Chính sách thu hút nhân tài trở về nước làm việc.

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 85)

- Đáp ứng được mục tiêu đề ra

70Dịch vụ bất động sản và cho

2.3.2.1. Chính sách thu hút nhân tài trở về nước làm việc.

Vào ngày 23/6/1978, tại trường đại học Tsinghua, Đặng Tiểu Bình có bài phát biểu nổi tiếng liên quan đến việc gửi sinh viên Trung Quốc đi học tập ở nước ngoài. Vào năm 1983, Đặng Tiểu Bình lại có một bài phát biểu khác về việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào Trung Quốc làm việc để Trung Quốc mở rộng cửa hơn với thế giới bên ngoài. Từ năm 1992, chính sách gửi sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài học tập và sau đó khuyến khích họ trở về nước đã được chính phủ nhân rộng. Chính sách đó được gọi với cái tên “xuất ngoại rồi quay trở về tổ quốc- to come and go”. Để thu hút nhân tài từ nước ngoài về nước tham gia công việc nghiên cứu, Trung Quốc đã đề ra rất nhiều kế hoạch như "Kế hoạch trăm người" năm 1994, "Kế hoạch học giả sông Yangtze" năm 1998, “Kế hoạch 1000 người” năm 2008... Trong giai đoạn 1998-2006, trong số 1.107 học giả thuộc Kế hoạch học giả sông Yangtze, đã có 94% số họ được gửi ra nước ngoài nghiên cứu và học tập [79].

Vào năm 2002, chính phủ Trung Quốc thành lập Kế hoạch xây dựng nhân tài quốc gia, giai đoạn đầu tiên được thực hiện là 2002-2005. Năm 2003, chính phủ thành lập một hội nghị quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, từ đó dẫn đến việc thành lập Nhóm phối hợp hoạt động nhân tài trung ương (The central talent work coordinating Group). Chính sách này dẫn đến việc Trung Quốc gửi hàn triệu sinh viên, các nhà nghiên cứu ra nước ngoài học tập và làm việc. 77% giám đốc, hiệu trưởng các trường đại học, 84% cán bộ nghiên cứu của Viện khoa học xã hội Trung Quốc, 75% cán bộ nghiên cứu của Viện khoa học công nghệ Trunq Quốc được cử ra nước ngoài học tập và làm việc trong giai đoạn này [79]. Chính phủ tài trợ cho các dự án nghiên cứu của những trường đại học và viện nghiên cứu tuyển dụng họ. Đầu năm 2007, Viện Khoa học Trung Quốc đã cử một đoàn nhân tài với quy mô lớn, đi đến các nước châu Âu và Mỹ học tập và làm việc.

Tháng 12/2008,” Kế hoạch hàng nghìn nhân tài” được thực hiện với những nỗ lực đào tạo nhân tài cho đất nước. Các ứng cử viên cho Kế hoạch này phải thuộc thành viên của 4 loại tổ chức: 1) các dự án sáng kiến quốc gia; 2) các cơ quan nghiên cứu khoa học cơ bản; 3) các doanh nghiệp nhà nước trung ương và các ngân hàng nhà nước; 4) các công viên công nghệ cao. Tiếp theo đó, trong kế hoạch 5 năm lần

86

thứ 11 (2006-2010) chính phủ Trung Quốc giành hẳn một phần đặc biệt của kế hoạch cho phát triển nhân tài. Mục tiêu của kế hoạc này là đưa 2.000 nhân tài về nước trong vòng 5 - 10 năm tới. Chính quyền các tỉnh cũng đã khởi động các chiến dịch hấp dẫn tài năng "nhí" từ người Trung Quốc hồi hương. Chính sách thu hút nhân tài hồi hương cũng tập trung vào số lưu học sinh thông qua các buổi giao lưu, giới thiệu tình hình đất nước và tổ chức tuyển dụng việc làm. Giờ đây, quan niệm trong giới lưu học sinh Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Thay vì muốn tìm việc làm ở trời Tây, họ cho rằng, trở về nước làm việc là con đường hấp dẫn nhất bởi họ vừa được phát triển sự nghiệp, vừa được cống hiến cho Tổ quốc.

Trong kế hoạch phát triển nhân tài quốc gia trung và dài hạn (2010-2020), Trung Quốc đã thông qua “Đề cương nhân tài”. "Đề cương nhân tài" (6/2010) là một kế hoạch lớn tiếp theo hàng loạt biện pháp về vấn đề này.

Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu trong Đề cương nhân tài của Trung Quốc

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2015 2020

Số lượng LĐ chuyên môn cao Triệu người 113,85 156,25 180,25 Chi tiêu R&D cho LĐ chuyên môn cao

trong lực lượng LĐ

Người/10.000 24.8 33 43 Tỷ lệ lao động chuyên môn cao trong lực

lượng LĐ

% 24,4 27 28

Tỷ lệ đầu tư vốn nhân lực trong GDP % 10,75 13 15 Tỷ lệ đóng góp của LĐ chuyên môn cao

trong GDP

% 18,9 32 35

Nguồn: Wang Huiyao (2011), China’s National Talent plan: key mearsures and objectives, Brookings, trang 6.

Đề cương nêu ra mục tiêu tổng thể phát triển nhân tài đến năm 2020 là, tổng lượng nguồn nhân tài phải từ 114 triệu người hiện nay tăng lên đến 180 triệu người; tỷ lệ số người có trình độ đại học ở độ tuổi lao động từ gần 10% hiện nay tăng lên đến 20%, đồng thời xây dựng một số điểm cao nhân tài trong các lĩnh vực trọng điểm phát triển kinh tế và xã hội như chế tạo trang thiết bị, thông tin, công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ, v.v. Một số mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020, sẽ đào tạo được 3,8 triệu nhân viên nghiên cứu phát minh và 40 nghìn nhân viên kỹ thuật trình độ cao, hơn năm triệu nhân viên chuyên môn cần thiết cho các lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ đào tạo hơn tám triệu người hoạt động trong lĩnh vực phát triển xã hội trọng điểm như giáo dục, chính trị, tuyên giáo, y tế...

87

Để thực hiện Đề cương nhân tài, có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải đào tạo khoảng 66 triệu nhân tài mới trong vòng 10 năm trong khi các trường đại học trong nước chỉ có thể đáp ứng 6 triệu sinh viên ra trường trong 1 năm, Trung Quốc đã tăng cường gửi sinh viên và lao động chuyên môn cao ra nước ngoài học tập, sau đó nỗ lực thu hút chất xám là những nhân tài khoa học - kỹ thuật người Trung Quốc từ Mỹ, châu Âu trở về nước làm việc. Thống kê cho thấy, 90% các nhà khoa học ở Trường đại học Jiaotong là những Hoa kiều hồi hương và họ đã dẫn đầu trong lĩnh vực sáng kiến nghiên cứu. Các tập đoàn công nghiệp như Haier, China Netcom và Brilliance China Automotive Holdings chiêu mộ nhân tài của McKinsey, A.T.Kearney và nhóm Tư vấn Boston. Không chỉ có các công ty tư nhân, các công ty quốc doanh ở Trung Quốc nay cũng bắt đầu bỏ ra nhiều tiền để thu hút nhân tài. Chẳng hạn, Công ty Bảo hiểm Bình An, nhà bảo hiểm nhân thọ lớn thứ hai của Trung Quốc, đã chịu trả lương cao hơn 50% cho các giám đốc của Canadian Imperial Bank of Commerce và American International Group (AIG) để mời họ về làm việc cho mình. Mới đây, Bình An còn bỏ ra 65 nghìn USD/năm để tuyển dụng một giám đốc từng làm việc cho một ngân hàng quốc tế. Mức lương này cao hơn mức lương cũ của vị giám đốc đó đến 40%. Các công ty Trung Quốc nay đang thu hút nhân tài người Trung Quốc đang làm việc ở nước ngoài. Một số giám đốc phải chấp nhận mức lương thấp hơn khi họ về làm cho các công ty trong nước. Nhưng đổi lại, họ được bù đắp bằng quyền mua cổ phiếu ưu đãi, được cấp nhà ở, được nhận nhiều trách nhiệm hơn và được làm việc với một công ty có nhiều triển vọng tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)