- Đáp ứng được mục tiêu đề ra
70Dịch vụ bất động sản và cho
2.4.1.2. Những điểm khác biệt
106
Sự khác biệt trong chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Trung Quốc và Singapore thể hiện cụ thể sau đây:
Thứ nhất, mô hình thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Trung Quốc và Singapore có sự khác nhau cơ bản. Theo phân loại quốc tế, Trung Quốc thuộc về nước chủ yếu nghiêng về xuất khẩu lao động, trong khi Singapore chủ yếu là nước nhập khẩu lao động. Với 5,3 triệu dân, nguồn cung lao động trong nước rất ít và nguồn cầu lao động nước ngoài ở Singagore rất lớn. Với gần 1,3 tỷ người, Trung Quốc là nước đông dân, đang dư thừa lao động, vì vậy nguồn cung đang rất lớn và Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, dư thừa lao động; trong khi đó nguồn cầu lao động phổ thông nước ngoài hầu như không xuất hiện tại Trung Quốc, nguồn cầu lao động chuyên môn cao nước ngoài chỉ mang tính tương đối và có chọn lọc. Đối chiếu với thực trạng thu hút lao động nước ngoài ở Trung Quốc và Singapore, có thể chứng minh rõ mô hình di chuyển lao động của hai nước. Vào năm 2010, dòng lao động ra khỏi Trung Quốc là 8.344.726 người, và dòng lao động vào Trung quốc là khoảng 685.775 người, tỷ lệ lao động vào/ lao động ra là khoảng 8,2%. Cũng trong năm 2010, dòng lao động ra khỏi Singapore là 297,234 người và dòng lao động vào Singapore là khoảng 1.966.865 người, tỷ lệ lao động vào/ lao động ra là 661,7%. Những con số đó cho thấy Singapore là nước phụ thuộc vào lao động nhập khẩu rất lớn, còn Trung Quốc là nước ít dựa vào lao động nước ngoài.
Bảng 2.17. Di chuyển lao động ở một số nước châu Á năm 2010 Nước Lao động ra nước ngoài Lao động vào trong nước
Brunei 24.343 148.123 Cambodia 350.485 335.829 Trung Quốc 8.344.726 685.775 Hongkong 718.990 2.741.800 Ấn Độ 11.360.823 5.436.012 Indonesia 2.504.297 122.908 Nhật Bản 771.246 2.176.219 Hàn Quốc 2.077.730 534.817 Malaysia 1.481.202 2.357.602 Philippin 4.275.612 435.423 Singapore 297.234 1.966.865 Thái Lan 811.123 1.157.263 Việt Nam 2.226.401 69.307
Nguồn: Shandre Mugan Thangavelu (2012), Economic Growth, Welfare and foreign workers: case of Singapore, National University of Singapore, trang 14.
107
Thứ hai, chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Singapore và Trung Quốc có sự khác biệt. Trước hết, đó là sự khác biệt về thời điểm ban hành chính sách. Singapore là nước thiếu lao động nước ngoài ngay từ khi tách khỏi Malaysia, do vậy chính sách nhập khẩu lao động nước ngoài được ban hành từ rất sớm, chú trọng lao động chuyên môn cao nước ngoài cũng rất sớm. Hơn nữa, hệ thống chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Singapore rất bài bản, từ luật liên quan đến lao động nhập cư, đến chính sách cấp visa,giấy phép, thẻ lao động và chính sách thuế đối với lao động nước ngoài. Tại Singapore, Visa, thẻ, thuế đều nhằm khuyến khích lao động chuyên môn cao nước ngoài, hạn chế lao động phổ thông kỹ năng thấp nước ngoài. Visa đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài được ưu tiên, thẻ được phân loại thành 3 loại P1, P2, Q1 và S, đồng thời mức thuế đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài luôn thấp hơn lao động phổ thông nước ngoài. Singapore còn ban hành những chính sách cho phép người nước ngoài có kỹ năng và chuyên môn được định cư lâu dài nếu đáp ứng đủ yêu cầu về thu nhập, ngoại ngữ, trình độ, kinh nghiệm làm việc… và được phép đưa người nhà theo nếu đáp ứng các điều kiện do chính phủ đặt ra. Hệ thống chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Singapore được đánh giá là bài bản và khoa học.
Còn đối với Trung Quốc, hệ thống thẻ Xanh mới được ban hành từ năm 2004 với nhiều quy định còn chung chung và hệ thống chính sách khác liên quan đến nhập cư lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài còn rất hạn chế, rườm rà và không rõ ràng. Thuế đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài được đánh theo thuế lũy tiến, người có thu nhập cao thì thuế sẽ cao và ngược lại. Do vậy khó tạo sức hấp dẫn cho lao động chuyên môn cao nước ngoài. Hơn nữa, là một nước đang phát triển, Trung Quốc chưa có những quy định rõ ràng về thu nhập, ngoại ngữ, trình độ, kinh nghiệm làm việc của người nước ngoài, lĩnh vực cần thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, đồng thời chưa có những quy định chi tiết về việc cho phép lao động chuyên môn cao nước ngoài định cư lâu dài ở Trung Quốc.
Thứ ba, cơ cấu lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Trung Quốc và Singapore có sự khác nhau. Chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Singapore không phân biệt nguồn gốc , quốc tịch của người lao động, khuyến khích lao động ở các nước phát triển vào làm việc và sinh sống tại Singapore. Tại Trung Quốc, chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài tập trung vào
108
việc thu hút nhân tài Hoa Kiều đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài quay trở về tổ quốc để làm việc và sinh sống. Chính vì vậy, nhân tài nước ngoài ở Trung quốc chủ yếu là người Hoa kiều, còn nhân tài nước ngoài ở Singapore có thể là người Trung Quốc, người Malaysia, người châu Âu, châu Mỹ… Sự khác biệt về cơ cấu lao động chuyên môn cao nước ngoài ở hai nước vừa phản ánh trình độ phát triển kinh tế và môi trường chính sách lao động, vừa phản ánh trở lại nấc thang phát triển của hai nước khi muốn tận dụng lao động chuyên môn cao nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế.
Thứ tư, tác động của lao động chuyên môn cao nước ngoài đối với hai nước có sự khác biệt lớn. Do phụ thuộc vào lao động chuyên môn cao nước ngoài ở mức trên dưới 30% lực lượng lao động, lao động chuyên môn cao nước ngoài có những đóng góp rõ ràng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Singapore. Trong tăng trưởng GDP, trong giá trị gia tăng của sản phẩm, trong cơ cấu kinh tế, trong giá trị doanh nhân và giá trị văn hóa, đều có dấu ấn đậm nét của lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Singapore. Bên cạnh đó, lao động chuyên môn cao nước ngoài cũng khiến xã hội Singapore bị xáo trộn, bị ảnh hưởng, nhất là khi kinh tế trong nước gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khiến lao động trong nước mất việc làm, không có động lực phấn đấu để đạt được học vấn cao hơn và tay nghề tốt hơn. Chính vì vậy, những tác động của lao động chuyên môn cao nước ngoài đối với Singapore đã mang tính chiều sâu, len lỏi vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị của đất nước, mang cả tính tích cực và tiêu cực.
Trái lại, lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Trung Quốc chưa có những đóng góp mang dấu ấn cho nền kinh tế nước này. Hầu hết họ là cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, về nước làm trong lĩnh vực khoa học công nghệ, doanh nghiệp, xã hội nhân văn. Tác động chưa mang tính chiều rộng cũng như chiều sâu, và những tác động từ họ đối với nền kinh tế để tạo hiệu ứng lan tỏa chưa nhiều. Hơn nữa, lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Trung quốc còn gặp nhiều hạn chế trong việc phấn đấu và cống hiến bởi môi trường chính sách chưa thông thoáng, do vậy những tác động của lao động chuyên môn cao nước ngoài đối với Trung quốc còn hết sức mờ nhạt.