- Đáp ứng được mục tiêu đề ra
31giới chủ
2.2.1.1. Các nguyên nhân kinh tế:
Chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Singapore gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước này. Khi tách khỏi Malaysia trở thành nước độc lập vào năm 1965, thủ tướng Singapore lúc bấy giờ là ông Lý Quang Diệu và Đảng PAP đã quyết định đưa Singapore trở thành một nước tư bản phát triển với chiến lược kinh tế hướng vào xuất khẩu. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Singapore là nước hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu chủ yếu phải nhập từ bên ngoài, nông nghiệp không phát triển. Chiến lược mở cửa kinh tế đã khuyến khích các công ty xuyên quốc gia và dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục đổ vào Singapore. Do không có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, Singapore đã thực hiện nền kinh tế mở cửa bằng việc mua các hàng hoá chưa gia công và chế biến chúng để xuất khẩu. Mô hình kinh tế giảm tối đa sự can thiệp của nhà nước và tận dụng lợi thế cảng biển đã đưa Singapore trở thành nơi trung chuyển hàng hóa lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Vào năm 1995, Singapore trở thành quốc gia có tỷ lệ đầu tư tư nhân cao nhất trên thế giới và thu hút 5000 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới đến Singapore đầu tư và sản xuất [55].
Quá trình phát triển kinh tế của Singapore có thể được chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1960-1970: nền kinh tế phát triển theo hướng thâm dụng lao động. Ở giai đoạn này, tỷ lệ thất nghiệp ở Singapore rất cao. Năm 1968, chính phủ đã từ bỏ chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, chuyển sang thực hiện chính sách công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài cho các ngành tập trung nhiều lao động. Những ưu tiên trong giai đoạn 1960-1970 là mở rộng hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học và phổ thông trung học. Năm 1964, Singapore thành lập Viện dạy nghề Singapore, tập trung đào tạo nghề và kỹ năng cho người lao động nhằm đáp ứng các nhu cầu của các ngành công nghiệp mới
51
thành lập ở đất nước. Vào năm 1968, Singapore thành lập Phòng giáo dục kỹ thuật, trực thuộc Bộ Giáo dục để phát triển các chương trình đào tạo giáo viên và kỹ năng cho học sinh từ cấp phổ thông trung học trở lên. Phòng giáo dục kỹ thuật được nhân rộng số lượng tại Singapore trong thập kỷ 1970.
- Giai đoạn 1980-1999: Năm 1979, chính phủ Singapore thực hiện phát triển kinh tế hướng về các ngành công nghiệp tập trung nhiều vốn, công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, hệ thống giáo dục đào tạo của Singapore được cải tiến theo hướng thành lập các ngành học mới như công nghệ điện điện tử, công nghệ ô tô v.v...Vào năm 1990, hệ thống đào tạo công nghiệp được củng cố mạnh mẽ bởi việc thành lập Hệ thống học nghề mới theo mô hình học nghề của Đức. Vào năm 1991, chính phủ công bố Kế hoạch kinh tế mới, chuyển nền kinh tế Singapore sang giai đoạn phát triển mới. Mục tiêu là trong vòng 30-40 năm sẽ đưa Singapore trở thành một nước phát triển hàng đầu thế giới. Để thực hiện tham vọng này, chính phủ tập trung xây dựng các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ tiên tiến, khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa sản xuất,nâng cấp công nghệ và đầu tư vào các nền kinh tế khác trong khu vực. Hệ thống giáo dục đại học được chú trọng đầu tư, tập trung vào đào tạo kỹ năng thuần thục và chất lượng nguồn nhân lực cao trong các lĩnh vực công nghệ cao, tập trung nhiều tri thức và ngành dịch vụ.
- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Chính phủ Singapore tập trung phát triển kinh tế theo hướng đa dạng, năng động và hội nhập toàn cầu hóa. Cùng với đó, Singapore đã xây dựng hệ thống các trường đại học được đánh giá là tốt nhất trên thế giới. Tạp chí Financial Times năm 2009 đã xếp hạng các trường học kinh doanh trên thế giới, trong đó Trường đại học quốc gia Singapore đứng thứ 11 và Trường kinh doanh Nanyang xếp thứ 24 trên thế giới [Financial Times website, 2 May 2010.] Trong giai đoạn này, kinh tế Singapore phát triển mạnh mẽ. Singapore hiện nay là một trong số nước đang đứng đầu thế giới trong một số lĩnh vực kinh tế như: trung tâm tài chính đứng thứ 4 thế giới, thị trường casino lớn thứ 2 thế giới, là 1 trong 3 nước lớn nhất thế giới về hóa dầu, là nước sửa chữa tàu thuyền có uy tín trên thế giới, là 1 trong 5 nước có hệ thống cảng sôi động nhất thế giới. Ngân hàng Thế giới đã xếp hạng Singapore là cửa ngõ hậu cần hàng đầu thế giới và Singapore là 1 trong 4 trung tâm ngoại thương lớn nhất thế giới sau London, New York và Tokyo. Tốc độ
52
tăng GDP của nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á trong năm 2010 14,7%, cao thứ 2 thế giới (xếp sau Qatar, tăng trưởng 16%). Đây cũng là con số ấn tượng nhất của nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á trong vòng 40 năm, sau con số ấn tượng 13,8% năm 1970. Sự bùng nổ tại khu vực công nghiệp chế tạo là động lực chính giúp kinh tế Singapore tăng trưởng mạnh trong năm qua.
Báo cáo của Ủy ban chiến lược kinh tế Singapore (ESC) công bố đầu tháng 6/2011 cho biết với đà tăng trưởng kinh tế hiện nay, mục tiêu 10 năm tới của Singapore sẽ tập trung vào 7 chiến lược lớn, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. ESC cho biết vấn đề lớn nhất hiện nay là vấn đề thiếu nhân lực và năng suất lao động chưa cao. Nếu năng suất lao động tăng lên từ 2% tới 3%, kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng thêm từ 3% tới 5% [22]. ESC cho biết 7 chiến lược lớn nói trên tập trung vào 3 trọng điểm sau: Một là nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý của các ngành, xây dựng một cơ chế chung toàn quốc, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân viên các doanh nghiệp, từ đó làm các doanh nghiệp có nhiều nhân tài quản lý và kinh doanh. Hai là
nâng cao năng lực phát triển của các doanh nghiệp, nắm chắc thời cơ, đưa các doanh nghiệp loại vừa trong thời gian từ 5 -10 năm tới vươn lên hàng đầu thế giới, trở thành đầu tàu trong các doanh nghiệp Châu Á. Ba là xây dựng Singapore thành “đô thị toàn cầu”, thu hút nhân tài các nước, đồng thời tăng cường đầu tư bồi dưỡng nhân tài trong nước. Các kế hoạch phát triển kinh tế trong thời gian vừa qua và trong tương lai của Singapore hàm ý những vấn đề thiết thực về nhu cầu lao động chuyên môn cao.