4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Cách kể "răn đời"
Văn học xưa của một số nước phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, thường bị chi phối bởi quan niệm "văn dĩ tải đạo", "thi dĩ ngôn chí". Đây là những quan niệm coi văn học nghệ thuật như là sự biểu hiện cái "chí" hay cái "đạo" của con người, coi văn học nghệ thuật như là một phương tiện để bộc lộ. Với quan niệm này chức năng giáo dục, tính chất "răn đời" của văn học nghệ thuật rất được đề cao. Văn học chủ yếu giáo dục tư tưởng, đạo đức, đạo lý. Quan niệm này có cái đúng, cái cần thiết của nó, mặc dù nếu dừng ở đó thì chưa thể phát huy hết được khả năng của văn học nghệ thuật.
Chính quan niệm "văn dĩ tải đạo", "thi dĩ ngôn chí" nói trên đã quyết định nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học, trong đó có nghệ thuật kể chuyện ở các tác phẩm tự sự. Mục đích "răn đời", tỏ chí, chở đạo đã tạo ra những hình tượng một chiều, chủ yếu theo điều tác giả mong muốn, như cái cần phải có ở trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học vì thế không đa dạng sinh động như trong hiện thực cuộc đời. Trong truyện Nôm cũng thường xẩy ra hiện tượng này, Cao Bá Quát đã có nhận xét tinh tế "Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời,
Hoa Tiên là tiếng nói răn đời vậy" [142, tr.151]. Kể chuyện để "răn đời" đã trở thành một đặc điểm phổ quát của truyện Nôm Việt Nam. Cùng với quan niệm này đã xuất hiện một cách kể chuyện theo mô hình: Hội ngộ - lưu lạc - đoàn viên, câu chuyện phát triển đơn tuyến, một chiều theo dòng thời gian. Tác giả chủ yếu kể về hành động, từ hành động thể hiện bản chất, "chủ yếu dùng bút pháp ngoại hiện để thể hiện tâm lý nhân vật" [102]. Nhân vật có tính chất nhị phân hoặc tốt, hoặc xấu, tính cách gần như không thay đổi, trong suốt quá trình phát triển của cốt truyện, cốt truyện được xây dựng gần như để minh hoa cho những quan niệm mang tính ảo tưởng dân gian như: "ở hiền gặp lành" "ác giả ác báo"v.v...Kết quả của cách kể chuyện này là đã tạo ra những "mọ hình cơ bản" [116, tr. 116] về con người, tạo ra những tính cách, những phẩm chất chung nhất của một hạng người, ví dụ, nhân vật Thạch Sanh, Phạm Tải, Ngọc Hoa, chứ chưa tạo được con người toàn vẹn sống động, chưa tạo được những hình tượng con người cá nhân đích thực như nó vốn có trong đời sống xã hội.
67