của các đối tượng được nàng nhận diện.

Tiếp theo tám dòng thơ kể về vị thần mật trắng, người kể chuyện vô hình kể về mụ Tú. Lời khấn của Tú Bà vừa có cái trau chuốt, cách điệu, sử dụng điển tích điển cố "Đêm đêm hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu."Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai!" vừa có cái thông tục của ngôn ngữ đời thường "Cửa hàng buôn bán cho may", "Đưa người cửa trước rước người cửa sau!". Những từ ngữ "vắt nóc", "nổi tam bành", "mụ", "vốn liếng", "gái tơ", "ngứa nghề",...đã làm cho lời kể ở đây.gần với lời nói bình thường. Nguyễn Du đã mô phỏng, "diễu nhại", ngôn ngữ đời thường của nhân vật trong lời kể của người kể chuyện.

Lời Xuân Hoa kể cho Kiều biết việc nghe lén của Hoạn Thư không có từ Hán Việt nào khó hiểu, không có điển tích điển cố mà những người có văn hoa cao hay dùng. Lời kể ở đây đầy những chi tiết của đời sống thực, ngôn từ giản dị, dễ hiểu, kể theo dòng thời gian như lối nói của những người đầy tớ:

Hoa rằng : "Bà đến đã lâu,

Nhón chân đứng nép độ đâu nửa giờ. Rành rành kẻ tóc chân tơ,

Mấy lời nghe hết đã dư tỏ tường.

Bao nhiêu đoạn khổ tình thương, Nỗi ông vật vã nỗi nàng thở than.

Ngăn tôi đứng lại một bên,

149

Lời kể ở đây đã thể hiện ý thức tuân thủ lệnh chủ và sự trung thực của người hầu. Lời kể cũng biểu hiện được một phần bản chất nhân vật đang kể chuyện mặc dù hình tượng này chỉ xuất hiện qua ít dòng trong tác phẩm (mười một dòng).

Những đoạn thơ nói về tâm trạng của Mã Giám Sinh trước lúc bẻ hoa, tâm trạng của Hoạn Thư khi nghe "vườn mới thêm hoa" hoặc Kiều kể về Mã Giám Sinh, ông già họ Đô kể về Kiều,...đều thể hiện rất rõ xu hướng xích gần đời thường của lời kể chuyện.

Thứ hai, xu hướng này còn được thể hiện ở ngôn ngữ phụ của nhân vật vì ngôn ngữ phụ cũng góp phần kể chuyện. Người đọc khó quên được cái "lẩm nhẩm gật đầu" của Sở Khanh khi hắn trả lời Kiều và cái cười của Từ Hải khi Từ hỏi Kiều:

Cười rằng: "Cá nước duyên ưa!

Nhớ lởi nói những bao giờ hay không? Anh hùng mởi biết anh hùng, Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa?"

Cái cười này đã góp phần khẳng định sự tự tin của Từ. Sự xuất hiện của ngôn ngữ phụ của nhân vật trong lời kể tuy còn ít, nhưng đó là một sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)