- Đáp ứng được mục tiêu đề ra
31giới chủ
2.2.2. Một số chính sách cơ bản để thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Singapore.
ngoài của Singapore.
Chính sách thu hút lao động nước ngoài ở Singapore bắt đầu được thực hiện từ năm 1965 và được chia làm 4 giai đoạn chủ yếu:
+ Giai đoạn 1965 đến cuối thập niên 1970: Singapore tách khỏi Malaysia và trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1965. Trong giai đoạn này, lao động nhập cư vào Singapore chủ yếu là người Malaysia. Chính phủ Singapore đã có chính sách thu hút lao động chuyên môn cao thông qua ban hành giấy phép lao động, thu hút lao động vào các ngành xây dựng. Giấy phép lao động thời gian này giành cho người Malaysia ít chặt chẽ hơn giấy phép lao động giành cho người nước ngoài thuộc quốc tịch các nước khác.
+ Giai đoạn 1980-1986: Chính phủ Singapore đã có chính sách cụ thể hơn thông qua việc ban hành Luật việc làm đối với công nhân nước ngoài (Employment of foreign workers act), với mục đích cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, mở rộng giấy phép lao động đối với lao động đến từ các nước châu Á, đề ra những quy định hình phạt nếu vi phạm luật này đối với cả người tuyển dụng và người lao động (phạt tiền hoặc bỏ tù). Năm 1987, chính phủ thực hệ hệ thống chỉ tiêu lao động toàn diện, trong đó người lao động nước ngoài chỉ được phép chiếm 50% lao động của một doanh nghiệp nhằm cân đối chi phí tuyển dụng lao động nước ngoài và lao động trong nước.
+ Giai đoạn 1987-2008: Đây là thời kỳ Singpore đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh và có mức cầu lao động nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về lao động, Singapore đã hoàn thiện chính sách, thực hiện nới lỏng một số quy định đối với lao động nước ngoài, mức chỉ tiêu lao động nước ngoài được phép 45% đối với ngành chế tạo, ở tỷ lệ 5:1 đối với ngành xây dựng (5 lao động nước ngoài, 1 lao động trong nước), hệ thống chỉ tiêu hai bậc đã được thực hiện trong ngành chế tạo, trong đó đưa ra nhiều hạn ngạch lao động nước ngoài khác nhau phụ thuộc vào tỷ lệ lao động trong nước sẵn có.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, Singapore năm 1998 đã điều chỉnh mức lương của người lao động nước ngoài đối với lao động
56
không kỹ năng (tăng từ 440 USD/tháng lên 470 USD/tháng) đối với công nhân xây dựng, đồng thời mở rộng khoảng cách lương giữa lương của lao động nước ngoài không kỹ năng và lương của lao động nước ngoài kỹ năng nhằm khuyến khích lao động chuyên môn cao trên thị trường lao động Singapore.
+ Giai đoạn từ 2009 đến nay, Singapore đã thực hiện chính sách thắt chặt hơn đối với lao động nước ngoài nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vào tháng 8/2009, thủ tướng Lý Hiển Long đã thông báo chỉ duy trì lực lượng lao động nước ngoài ở mức 30% so với tổng lực lượng lao động. Vào tết âm lịch của Singapore (ngày 13/2/2010), thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng Singpapore cần phải đạt mục tiêu trong 10 năm tới sẽ tăng trưởng năng suất lao động lên 2-3%/năm so với mức tăng trưởng năng suất lao động 1%/năm hiện nay nhằm đạt mức tăng trưởng GDP bền vững 3-5%/năm trong thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI. Để thực hiện được điều đó, Singapore sẽ không tiếp tục nhập khẩu lao động tự do như thời gian trước đó và bắt đầu có sự lựa chọn chặt chẽ hơn về chất lượng lao động nước ngoài.
Nhìn chung, chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Singapore có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Về hệ thống luật pháp đối với lao động nước ngoài:
Chính phủ đã áp dụng các bộ luật khác nhau để quản lý và điều tiết lao động nước ngoài vào Singapore, bao gồm Luật việc làm đối với công nhân nước ngoài, Luật di trú, Luật cơ quan việc làm, Quy định việc làm của công nhân nước ngoài, Giấy phép lao động. Liên quan đến việc quản lý lao động nước ngoài, có các bộ ngành chức năng như Bộ nội vụ (Ministry of home affairs – MOHA) có chức năng kiểm soát nhân sự qua biên giới thông qua Ủy ban di trú và chấm điểm (Immigration and checkpoint Authority – ICA); Bộ nhân lực (Ministry of manpower - MOM) có chức năng liên quan đến các vấn đề thẻ lao động, điều tiết các quy định, tìm kiếm lao động nước ngoài. Vào tháng 1/2010, MOM thành lập Trung tâm dịch vụ thẻ lao động (Employment pass services centre – EPSC) với chức năng đăng ký và phát hành loại Thẻ lao động dài hạn (long term pass – LTP) mới.
Visa, giấy phép lao động và thẻ lao động:
Singapore cung cấp một khối lượng lớn các loại miễn phí visa cho những đối tượng là người kinh doanh và khách du lịch, tuy nhiên có 3 loại visa vào làm việc tại Singapore: 1) Visa cho những người làm việc không lâu dài ở Singapore với các thẻ
57
việc làm không lâu dài (tối đa là 5 năm), áp dụng cho các công dân nước ngoài và không có hạn chế nào trên thị trường lao động và gia đình của họ; 2) Visa giành cho các chuyên gia nước ngoài với các thẻ lao động chỉ được phát hành cho các công việc đặc biệt (tối đa 1 đến 5 năm); 3) Visa áp dụng cho các công nhân lao động hợp đồng ngắn hạn với các giấy phép lao động tối đa là 2 năm. Trước tháng 9/1998, lao động nước ngoài ở Singapore được chia làm hai loại: lao động có thẻ, áp dụng cho các chuyên gia, nhà quản lý có chuyên môn cao; và giấy phép lao động – áp dụng cho lao động phổ thông, lao động kỹ năng thấp nước ngoài. Sau năm 1998, Singapore thực hiện cơ chế quản lý lao động nước ngoài theo 3 cấp, trong đó áp dụng thêm loại thẻ S đối với các chuyên gia ở trình độ trung bình như kỹ sư chuyên môn cao, công nhân tay nghề giỏi.
Chính sách lao động nước ngoài ở Singapore đã áp dụng các công cụ định giá (thuế) và số lượng lao động (thẻ lao động và hạn ngạch, cũng như kiểm soát chất lượng lao động (tiêu chí về giáo dục, kỹ năng). Việc ban hành và điều chỉnh các loại thẻ làm việc phụ thuộc vào mức cầu thị trường. Người tuyển dụng có có thể yêu cầu giấy phép lao động hoặc thẻ lao động; người lao động nước ngoài được hưởng mức thu nhập và lương phụ thuộc vào giấy phép lao động hoặc thẻ lao động. Hạn ngạch lao động có thể được áp dụng đối với các công ty tuyển dụng lao động nước ngoài (cả lao động không kỹ năng và lao động chuyên môn cao). Các yêu cầu về tay nghề và giáo dục áp dụng cho lao động chuyên môn cao.
Các loại thẻ lao động đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài:
Singapore là đất nước cởi mở đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài, thường được các quan chức chính phủ và các phương tiện truyền thông Singapore gọi với cái tên là “chuyên gia nước ngoài”. Nếu như trước đây, lao động kỹ năng nước ngoài ở Singapore chủ yếu đến từ Anh, Mỹ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, thì những năm gần đây lao động kỹ năng nước ngoài có quốc tịch Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia đã ngày càng có mặt nhiều hơn ở Singapore. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ: nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore. Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập hẳn Ủy ban Tuyển dụng Tài năng Singapore. Tháng 10/2001, tại
58
một diễn đàn đại học, ông Lý Quang Diệu nói với các sinh viên rằng: "Muốn thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, y học, giáo dục..., cách duy nhất Singapore phải thực hiện là mở rộng nhân tài trên khắp thế giới. Chúng ta sẽ thất bại nếu không phát triển được đội ngũ này" [25]. Hơn thế, lãnh đạo nước này còn xác định rõ rằng nhân tài từ lao động nước ngoài kông chỉ là "nguồn vốn đặc biệt" về kinh tế, mà họ còn là "động lực mạnh mẽ cho Singapore phấn đấu liên tục vì những chuẩn cao hơn" Thêm nữa, những người nhập cư cũng góp phần đem lại "sự phong phú, đa dạng, mang thêm màu sắc, sự giàu có và hương vị cho đời sống văn hoá của Singapore"(Văn kiện chính sách của Singapore năm 2000). .
Trong nhiều năm qua, Singapore đã thu hút được một bản danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới. Nói đến nhân tài nước ngoài ở Singapore, có lẽ không thể không kể đến những nhà giải phẫu thần kinh học, các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các các siêu chuyên gia tầm cỡ thế giới và các giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Không giống như lao động kỹ năng thấp và lao động nước ngoài phổ thông, Singapore có hẳn một hệ thống quản lý lao động kỹ năng cao thông qua hệ thống 3 cấp P, Q, S với những hạn chế nhập cư ít hơn và lợi ích trong nước lớn hơn. P là giành cho những người nước ngoài có bằng cấp chuyên gia, có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Vào năm 2010, P1 áp dụng đối với những người có mức lương tháng trên 7000 đô la Singapore (S$), và P2 áp dụng đối với những người có mức lương từ 3500 S$-7000 S$. Q áp dụng cho những người nước ngoài có bằng cấp có thể chấp nhập được, ở trình độ chuyên gia hoặc kỹ năng đặc biệt, có mức lương tháng trên 2.500 S$ nhưng dưới 3500 S$. S được áp dụng kể
từ năm 2004 cho những người lao động nước ngoài có kỹ năng trung bình, lương tháng ít nhất là 1800 S$ (tính đến tháng 6/2010), có các chứng chỉ khác về chất lượng giáo dục, kỹ năng, loại hình việc làm và kinh nghiệm làm việc.
Nhằm linh hoạt hơn nữa trong việc tuyển dụng lao động nước ngoài kỹ năng cao, Singapore năm 2007 đã áp dụng một loại thẻ visa mới với tên gọi Thẻ lao động cá nhân (personalized employment pass – PEP), áp dụng cho tất cả những người nước ngoài đã làm việc ở Singapore ít nhất từ 2 đến 5 năm, có mức lương tối thiểu là 34.000 S$ /năm (27.032 USD/năm). PEP có thể giúp người lao động nước ngoài chuyển việc làm trong bất cứ ngành nghề nào trong nền kinh tế, có thể đem theo
59
những người thân trong gia đình tới sinh sống tại Singapore và cho phép những người thân của họ ở Singapore tối đa 6 tháng để tìm kiếm việc làm.
Bảng 2.5. Các cơ chế thẻ lao động áp dụng cho lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Singapore (áp dụng đến tháng 6/2010)
Loại thẻ
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Thẻ được
phép mang theo người phụ thuộc Thẻ được định cư lâu dài
P1 Lương tháng >7.000 S$ Chuyên gia, nhà quản lý, ủy viên ban quản trị hoặc chuyên viên đặc biệt
Có Có
P2 Lương tháng >3500 S$ Chuyên gia, nhà quản lý, ủy viên ban quản trị hoặc chuyên viên đặc biệt
Có Có
Q1 Lương tháng >2500 S$ Chuyên gia, nhà quản lý, ủy viên ban quản trị hoặc chuyên viên đặc biệt Có Không PEP -Có thẻ P1 -Có thẻ P2 với 2 năm kinh nghiệm ở trình độ thẻ P
-Có 5 năm kinh nghiệm ở trình độ thẻ Q1
-Sinh viên nước ngoài đang học ở các trường đại học Singapore, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở trình độ thẻ P hoặc Q1 -Lương tháng ít nhất 30.000 S$ - Lương tháng ít nhất 30.000 S$ - Lương tháng ít nhất 30.000 S$ Có Có Có Có Có Không