Chính sách khuyến khích lao động chuyên môn cao nước ngoài vào Trung Quốc làm việc.

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 87)

- Đáp ứng được mục tiêu đề ra

70Dịch vụ bất động sản và cho

2.3.2.2. Chính sách khuyến khích lao động chuyên môn cao nước ngoài vào Trung Quốc làm việc.

vào Trung Quốc làm việc.

* Chính sách đối với sinh viên quốc tế:

Song song với chiến lược gửi sinh viên và cán bộ ra nước ngoài học tập, Trung Quốc đã không ngừng cải tiến chất lượng các trường đại học trong nước để thu hút sinh viên nước ngoài, đồng thời thiết lập chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào làm việc.

Các chương trình ngoại giao sinh viên của Trung Quốc ngày càng mở rộng. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc, ngày càng có nhiều sinh viên nước ngoài đến đây học tập. Năm 2011, tại Trung Quốc có tới gần 300.000 du học sinh nước ngoài. Việc tăng số lượng sinh viên nước ngoài bằng cách cung cấp nhiều học

88

bổng, phát triển cơ sở vật chất, là một chiến lược có chủ đích của chính phủ, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ của Trung Quốc trên toàn cầu, và mở rộng "sức mạnh mềm" của Trung Quốc. Trong khi đó, chính phủ Mỹ và các nước ở châu Á, châu Âu, cũng đang đầu tư vào các chương trình nghiên cứu, thường là hợp tác với chính phủ Trung Quốc, để tạo ra một thế hệ sinh viên mới hiểu biết về đất nước này. Kế hoạch 5 năm của Trung Quốc (2011-2015) trong lĩnh vực giáo dục với mục đích nâng cao chất lượng tại các viện nghiên cứu, các đại học trong cả nước, để thu hút được khoảng 500.000 sinh viên quốc tế vào năm 2020. Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng việc dạy và học tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch tài trợ 50.000 học bổng cho sinh viên nước ngoài vào năm 2015. Chính phủ Mỹ và các nước châu Âu cũng đang đầu tư vào những chương trình khuyến khích sinh viên nước mình tới học tại Trung Quốc. Năm 2010, Mỹ đã phát động chương trình "100.000 Strong Initiative" (100.000 sự khởi đầu mạnh mẽ) nhằm tăng số lượng sinh viên Mỹ học tập tại Trung Quốc lên 100.000 người vào năm 2014. Giữa EU và Trung Quốc đã có một diễn đàn về giáo dục đại học đầu tiên được tổ chức tháng 4/2010– được coi là “cột trụ thứ ba trong mối quan hệ EU – Trung Quốc”, theo đó sẽ có 30.000 học bổng dành cho sinh viên trong 5 năm 2011- 2015.

Chính sách đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài:

Từ năm 1986, Trung Quốc thực hiện Luật kiểm soát ra vào của người nước ngoài (Law of the People’s Republic of China on control of the entry and exit of foreigners”, trong đó quy định “người nước ngoài nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sẽ được định cư lâu dài tại Trung Quốc nếu họ muốn”. Đây là mốc khởi đầu cho chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào Trung Quốc. Kể từ đó, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu các lĩnh vực thu hút lao động nước ngoài và các quy định điều tiết sự di chuyển của người nước ngoài ra vào thị trường lao động Trung Quốc. Họ tập hợp tất cả các tài liệu, văn bản luật pháp của các nước phát triển như Anh,Nhật Bản, Canada về hệ thống nhập cư, từ đó đưa ra những bản thảo cho chính sách nhập cư lao động nước ngoài của Trung Quốc.

- Quy định về visa và thẻ làm việc:

Chính phủ Trung Quốc có những quy định riêng về cấp visa cho lao động chuyên môn cao nước ngoài. Visa ở Trung Quốc được phân thành nhiều loại: visa

89

Ngoại giao, Tiếp đãi, Công vụ, Phổ thông. Cơ quan cấp visa Trung Quốc khi cấp visa sẽ tham chiếu đến hộ chiếu của các đối tượng để cấp visa tương ứng ví dụ Hộ chiếu ngoại giao sẽ cấp visa Ngoại giao, Hộ chiếu Học sinh, sinh viên sẽ cấp visa học sinh, sinh viên… nhưng có khi sẽ xét đến những trường hợp đặc biệt như thân phận của người đến Trung Quốc có nguyên do cụ thể sẽ cấp visa tương ứng. Dựa vào “Quy tắc pháp thực quản lý xuất nhập cảnh người nước ngoài của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, visa Phổ thông được chia làm tám loại, được phân biệt bởi tám chữ cái cụ thể sau:

- Visa D: được cấp cho những người đến định cư tại Trung Quốc;

- Visa Z: được cấp cho những người đến Trung Quốc nhận chức, làm việc hoặc đi theo người nhà;

- Visa X: được cấp cho học sinh, sinh viên đến Trung Quốc du học, cấp cho giáo viên đến học nâng cao, và những người đến thực tập từ 6 tháng trở lên;

- Visa F: được cấp cho những người đến Trung Quốc phỏng vấn, khảo sát, giao lưu văn hóa kỹ thuật, nâng cao ngắn hạn và nhũng người đến thực tập trong khoảng thời gian ngắn không quá 6 tháng;

- Visa L: được cấp cho những người đến Trung Quốc du lịch hoặc những người nhập cảnh đến Trung Quốc giải quyết việc riêng. Nếu tổng cộng có 9 người trở lên cùng một tập thể nhập cảnh với mục đích du lịch thì sẽ cấp visa tập thể;

- Visa G: được cấp cho nhũng người quá cảnh;

- Visa C: được cấp cho nhũng người đến Trung Quốc trong những chuyến bay quốc tế, trong các chuyến tàu liên vận, vận chuyển hàng không, hằng hải…

- Visa J-1: được cấp cho các nhà báo, phóng viên quốc tế thường trú tại Trung Quốc;

- Visa J-2: được cấp cho các nhà báo quốc tế đến đột xuất với mục đích phỏng vấn;

Như vậy đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài sẽ được nhận visa Z . Để có thể vào làm việc ở Trung Quốc, lao động chuyên môn cao nước ngoài phải trình Visa Z, giấy chứng nhận là chuyên gia nước ngoài, giấy phép làm việc của chuyên gia. Về mặt nguyên tắc, những người nước ngoài muốn xin được cấp visa cư trú phải có visa công tác, và ngược lại. Có hai lựa chọn về cư trú. Thứ nhất, giấy phép cư trú tạm thời, do Bộ Công an cấp, đối với những người lưu lại Trung Quốc

90

hơn sáu tháng nhưng dưới một năm. Những người cư trú trong hơn một năm tại Trung Quốc thường có thể lựa chọn phương thức thứ hai: một giấy phép cư trú dành cho người nước ngoài (FRP). Giấy phép mỗi lần cấp thường có hiệu lực một năm, nhưng nó có thể được gia hạn – sau khi những người xin việc “vượt qua được” những thủ tục hành chính quan liêu.

Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, vấn đề thiết lập hệ thống chính sách đối với lao động nước ngoài mới được bàn bạc 1 cách cụ thể. Vào ngày 15/8/2005, Trung Quốc chính thức khởi động hệ thống Thẻ Xanh, tức Giấy phép thường trú dành cho người nước ngoài. Theo Bộ Công an Trung Quốc, đây là một bước đi quan trọng của chính phủ nhằm thích ứng với toàn cầu hóa kinh tế, thúc đẩy cải cách, mở cửa và hiện đại hóa CNXH hơn nữa. Theo qui định mới, những người được cấp Thẻ Xanh là cán bộ cao cấp trong các lĩnh vực kinh doanh đang hỗ trợ sự phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật và tiến bộ xã hội của Trung Quốc, nhà đầu tư lớn vào Trung Quốc, người có đóng góp nổi bật, đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc, và người nước ngoài đến Trung Quốc để đoàn tựu gia đình. Với Thẻ Xanh, người nước ngoài sẽ được miễn visa khi vào ra Trung Quốc. Trẻ vị thành niên được cấp thẻ có giá trị năm năm, còn người trưởng thành được cấp thẻ có giá trị 10 năm. Hệ thống thẻ Xanh là những bước đột phá được tập trung tiến hành tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Năm 2012, Bắc Kinh dành cho các nhà đầu tư cơ hội được phép cư trú trong 5 năm nếu họ đầu tư 3 triệu USD. Hơn 40 thẻ xanh đã được cấp cho các nhà quản lý và đầu tư nước ngoài tại Bắc Kinh. Nhưng những thẻ xanh này dường như là một hàng hóa khan hiếm. Visa công tác của người nước ngoài vẫn phải xin gia hạn mỗi năm và hệ thống thẻ xanh tùy thuộc vào bạn đầu tư bao nhiêu thay vì cam kết của bạn đầu tư vào thành phố Thượng Hải hay Bắc Kinh.

Vào năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã có một số thay đổi để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho chuyên gia nước ngoài sống và làm việc ở Trung Quốc. Bắt đầu từ tháng 12/2012, chính phủ sẽ gia hạn visa cho lao động nước ngoài muốn tiếp tục ở lại làm việc ở Trung Quốc, thời hạn là 5 năm; Cấp visa làm việc hoặc giấy phép cư trú đối với các chuyên gia nước ngoài đã làm việc ở Trung Quốc từ 2 đến 5 năm, muốn tiếp tục ở lại lâu dài; Cấp chứng nhận chuyên gia hoặc chứng nhận chuyên gia nước ngoài cho lao động chuyên môn cao nước ngoài; Các quy định trên sẽ được áp dụng cho các lao động chuyên môn cao nước ngoài, vợ/chồng và con dưới 18 tổi của

91

họ, cũng như con 18 tuổi muốn làm việc tại Trung Quốc dưới dạng chuyên gia. Những chuyên gia nước ngoài được cấp Giấy phép định cư lâu dài ở Trung Quốc sẽ được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như các công dân Trung Quốc, trừ quyền lợi chính trị và một số quyền lợi đặc biệt khác do luật pháp quy định.

+ Quy định về thuế:

Người lao động nước ngoài sẽ phải chịu mức thuế thu nhập theo đúng những quy định luật pháp về thuế và các hiệp ước đối xử thuế. Tuy nhiên, không có những mức thuế riêng cho lao động phổ thông nước ngoài và lao động chuyên môn cao nước ngoài mà chỉ tính dựa vào tổng thu nhập chịu thuế.

Bảng 2.12. Mức thuế thu nhập của người nước ngoài ở Thượng Hải, Trung Quốc

Mức thu nhập phải chịu thuế (NDT) Tỷ lệ thuế (%) Giảm trừ (NDT)

Dưới 1.500 3 0 1.501-4.500 10 105 4.501-9.000 20 555 9.001-35.000 25 1.005 35.001-55.000 30 2.755 55.001-80.000 35 5.505 Trên 80.000 45 13.505

Nguồn: Income tax for foreigners in China, Shanghai Halfpat, 19/6/2012, trang 1.

Cách tính thuế như sau: chẳng hạn người nước ngoài có tổng thu nhập là 30.000 NDT. Mức thu nhập không phải đóng thuế đối với người nước ngoài là 4.800 NDT (đối với người trong nước là 3.500 NDT). Mức thu nhập phải chịu thuế sẽ là: 30.000 NDT – 4.800 NDT = 25.200 NDT. Tỷ lệ thuế sẽ là 25%, mức giảm trừ là 1.005 NDT. Mức thuế phải nộp sẽ là: 25200 * 0,25 – 1005 = 5295 NDT.

Ngoài ra, các chuyên gia nước ngoài sẽ là một trong 4 nhóm đối tượng được chính phủ Trung Quốc quan tâm trong các kế hoạch nhân tài của quốc gia và của các chính quyền địa phương, đặc biệt là Kế hoạch hàng nghìn nhân tài và Đề cương nhân tài của Trung Quốc.

Như vậy, để có thể thu hút ngày càng nhiều nhân tài và đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang mở cửa rộng hơn và cho phép những nhà đầu tư và nhân tài nước ngoài cư trú lâu dài tại Trung Quốc, thông qua việc cấp các thẻ xanh. Không còn bằng lòng với việc nhập nguyên liệu thô của thế giới để giúp sản xuất trong nước

92

chinh phục nền kinh tế thế giới, Trung Quốc đang triển khai kế hoạch mới: thu hút nhân tài của các đối thủ cạnh tranh. Mọi người có thể nghĩ rằng, lực lượng lao động tại Trung Quốc lên tới 774 triệu người đồng nghĩa với việc “không còn chỗ trống” trên thị trường lao động dành cho người nước ngoài. Nhưng, thực tế lại ngược lại, Trung Quốc đang xem xét lại các chính sách nhập cư phức tạp của mình. Vấn đề mấu chốt trong chiến lược thu hút nhân tài của Trung Quốc là một hệ thống “thẻ xanh” - hoặc giấy phép cư trú lâu dài - sẽ được sử dụng để thu hút nhân tài và khuyến khích họ ở lại Trung Quốc. Tuy nhiên, đến nay, Trung Quốc đang phải nỗ lực khắc phục hệ thống chính sách nhập cư phức tạp, đã và đang gây phiền hà khiến các nhà đầu tư và các chuyên gia nước ngoài nản lòng.

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)