Các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công bài học kinh nghiệm và thực hiện khuyến nghị chính sách tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 146)

- Đáp ứng được mục tiêu đề ra

70Dịch vụ bất động sản và cho

3.2.4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công bài học kinh nghiệm và thực hiện khuyến nghị chính sách tại Việt Nam

Để áp dụng thành công các bài học kinh nghiệm của Singapore và Trung Quốc trong thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, đồng thời để các khuyến nghị chính sách trên trở nên thiết thực, rất cần các điều kiện sau đây:

- Cần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý. - Cần đảm bảo sự ổn định xã hội và cải cách hệ thống thang lương hợp lý, đặc biệt đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài.

- Cần xây dựng một môi trường kinh tế cạnh tranh, có cơ chế đảm bảo rủi ro nghề nghiệp cho đầu tư mạo hiểm và đầu tư công nghệ mới.

147

- Cần phải có chiến lược thu hút nhân tài một cách bài bản, trong đó xác định rõ cần bao nhiêu lao động chuyên môn cao nước ngoài trong tổng lực lượng lao động, vào những ngành nghề nào, ưu tiên lao động chuyên môn cao đến từ các nước/khu vực nào trên thế giới.

- Cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các chính sách quản lý lao động nhập cư, trong đó xác định rõ các kênh làm việc lâu dài hoặc tạm thời trong các ngành nghề cụ thể đối với lao động nước ngoài.

148

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 đi đến các kết luận cơ bản sau:

Thứ nhất, cùng với các nước trong khu vực như Singapore và Trung Quốc, Việt Nam đã ban hành chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài và có sự sửa đổi hoàn thiện chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước và xu hướng di chuyển lao động quốc tế. Tuy hệ thống chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Việt Nam được thực hiện muộn hơn các nước như Singapore và Trung Quốc, nhưng điều này thể hiện Việt Nam công nhận tầm quan trọng của lao động chuyên môn cao nước ngoài trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế.

Thứ hai, thực trạng lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Việt nam đã thu hút được những thành quả ban đầu. Tuy nhiên, những hạn chế của chính sách thể hiện rất rõ bởi lượng lao động nhập cư bất hợp pháp vào Việt nam từ năm 2008 đến nay ngày càng tăng với số lượng lớn. Trong luật pháp Việt Nam, lao động phổ thông tay nghề thấp nước ngoài không được phép vào Việt Nam hoạt động bởi Việt nam là nước đông dân, đang phải giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp cho người dân bản địa. Tuy nhiên, thực trạng lao động không phép vẫn tiếp diễn cho thấy lỗ hổng của chính sách rất lớn và tạo ra những tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh chính trị đối với Việt nam trong thời gian qua.

Thứ ba, nghiên cứu chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Singapore và Trung Quốc giúp chúng ta rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Bốn bài học rút ra đi kèm với cả thành công và thất bại của các nước đi trước, được đối chiếu với tình hình thực tiễn của Việt nam để từ đó có những gợi ý ra 7 kiến nghị chính sách (trong đó có 3 kiến nghị chính sách mang tính chất lâu dài và 4 kiến nghị chính sách mang tính chất cấp bách) nhằm mục đích thu hút và quản lý lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Việt nam hiệu quả và đạt chất lượng cao hơn trong tương lai.

149

KẾT LUẬN

Luận án rút ra những kết luận sau đây:

1. Chương 1 của luận án trình bày những vấn đề cơ bản nhất về lao động chuyên môn cao nước ngoài. Mục đích của Chương 1 muốn rút ra vấn đề: di chuyển lao động chuyên môn cao nước ngoài là một xu hướng tất yếu của di chuyển lao động quốc tế hiện đại. Các nước tiếp nhận đều có những hệ thống chính sách hấp dẫn để đón nhận dòng di chuyển lao động chuyên môn cao nước ngoài. Hệ thống chính sách của các nước có sự khác nhau, nhưng đều hướng vào mục đích sàng lọc những lao động có trình độ chuyên môn cao hơn và đem lại những tác động tích cực hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nước do thiếu hụt nguồn cung trên thị trường lao động. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của dòng lao động chuyên môn cao nước ngoài cũng là điều không thể tránh khỏi. Châu Á đang là hiện tượng mới nổi của dòng lao động chuyên môn cao toàn cầu, có sự phân tầng rõ rệt giữa các nước chủ yếu xuất khẩu lao động và các nước chủ yếu tiếp nhận lao động. Việc nghiên cứu thực trạng lao động chuyên môn cao châu Á giúp luận án có cơ sở thực tiễn tốt hơn để giải quyết các vấn đề về chính sách thu hút lao động chuyên môn cao của Singapore và Trung Quốc trong Chương 2.

2. Chương 2 được chia làm 4 phần và những nội dung giải quyết của Chương 2 được theo theo cách: 1) Phân tích chiều ngang: các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, thực trạng chính sách, thực trạng thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, tác động của lao động chuyên môn cao nước ngoài đối với Singapore, Trung Quốc; 2) Phân tích chiều dọc: so sánh và đánh giá. Với cách thức trình bày như trên và với những nỗ lực cố gắng phân tích đánh giá, kết quả của Chương 2 cho thấy cả Trung Quốc và Singapore đều rất cần thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài để bù đắp những thiếu hụt nguồn cung lao động trong nước. Do hai mô hình khác nhau, trong đó Singapore là nước ít dân, chủ yếu nhập khẩu lao động, có trình độ phát triển kinh tế và thu nhập đầu người khác hẳn Trung Quốc, có quy mô kinh tế nhỏ bé hơn nhiều so với Trung Quốc; trong đó Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, chủ yếu là xuất khẩu lao động, Chương 2 của luận án cho thấy hệ thống chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của hai nước có sự khác nhau rõ ràng. Hiệu quả của chính sách thu hút lao động chuyên môn cao của hai nước cũng khác nhau, tùy thuộc vào chính sách thực

150

thi và điều kiện dân số - kinh tế của đất nước. Chương 2 cũng phân tích các nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế trong chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Singapore và Trung Quốc, để từ đó có những hàm ý cho những đánh giá của Chương 3.

3. Chương 3 của luận án được chia thành 2 phần: Chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Việt Nam; những bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách rút ra từ việc nghiên cứu chính sách thu hút lao động chuyên môn cao của Singapore và Trung quốc. So với Trung Quốc và Singapore, chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Việt Nam còn có nhiều hạn chế, chưa được hoàn thiện, do vậy những kết quả mang lại còn khiếm tốn và bất cập. Kinh nghiệm thực tiễn của Singapore và Trung Quốc và thực tiễn thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Việt nam cho thấy: Việt nam rất cần tham khảo những bài học thành công và thất bại của các nước đi trước, từ đó hoàn thiện cơ chế, chính sách và biện pháp thu hút lao động chuyên môn cao ở Việt nam trong tương lai.

4. Trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, di chuyển lao động quốc tế sẽ tiếp tục diễn ra sôi động và đa dạng về hình thức do xu thế toàn cầu hóa lan rộng. Đây là một cơ hội và cũng là thách thức đối với các nước đang phát triển tiếp nhận dòng lao động nước ngoài chất lượng cao. Lao động chuyên môn cao nước ngoài có những tác động tích cực, đi kèm những tác động tiêu cực đối với nước tiếp nhận và thực tiễn nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Singapore cho ta thấy rõ điều đó. Đối với Viêt Nam, tuy là nước đông dân, chủ yếu hướng về xuất khẩu lao động, nhưng việc tiếp nhận lao động chuyên môn cao nước ngoài ra rất cần thiết và tất yếu để bổ sung thiếu hụt trên thị trường lao động trong nước, tiếp thu tri thức và chất xám từ bên ngoài, từ đó nâng cấp năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình hoạch định và vận dụng chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, chúng ta cần phải xem xét chính sách này trong một khung tổng thể các chính sách vĩ mô và thị trường lao động, để từ đó có những biện pháp đồng bộ, khơi thông được hiệu quả của dòng lao động chuyên môn cao nước ngoài, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với quá trình phát triển kinh tế, chính trị, an ninh và xã hội của Việt Nam.

151

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)