Tác động đối với việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoà

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 92)

- Đáp ứng được mục tiêu đề ra

2.3.3.1.Tác động đối với việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoà

70Dịch vụ bất động sản và cho

2.3.3.1.Tác động đối với việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoà

Hoa kiều trở về nước làm việc:

Chính sách cử người Trung quốc đi học tập và làm việc ở nước ngoài trong nhiều thập niên qua đã đem lại một nguồn lợi to lớn cho Trung Quốc trong việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài. Theo thống kê của Bộ giáo dục Trung Quốc, vào cuối năm 2011 tổng số sinh viên Trung Quốc đang học tập và nghiên cứu ở nước ngoài là 2.244.100 người, số lượng người Trung Quốc quay trở về nước làm việc là 818.000 người, chiếm 36% [48]. Hầu hết số sinh viên trở về này đều học tập ở Mỹ và các nước châu Â. Theo đánh giá của OECD, trong giai đoạn 1990-1999, có tới 47% những người có học vị tiến sĩ ở Mỹ đều có quốc tịch nước ngoài và họ ở lại Mỹ để sinh sống và làm việc. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tỷ lệ sinh viên Trung Quốc được giữ lại làm học tiến sĩ ở Mỹ chiếm 87%, trong khi người Đài Loan chỉ là 57%, người Hàn Quốc là 39%, Ấn Độ 82% [63]. Những đánh giá nghiên cứu của Viện nghiên cứu khoa học và giáo dục Oak Ridge (Mỹ) cho rằng tỷ lệ người Trung Quốc sau 5 năm học tiến sĩ ở Mỹ và đạt được bằng cấp tiến sĩ ở Mỹ thuộc diện cao nhất thế giới: 92%, trong khi Ấn Độ chỉ đạt 81%, Hàn Quốc đạt 41%, Nhật Bản đạt 33% và Thái Lan 7% (Wall Street Journal, 26/1/2010.) Tại Mỹ, số lượng sinh viên nước ngoài chủ yếu đến từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo thống kê của Hội đồng khoa học quốc gia Mỹ năm 2006, có khoảng 2,2 triệu sinh viên nước ngoài đang làm nghiên cứu sinh tại Mỹ. Trong số họ, 16%

93

(khoảng 350.000 người) là người Ấn Độ và 11% (khoảng 242.000 người) là người Trung Quốc. Vào năm 2008, có khoảng 80.000 người Trung Quốc được nhận thẻ xanh tại Mỹ và 40.000 người Trung Quốc được công nhận là công dân Mỹ.

Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu chất xám lớn nhất trên thế giới sang Mỹ, tiếp theo là Mehico. Xét theo các giải thưởng quốc tế, năm 2009 Trung Quốc đạt 8 giải thưởng Nobel quốc tế trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, trong đó 5 người sinh ra ở Trung Quốc nhưng đã được công nhận là công dân Mỹ, và 3 người Trung Quốc khác cũng đang sinh sống ở nước ngoài. Chính sách cử sinh viên và các nhà khoa học sang học tập và làm việc ở nước ngoài đã khiến nhân lực người Trung Quốc được trang bị nhiều kiến thức hiện đại và được thế giới công nhận.

Bảng 2.13. So sánh số sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài học tập và trở về nước làm việc, giai đoạn 1996-2010

Năm Số sinh viên ra nước ngoài học tập (người) Số sinh viên trở về nước làm việc (người) Tỷ lệ quay trở về nước (%) 1996 270.000 89.000 32,9 1997 296.000 96.000 32,4 1998 302.000 99.000 32,7 1999 320.000 112.000 35,0 2000 340.000 130.000 38,2 2001 460.000 135.000 29,3 2002 585.000 153.000 36,2 2003 700.000 178.000 25,4 2004 814.000 198.000 24,3 2005 933.000 233.000 24,9 2006 1.067.000 275.000 25,8 2007 1.210.200 320.000 26,4 2008 1.390.000 390.000 28,0 2009 1.620.000 497.000 30,7 2010 1.915.000 630.000 33,2 2011 2.244.100 818.000 36,0

Nguồn: Huiyao Wang (2012), China’s competition for global talents: strategy, policy and recommnetdations, Research reports, 24/5/2012, trang 6.

Xét về lĩnh vực nghiên cứu và học tập ở nước ngoài, trong giai đoạn 1978- 1999 có tới 75% số sinh viên Trung Quốc được gửi ra nước ngoài học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (chủ yếu là khoa học cơ khí, khoa học tự nhiên, khoa học dược, khoa học nông nghiệp, khoa học lâm nghiệp), chỉ có 25% học tập ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và khoa học xã hội. Các điểm đến chủ yếu của sinh

94

viên Trung Quốc trong giai đoạn này là Mỹ, Nhật Bản, Canada, Đức, Anh, Pháp, Australia (chiếm 75% số sinh viên Trung Quốc du học ở nước ngoài), 25% còn lại là đến các nước khác trên thế giới. Tỷ lệ sinh viên quay trở về nước làm việc sau khi tốt nghiệp đại học thấp nhất là những người Trung Quốc sống ở Mỹ (14,1%), cao nhất là ở Anh (46,8%), Đức (37,4%), Pháp (47,6%), Nhật Bản (37,4%), Canada(37,4%)…

Bảng 2.14. Số sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài phân theo lĩnh vực học tập nghiên cứu và điểm đến, 1978-1999

Số sinh viên đi học ở nước ngoài Tỷ lệ Số sinh viên về nước Tỷ lệ về nước Tổng 400.000 100.000 Theo ngành nghề Khoa học kỹ thuật 300.000 75

Văn hóa nghệ thuật 100.000 21

Theo điểm đến Mỹ 213.200 53,3 30.021 14,1 Nhật Bản 66.800 16,7 25.016 37,4 Canada 26.800 6,7 10.036 37,4 Đức 26.800 6,7 10.036 37,4 Anh 21.200 5,3 9.924 46,8 Pháp 14.800 3,7 7.050 47,6 Australia 13.200 3,3 5.932 44,9 Khác 17.200 4,3 1.984 11,5

Nguồn: OECD (2001), International mobility of the highly skilled, Paris, trang 116.

Trong những năm gần đây, ngành nghề học của sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài có sự đa dạng hơn. Top các ngành nghề đại học Mỹ được sinh viên Trung Quốc ưa chuộng hiện nay là đại học tổng hợp, tài chính, y tế, thiết kế máy tính, ngân hàng, dược, bảo hiểm, viễn thông không dây, bác sĩ, tư vấn kỹ thuật, giáo dục, bảo hiểm…

95

Hình 2.5. Số lượng sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài và trở về nước làm việc, giai đoạn 1996-2011

Nguồn: National Statistical Yearbook of China.

Vấn đề đặt ra là: Trung Quốc đang bị chảy máu chất xám hay đang thu hồi lại lợi ích từ chất xám xuất khẩu ra nước ngoài? Bảng 2.13 cho thấy, tỷ lệ người Trung Quốc sau khi học tập và làm việc ở nước ngoài trở về nước chiếm trên dưới 30% và tỷ lệ người Trung Quốc đạt học vị tiến sĩ ở Mỹ quay trở về tổ quốc làm việc chiếm 8%. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã dựa vào tiềm lực tài chính trong nước mạnh (năm 2011 dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt trên 3000 tỷ USD, xếp thứ nhất trên thế giới) để đầu tư phát triển nguồn nhân lực của mình ở trong nước và nước ngoài, tuy nhiên tỷ lệ người Trung Quốc có học vị tiến sĩ trở về nước không nhiều. So với lượng người gửi ra nước ngoài để tiếp thu tri thức hiện đại, lượng người quay trở lại nước còn thấp, và điều này phụ thuộc phần lớn vào chính sách thu hút nhân tài trở về nước của Trung Quốc còn nhiều phần kém hấp dẫn.

Lao động chuyên môn cao người nước ngoài:

Từ khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài trình độ cao vào làm việc ở Trung Quốc. Nhờ những nỗ lực của chính phủ, số lượng chuyên gia nước ngoài vào Trung Quốc ngày càng đông. Trong giai đoạn 1978-1999, tổng số chuyên gia nước ngoài vào Trung Quốc là 824.000 người, dưới hình thức làm việc dài hạn và ngắn hạn. Trong giai đoạn 1992-1999, số chuyên gia nước ngoài vào Trung Quốc là 613.820 người, tăng gấp đôi so với con số 210.180 người của giai đoạn 1978-1999.

96

Điều này cho thấy tốc độ tăng lực lượng lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Trung Quốc ngày càng cao.

Bảng 2.15. Số lượng chuyên gia nước ngoài vào Trung Quốc giai đoạn 1992-1999

Năm Tổng Chuyên gia quản lý và đến Trung Quốc theo hợp đồng lao

động

Chuyên gia đi theo các nhà đầu tư

nước ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa,

sức khỏe cộng đồng 1978-91 210.180 1992 62.500 1993 71.820 1994 74.500 1995 76.000 1996 80.000 31.200 39,0 34.400 43,0 14.400 18,0 1997 82.000 30.800 37,6 37.000 45,1 14.200 17,3 1998 83.000 37.018 44,6 32.370 39,0 13.612 16,4 1999 84.000 36.540 43,5 33.096 39,4 14.364 17,1

Nguồn: OECD (2001), International mobility of the highly skilled, Paris, trang 176.

Vào năm 2009, số lượng chuyên gia nước ngoài làm việc tại Trung Quốc là 480.000 lượt người. Gọi là lượt người thay cho số lượng người bởi vì có một lượng lớn các chuyên gia nước ngoài đã quay trở lại Trung Quốc làm việc sau khi hết hợp đồng lao động và trở về nước, sau đó mới quay trở lại. Năm 2009, Trung Quốc có 233.000 người nước ngoài làm việc dưới dạng giấy phép lao động. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn ban tặng Giải thưởng bạn bè (friendship awards) cho 1.099 chuyên gia nước ngoài, Giải thưởng hợp tác khoa học và công nghệ quốc tế (international scientific and technological awards) cho 43 chuyên gia nước ngoài [48].

Trước khi Trung Quốc ban hành Thẻ xanh, chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút các sinh viên có trình độ học vấn cao từ nước ngoài vào Trung Quốc làm việc, nhưng do có nhiều hạn chế về mặt chính sách, sinh viên nước ngoài không thể vào Trung Quốc học tập và làm việc. Hơn nữa, trước năm 2004, chính phủ Trung Quốc tập trung vào việc tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài vào các vị trí ngắn hạn, chưa tập trung vào việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn hoặc khuyến khích gia hạn hợp đồng lao động. Chính vì vậy, lao động chuyên môn cao nước ngoài vào Trung Quốc trước năm 2004 bị hạn chế rất nhiều. Từ tháng 8/2005 đến tháng 8/2008, chính sách Thẻ xanh đã có

97

tác dụng rất lớn, chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn định cư dài hạn cho 686 người nước ngoài, và chỉ trong năm 2006 đã có 70.000 chuyên gia nước ngoài đã đăng ký sống và làm việc tại Bắc Kinh [48]. Theo số liệu của Bộ nguồn nhân lực và an sinh xã hội, năm 2010 có 231.700 người nước ngoài làm việc tại Trung Quốc, tăng so với con số 223.000 của năm 2009. Hầu hết họ là những lao động có chuyên môn cao, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Cùng với lao động chuyên môn cao nước ngoài, Trung Quốc những năm gần đây cũng chú ý đến việc thu hút sinh viên quốc tế đến học tập và làm việc tại Trung Quốc. Số sinh viên quốc tế đến Trung Quốc đạt 190.000 người năm 2007, trên 200.000 người năm 2008. Từ năm 1978 đến năm 2009, số lượng sinh viên quốc tế đến Trung Quốc nghiên cứu và học tập lên tới 1,69 triệu lượt người, đến từ 190 quốc gia trên thế giới. Trung Quốc chấp nhận sinh viên quốc tế đến nước mình học tập và làm việc không phải vì mục đích kiếm lợi nhuận từ việc học tập của họ, mà vì muốn thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào Trung Quốc. Vào năm 2011, có khoảng 290.000 sinh viên quốc tế học tập ở Trung Quốc, so với 60.000 sinh viên quốc tế năm 2001, trong đó sinh viên Hàn Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số sinh viên quốc tế học tập tại Trung quốc năm 2011 (62.442 người), tiếp theo là Mỹ (23.292 người), Nhật Bản (17.961 người), Nga (13.340 người), Indonesia (10.957 người), Ấn Độ (9370 người), Pháp (7.592 người), Đức (5.451 người) [43]. Trong một báo cáo điều tra về nguyện vọng viêc làm của sinh viên quốc tế do ttường Đại học ngoại ngữ và văn hóa Bắc Kinh (BLCU) khảo sát năm 2009, trong số 155 sinh viên quốc tế được hỏi, có 54 người trở lời muốn ở lại Trung Quốc làm việc, trong đó 72% số người muốn ở lại làm việc tại Trung quốc muốn làm việc trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa, 45% muốn làm trong lĩnh vực thương mại, và 24% muốn làm việc trong lĩnh vực trao đổi văn hóa [43].

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 92)