- Đáp ứng được mục tiêu đề ra
31giới chủ
2.2.1.2. Các nguyên nhân xã hội:
Vào năm 1965, dân số Singapore là 1,887 triệu người và năm 2012 đất nước này có 5,3 triệu người (theo Ủy ban thống kê Singapore), trong đó có 3,25 triệu người bản địa và số còn lại là người nước ngoài có quốc tịch Singapore. Con số này thể hiện sức ép về nguồn cung lao động trong nước kể từ khi Singapore giành được độc lập bởi với tốc độ tăng dân số giai đoạn 1965-2010 là 2,2% so với tốc độ tăng trưởng GDP là 7,4% trong cùng giai đoạn thì Singapore không đủ nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh như vậy của đất nước.
Xét về mặt nhân khẩu học, Singapore bắt đầu suy giảm tỷ lệ sinh từ thập niên 1960. Tỷ lệ sinh của người dân Singapore giảm từ 6 con/1 phụ nữ trong thập niên
53
1950 xuống còn 4 con/1 phụ nữ trong thập niên 1960 và 2,1 con/1 phụ nữ vào đàu thập niên 1970 khiến dân số Singapore tăng rất chậm. Vào năm 1977 tỷ lệ sinh ở Singapore thấp hơn tỷ lệ cần thiết để thay thế dân số của đất nước này ((theo Ủy ban thống kê Singapore). Mặc dù chính phủ Singapore cố gắng thực hiện các biện pháp tăng tỷ lệ sinh, nhưng không có kết quả bởi tuổi kết hôn của người dân Singapore ngày càng cao, quy mô gia đình ngày càng nhỏ và xu hướng sống độc thân đang ngày càng mở rộng. Theo Phòng thống kê Singapore, phụ nữ nước này được tiếp cận với hệ thống giáo dục cao, chính sách an sinh xã hội mang tính phổ quát, vì vậy họ không muốn sinh co nhiều mặc dù được trợ cấp rất lớn từ chính phủ. Vào năm 2012, tỷ lệ sinh của Singapore đạt 0,78 trẻ/1 phụ nữ, thuộc diện thấp nhất thế giới và thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ cần thiết 2,1 để giữ vững số dân ((theo Ủy ban thống kê Singapore)... Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Singapore buộc phải khuyến khích người nước ngoài nhập cư vào Singapore trong nhiều thập kỷ qua. Singapore cũng là nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong nhóm nước phát triển, tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá 4%/năm trong thập niên 2000s, cao nhất là 3% vào năm 2009, sau đó giảm xuống còn 1,9% năm 2011 ((theo Ủy ban thống kê Singapore.
Hình 2.2. Tỷ lệ sinh ở Singapore giai đoạn 1957-2001
Nguồn: Mui Teng Yap (2005), Fertility and population policy: the Singapore experience, Journal of population and social security, Singapore, trang 645.
Cùng với sự sụt giảm nghiêm trọng tỷ lệ sinh, thu nhập bình quân đầu người của người dân Singapore liên tục tăng. Tuổi thọ bình quân tăng từ 64,1 tuổi năm 1970 lên 77,9 tuổi năm 2005 đối với nam, tăng từ 67,8 tuổi lên 81,6 tuổi đối với nữ trong cùng giai đoạn. Hơn thế, hệ thống giáo dục bài bản và chất lượng cao của
54
Singapore cũng khiến một khối lượng lớn thanh niên và các chuyên gia bậc cao của Singapore di cư sang các nước phát triển để tìm kiếm cơ hội mới. Một trong những nhân tố khiến người Singapore di cư ra nước ngoài, đó là: Singapore là một xã hội cạnh tranh rất cao, cả trong hệ thống trường học và thị trường lao động. Singapore có một hệ thống giáo dục chất lượng cao thu hút được nhiều sinh viên quốc tế đến theo học, đồng thời tạo sức ép đối với các gia đình người Singapore trong việc theo đuổi các chương trình học tập và đạt được bằng cấp theo đúng tiêu chuẩn. Từ năm 1989, hàng năm có khoảng 5000 người Singapore di cư ra nước ngoài. Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng Singapore mất đi khoảng 1.000 người mỗi năm do di cư, chiếm từ 4%-5% trong tổng số 30% dân số có chuyên môn cao nhất của nước này [56]. Singapore đã thành lập Ủy ban người Singapore ở nước ngoài (Overseas Singaporean Unit – OSU) để hỗ trợ người Singapore của họ ở nước ngoài và hy vọng sẽ là cầu nối để khuyến khích họ trở về tổ quốc.
Bảng 2.4. Dân số Singapore phân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi 2000 2010 2020 2030 Số lượng (nghìn người) 0-14 700,8 648,2 672,6 721,6 15-64 2.324,9 2.806,1 3.027,8 3.086,5 65 trở lên 237,5 336,4 575,1 873,2 Tổng 3,263,2 3,790,8 4.275,5 4.681,3 Tỷ lệ % 0-14 21,4 17,1 15,7 15,4 15-64 71,2 74,0 70,8 65,9 65 trở lên 7,3 8,9 13,5 18,7 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Yap and Shantankumar (2008), Singapore: demographic trends and social security, Singapore for the future, World Scientific, trang 12.
Tỷ lệ sinh giảm và xu hướng di cư ra nước ngoài của người Singapore khiến chính phủ Singapore chịu những áp lực rất lớn về tuổi tác. Vào năm 2000, những người ở độ tuổi trên 65 chiếm 7,3% dân số Singapore và những người ở độ tuổi 15- 64 chiếm 71% dân số.Tuy nhiên, vào năm 2010, những người ở độ tuổi trên 64 đã chiếm tới 8,9% dân số, dự báo sẽ còn chiếm 13,5% dân số vào năm 2020 và 18,7% vào năm 2030. Những người ở độ tuổi 15-64 và 0-14 sẽ giảm dần [78]. Đó là những nguyên nhân khiến Singapore buộc phải thực hiện các chính sách nhập cư lao động
55
nước ngoài để phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, đặc biệt là lao động chuyên môn cao.