Nguyên nhân dẫn tới việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 79)

- Đáp ứng được mục tiêu đề ra

70Dịch vụ bất động sản và cho

2.3.1. Nguyên nhân dẫn tới việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Trung Quốc

NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC

2.3.1. Nguyên nhân dẫn tới việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Trung Quốc ngoài của Trung Quốc

2.3.1.1. Các nguyên nhân kinh tế:

Trung Quốc là một nền kinh tế mới nổi trong nhóm nước đang phát triển. Với tốc độ tăng trưởng cao liên tục 9-10% trong nhiều năm qua, Trung Quốc được cả thế giới chú ý đến bởi tốc độ tăng trưởng và những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế kể từ khi thực hiện chiến lược cải cách kinh tế vào năm 1978. Nếu như vào năm 1976, Trung Quốc chỉ chiếm 1% tổng sản lượng của nền kinh tế thế giới, thì vào năm 2011 tỷ phần của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới là trên 7% và dự kiến đến năm 2025 sẽ là 20% [52]. Trong hơn ba thập kỷ qua, Trung Quốc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức cao, trung bình 9,8%/năm, gấp ba lần so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới, và gần 240 triệu người ở nông thôn đã thoát khỏi cảnh nghèo đói [36]. Cuối năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính thức trở thành một thành viên trong hệ thống thương mại đa phương toàn cầu. Tháng 8/2008, Trung Quốc đã tổ chức thành công Đại hội Olimpics, được đánh giá là đại hội quy mô hoành tráng và thành công nhất trong lịch sử các kỳ đại hội. Trung Quốc dần khẳng định vị trí trong top 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vào năm 2010 Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới tính theo giá trị GDP. Theo giới phân tích, nếu giữ được tốc độ tăng trưởng 9-10%/năm (10,3% trong năm 2010), Trung Quốc có thể thách thức vị trí số một của Mỹ trong vòng 10 năm tới.

Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược toàn cầu, tăng cường đầu tư ra nước ngoài, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc trong các ngành cần công nghệ mới và tiên tiến. Trong lĩnh vực thương mại, trong 5 năm (2007-2012), khối lượng nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc tăng trung bình hàng năm là 12,2% và tăng từ vị trí thứ 3 lên đứng thứ hai trên thế giới. Trung Quốc cũng trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới, và thị phần quốc tế tăng hơn 2% vào năm 2012 so với năm 2007. Trong lĩnh vực đầu tư, Trung Quốc đã sử dụng 552,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2007-2012. Các khoản đầu tư trực tiếp phi tài chính ra nước ngoài tăng từ 24,8 tỷ USD năm 2007

80

đến 77,2 tỷ USD trong năm 2012, tăng trưởng trung bình hàng năm là 25,5%. Điều này khiến Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tư lớn ở nước ngoài [6].

Những thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc đáng ghi nhận. Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực khoa học công nghệ và các sản phẩm “made in China” có mặt ở hầu khắp các nơi trên thế giới. Trung Quốc trở thành “công xưởng của thế giới” nhờ nền công nghiệp sản xuất khổng lồ, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa rẻ, lắp ráp điện tử, điều hòa không khí, máy tính cá nhân, đèn tiết kiệm nhiên liệu, sản xuất thịt lợn, sản lượng giày dép, điện thoại di động, xi măng …Mô hình gia công trong nhiều thập kỷ qua ở Trung Quốc đã khiến hàng hóa “made in China” được sản xuất hàng loạt với chi phí rẻ, chiếm lĩnh một phần thị trường thế giới.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của một nề kinh tế đang phát triển, đặc biệt trong mô hình kinh tế gia công và thách thức về sáng kiến công nghệ. Mặc dù là nền kinh tế lớn trên thế giới xét theo quy mô GDP, nhưng Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển. Những công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay không thuộc về Trung Quốc. Chẳng hạn để tạo nên chiếc điện thoại Iphone 5, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Thung lũng Silicon cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ quan trọng. Họ mở tung chiếc điện thoại này ra và bắt đầu phân tích từng linh kiện bên trong nhằm xác định danh tính các nhà cung cấp của Apple. Kết quả phân tích cho thấy lắp ráp vẫn là phần chi phí nhỏ nhất của Apple trong khi linh kiện để sản xuất một chiếc iPhone 5 có thể đến từ khắp nơi: mạch vi xử lý từ Đức và Đài Loan, bộ xử lý bắt tín hiệu Wifi và sóng điện thoại từ Mỹ, màn hình cảm ứng từ Đài Loan và hơn 100 linh kiện khác, và lắp ráp tại Trung Quốc. Dù giá nhân công cho khâu lắp ráp sau cùng chỉ chiếm khoảng 7% tổng chi phí của một chiếc iPhone nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng. Hầu hết các công ty trong chuỗi cung ứng của Apple, từ các nhà sản xuất vi mạch, bản mạch in đến pin, khuôn đúc bằng nhựa, đều nhờ vào giá nhân công rẻ của các nhà máy Trung Quốc để giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá bán. Kết quả là, Trung Quốc luôn ở công đoạn cuối cùng của việc chế tạo một sản phẩm công nghệ cao như Iphone, đó là lắp ráp sản phẩm. Trung Quốc đang gặp những khó khăn trong việc chuyển từ mô hình công xưởng của thế giới sang mô hình kinh tế tri thức và sáng tạo. Mô hình gia công này đang được xây dựng trên chi phí lao động đông và rẻ, tạo nên những sức ép về di cư lao động từ nông

81

thôn lên thành thị, tạo nên nạn thất nghiệp khi nhà máy thu hẹp sản xuất, không mang nhiều lợi nhuận cho đất nước và doanh nghiệp.

Các nhà khoa học của Trường Đại học Tổng hợp Moscow của Nga đã đưa ra một phương pháp đánh giá tin cậy và khách quan trình độ phát triển khoa học ở bất cứ nước nào, đồng thời xác định vị trí của nước ấy trong “thang” khoa học thế giới [15]. Tất cả các chỉ tiêu được chia thành hai nhóm: “Đầu vào” là các chỉ số về nguồn lực, gồm số cử nhân và kỹ sư trở lên trên 1000 dân, chi phí cho nghiên cứu và phát triển theo đầu người và cho một đề tài, tỷ lệ đầu tư cho khoa học so với GDP (%); “Đầu ra” là các chỉ số nói lên hiệu quả của khoa học, số các công trình được công bố trên 1000 dân trên số cử nhân và kỹ sư trở lên, số đăng ký sáng chế trên 1000 dân, tỷ lệ các sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu, số máy tính trên 1000 dân. Theo kết quả đánh giá, kết quả của từng nước được tổng kết bằng một chỉ số chung (từ 0 đến 1). Từ đó, các nhà nghiên cứu chia các nước thành 3 nhóm:

- Nhóm 1, gồm các nước có trình độ phát triển khoa học cao (chỉ số từ 0,51 đến 1,0) sắp xếp như sau: Thuỵ Điển (1,0), Thuỵ Sĩ (0,923), Nhật Bản (0,9139), Mỹ (0,8342), Đan Mạch (0,7594), Hà Lan (0,7314), Phần Lan (0,7230), Anh (0,7141), Ixraen (0,7015), CHLB Đức (0,6919), Ôxtrâylia (0,6858), Pháp (0,6580), Hàn Quốc (0,6541), Na Uy (0,6471), Singapore (0,6468), Canada (0,6395), Bỉ (0,6377), Áo (0,6018), Niu Dilân (0,5452), Airơlen (0,5173). Mỹ, Nhật Bản, CHLB Đức, Anh, Pháp dành kinh phí cho nghiên cứu-phát triển rất cao. Riêng 5 nước này chiếm 80% tổng kinh phí nghiên cứu khoa học của thế giới. Một phần lớn số kinh phí này là do khu vực tư nhân đóng góp. Song, nói về hiệu quả của nghiên cứu thì Thuỵ Điển và Thuỵ Sĩ đứng đầu. Dành nhiều nhất cho khoa học cơ bản là CHLB Đức, Pháp và Ixraen. Ở những nước này, khoa học thuần tuý chiếm tới 20% tổng kinh phí nghiên cứu và phát triển. Cũng cần nói thêm rằng, Hàn Quốc là nước có vốn tư nhân bỏ vào nghiên cứu khoa học có tỷ lệ cao nhất thế giới: 82%.

- Nhóm 2, gồm các nước có trình độ phát triển khoa học trung bình (có chỉ số từ 0,11 đến 0,5) chiếm đa số. Nga cũng chỉ ở nhóm này, lại khá thấp (chỉ số 0,1819). Các nước thuộc nhóm 2 kinh phí nghiên cứu và phát triển do Nhà nước cấp nhưng không đủ. Vốn tư nhân hầu như không có, một phần vì hệ thống tổ chức, một phần vì sản xuất trình độ không tiên tiến, ít sản phẩm thuộc loại công nghệ cao.

82

- Nhóm 3, là nhóm có trình độ phát triển khoa học thấp (chỉ số dưới 0,11) gồm 12 quốc gia: Ấn Độ, Trung Quốc, Tadjikistan, Uzbekistan, Việt Nam, Urugoay, Equado, Ai Cập, Bolivia, Nigiêria, Xri-lanca, Benin.

Với những thế mạnh và thách thức trên đây của nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu chuyển mô hình kinh tế sang một mô hình mới có hàm lượng tri thức và sáng tạo cao hơn. Để chuyển mô hình “made in China” sang mô hình “Created in China”, Trung Quốc cần phải có sự tiến bộ vượt bậc trong nấc thang công nghệ, hội nhập cao hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, sản xuất ra các sản phẩm có thương hiệu và chất lượng công nghệ cao hơn, chi tiêu nhiều hơn cho R&D và tâp trung thu hút lao động kỹ năng, trong đó có chiến lược thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài.

2.2.1.2. Các nguyên nhân xã hội:

Khác với Singaporo, Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Trong hơn 30 năm qua kể từ khi cải cách kinh tế, Trung Quốc đã tăng rất nhanh dân số của mình và nguồn lao động giá rẻ là một lợi thế to lớn để Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống được nâng cao và chính sách 1 con của chính phủ Trung Quốc đã dẫn đến vấn đề độ tuổi của người dân ngày càng tăng nhanh. Theo đánh giá của Ủy ban dân số Liên hiệp quốc, tỷ lệ sinh của Trung Quốc trước kia là 6 con/1 phụ nữ, nhưng đến khi thực hiện chính sách một con, tỷ lệ sinh của phụ nữ Trung Quốc đã giảm, năm 2010 chỉ còn 1,8 con/1 phụ nữ. Hậu quả tiêu cực của chính sách “mỗi gia đình chỉ sinh một con” đã bắt đầu bộc lộ rõ rệt. Dân số Trung Quốc đang bị già hóa trông thấy. Số liệu thống kê cho thấy số người ở độ tuổi từ 15-59 đã giảm 3,45 triệu người trong năm 2012, giảm lần đầu tiên kể từ năm 1963, khi 10 triệu người thiệt mạng do nạn đói do kế hoạch “Đại nhảy vọt”. Nhà nghiên cứu Wang Guangzhou, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), dự kiến số người ở độ tuổi từ 15-64 sẽ giảm khoảng 40 triệu người trong giai đoạn từ năm 2014-2030. Chuyên gia Li Jun, cũng thuộc CASS, nhận định tình trạng dân số già hóa sẽ diễn ra rất nhanh chóng tại Trung Quốc, với tỷ lệ người trên 65 tuổi dự kiến tăng gấp đôi từ 7% lên 14% chỉ trong vòng 26 năm [14]. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, số người già từ 60 tuổi trở lên ở Trung Quốc có thể chiếm 16,7% dân số vào năm 2020 và chiếm 31,1% vào năm 2050, vượt xa con số trung bình của thế giới là 20% vào năm 2050 [76].

83

Cùng với tuổi già đang gia tăng nhanh chóng, Trung Quốc đang gặp phải những thách thức lớn về việc làm và thất nghiệp. Trung Quốc gặp rắc rối trong việc chuyển mô hình kinh tế gia công lắp ráp (nhằm tận dụng lao động đông, giải quyết thất nghiệp ) sang mô hình kinh tế dựa trên tri thức và sáng tạo (cần lao động chuyên môn cao trong một đất nước đông dân và thất nghiệp lớn). Thất nghiệp của nhóm thanh niên đã tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc ngày càng tăng. Hàng năm Trung Quốc có 6 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học và khả năng tìm kiếm việc làm của họ là rất khó khăn. Theo Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung quốc, tỷ lệ thất nghiệp đại học năm 2009 của nước này là 12%. Dự báo vào năm 2020, Trung Quốc sẽ là nơi có lực lượng sinh viên tốt nghiệp đại học lớn nhất thế giới.

Tuy là nước đang có lực lượng lao động dồi dào và có nguồn nhân lực tiếp tục được cải thiện về chất, nhưng trong nhiều năm trở lại đây Trung Quốc cũng đang phải đối phó với sự thiếu hụt lao động chuyên môn cao, nhất là các nhà quản lý giỏi. Theo ý kiến của các chuyên gia thì hệ thống giáo dục của Trung Quốc hiện nay quá thiên về lý thuyết. Sinh viên Trung Quốc có rất ít kinh nghiệm thực tế trong việc lập dự án và kỹ năng làm việc theo nhóm, khác với những chương trình đào tạo kỹ thuật tại các nước châu Âu và bắc Mỹ luôn chú trọng vấn đề thực hành trong suốt quá trình học tập. Hậu quả của sự khác biệt đó là lượng sinh viên Trung Quốc đáp ứng được đòi hỏi của các công ty nước ngoài chỉ vào khoảng 160 nghìn người [33]. tương đương với một quốc gia có số dân ít hơn rất nhiều là nước Anh.Số lượng nhân sự cấp cao có khả năng sử dụng nhiều thứ tiếng, nắm và hiểu nhiều nền văn hóa còn rất hạn chế. Một nghiên cứu của công ty McKinsey cho biết tới năm 2020, các công ty đa quốc gia của Trung Quốc cần khoảng 75.000 nhà quản lý toàn cầu. Làn sóng sinh viên Trung Quốc đổ xô tham gia vào các khóa đào tạo MBA được cho là vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu bởi hệ thống doanh nghiệp Trung Quốc vẫn thiếu những doanh nhân có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Tận dụng tình trạng suy thoái ở một số quốc gia phát triển trong vài năm trở lại dây, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ New York, London về Bắc Kinh, Thượng Hải. Theo China Daily, riêng trong năm 2010, các công ty của nước này đã thuê tới 800.000 lao động người nước ngoài [31].

Để dịch chuyển mô hình kinh tế từ nay đến năm 2020, Trung Quốc cần phải dịch chuyển lực lượng lao động của mình từ lao động đông, kỹ năng thấp sang lao

84

động ít và chuyên môn cao hơn. Đây là một chiến lược dịch chuyển hoàn toàn khó khăn trong điều kiện hiện tại. Nhu cầu lao động chuyên môn cao ở Trung Quốc hiện nay đang tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Theo đánh giá, trong khoảng từ năm 2003 đến 2008, Trung Quốc sẽ đào tạo được 1, 2 triệu sinh viên có đủ tiêu chuẩn và kỹ năng làm việc trong các tập đoàn dịch vụ tầm cỡ quốc tế. Thế nhưng lượng lao động này chỉ đủ cung ứng cho 60% các công ty đa quốc gia và liên doanh, chưa kể đến nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những con số trên có thể khiến người ta nghĩ rằng người lao động Trung Quốc không thể rơi vào tình cảnh thất nghiệp được, vậy mà số liệu thống kê lại cho kết quả ngược lại: năm 2000, tỉ lệ lao động không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học là 1%, nhưng đến năm 2009 đã tăng lên 6%. Trung Quốc cũng đang rất thiếu những nhà quản lý tài năng. Ước tính trong vòng 10- 15 năm tới, Trung Quốc cần đến 75.000 nhà lãnh đạo giỏi có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, nhưng con số thực tế hiện nay mới chỉ vào khoảng 3.000 – 5.000 người [33]. Để có những nhà quản lý tài năng, các công ty Trung Quốc đã tìm kiếm từ rất nhiều nguồn khác nhau: từ các công ty nước ngoài, từ các ngành có kỹ năng quản lý tương đồng, hoặc trong số những người từng được đào tạo, làm việc ở các nước công nghiệp phát triển…, song các nguồn này ở Trung Quốc không nhiều.

Vấn đề khan hiếm lao động trình độ cao thuộc các lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế như tài chính, kế toán, kỹ thuật đã trở thành vấn đề không phải chỉ của riêng các công ty đa quốc gia đang hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc, của chính các công ty bản địa, mà còn làm đau đầu cơ quan lập pháp nước này. Nền kinh tế Trung Quốc cần lực lượng lao động lành nghề để tăng khả năng cạnh tranh với thế giới về chất lượng sản phẩm, chứ không phải chỉ nhờ vào yếu tố giá thành như hiện nay. Với khoảng 150 triệu lao động phổ thông chưa qua đào tạo và làm việc chủ yếu tại các

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)