Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 126)

- Đáp ứng được mục tiêu đề ra

70Dịch vụ bất động sản và cho

3.1.3. Những tồn tại và nguyên nhân

Tuy đạt được một số kết quả nhất định trong thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, nhưng chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua còn gặp phải nhiều hạn chế cần phải giải quyết kịp thời. Tình trạng lao động nước ngoài không phép tiếp tục gia tăng nhưng không có giải pháp tháo gỡ. Những yếu kém trong quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam được thể hiện rõ trong việc quản lý thiếu đồng bộ của các cơ quan chức năng, tạo ra kẽ hở cho tình trạng gia tăng lao động nước ngoài làm việc không phép tại Việt Nam. Điều 14 Nghị định 34/2008 và Nghị định 46/2011 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trao quyền cho Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Hội đồng nhân dân, TP trực thuộc Trung ương… và các bộ liên quan phối hợp thực hiện công tác quản lý. Hiện nay, dù nghị định đã đi vào cuộc sống nhưng Bộ Y tế vẫn chưa có hướng dẫn mẫu và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người nước ngoài; Bộ Công thương chưa hướng dẫn trình tự, thủ tục để xác định đối tượng là người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới. Việc phát hiện và kiểm tra nơi làm việc của các doanh nghiệp có thuê lao động nước ngoài không dễ dàng do các văn bản còn mang tính tạm thời nên các đơn vị chức năng rất khó vào các công trình, công ty để xử lý lao động nước ngoài đang làm việc trái phép.

Theo quy định của Nghị định 46/2011, trước khi tuyển người nước ngoài ít nhất 30 ngày, người sử dụng lao động phải thông báo nhu cầu tuyển người lao động

127

Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người nước ngoài trên ít nhất một số báo trung ương và ít nhất một số báo địa phương về số lượng người cần tuyển, vị trí công việc, trình độ chuyên môn, mức lương và các khoản thu nhập khác… Chỉ sau khi không tìm được lao động trong nước đáp ứng được đúng như nhu cầu sử dụng thì mới được tuyển lao động nước ngoài. Lấy cớ tình hình tuyển dụng lao động khó khăn như hiện nay ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tìm cách tuyển và đưa lao động nước ngoài vào làm việc tại công ty của họ.

Những yếu kém lỏng lẻo trong chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Việt Nam đã gây ra một số hậu quả khôn lường. Lao động không phép và lao động phổ thông nước ngoài tiếp tục đổ về Việt Nam với số lượng lớn. Sự xuất hiện số lượng lao động nước ngoài lớn ở Việt Nam là do các công trình xây dựng, khu công nghiệp của các nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia đưa công nhân từ bên các nước này sang để lao động. Trong thời gian vừa qua, các nhà thầu Trung Quốc trúng rất nhiều gói thầu tại Việt Nam. Họ lấy cớ là trình độ chuyên môn của lao động Việt Nam không thể làm được những công việc họ quy định để đưa lao động của họ vào Việt Nam. Với tình trạng các lao động nước ngoài đổ xô sang Việt Nam tăng lên chóng mặt như mấy năm qua, lao động nước ta sẽ bị cướp đi cơ hội việc làm. Trên thực tế cho thấy, hàng nghìn học sinh sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trường nghề có tay nghề nhưng vẫn không tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động chuyên môn cao Việt Nam luôn không ngừng gia tăng hoặc họ phải làm trái ngành nghề. Mặc dù phần lớn lao động nước ngoài vào Việt Nam có tay nghề khá hơn lao động trong nước. Họ được đào tạo chuyên ngành tốt và sâu và trong luật lao động của Việt Nam không nhập khẩu những lao động nước ngoài mà có trình độ trung bình hoặc thấp, lao động phổ thông. Tuy nhiên, do không quản lý chặt chẽ chất lượng lao động nước ngoài tại Việt Nam, tình hình thất nghiệp của Việt Nam tiếp tục khó giải quyết.

Lao động nước ngoài chuyên môn thấp còn gây ra những bất ổn định chính trị và xã hội nghiêm trọng. Năm 2009 đã xảy ra một vụ làm người dân trong nước phải kinh hãi. Gần 200 lao động Trung Quốc đã ngang nhiên cầm gậy gộc, ống nước xông vào đánh đập nhà cửa, xe cộ, và tất cả ai họ gặp ở Nghi Sơn, Thanh Hóa. Đặc biệt là từ khi Trung Quốc trúng thầu dự án khai thác bô-xit ở Tây Nguyên, thì số

128

lượng lớn người Trung Quốc lại có cơ hội tuồn vào Việt Nam một cách công khai và gia tăng thêm nhiều bất ổn. Các chuyên gia Trung Quốc dễ dàng trúng thầu các dự án quốc gia như khai thác Bô-xít, các xây dựng đập thủy điện, xây dựng đường cao tốc, các tuyến đường huyết mạch, các dự án xây dựng cơ bản khác và còn được khai thác rừng tới 50 năm…Sự có mặt của người Trung Quốc ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực mang tính chiến lược là một nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)