- Đáp ứng được mục tiêu đề ra
70Dịch vụ bất động sản và cho
2.4.1.1. Những điểm tương đồng
Trong chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, Singapore và Trung Quốc có một số điểm tương đồng sau đây:
Thứ nhất, xuất phát điểm của hai nước khi thực hiện chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài là tương đối giống nhau. Cả Singapore và Trung Quốc đều trong tình trạng thực hiện công nghiệp hóa và mở cửa kinh tế, thiếu hụt lao động chuyên môn cao, đồng thời đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số. Mặc dù quy mô dân số và sức ép về nguồn cung lao động kỹ năng cao của hai nước có sự khác biệt rất lớn, nhưng sự phát triển kinh tế của hai nước trong thời gian gần đây khiến Singapore và Trung Quốc đều cần thu hút lao động kỹ năng nước ngoài. Đối với Singapore, với dân số vỏn vẹn 5,3 triệu người (năm 2012), sức ép về nguồn cung lao động kỹ năng cao nước ngoài là rất lớn để đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế và trình độ phát triển kinh tế của nước này. Đối với Trung Quốc, với hơn 1 tỷ dân nhưng chính sách 1 con của Trung Quốc đang gây sức ép về việc làm, an sinh xã hội cho người già. Hình dưới đây cho thấy, Trung Quốc và Singapore đều có xu hướng vấp phải sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động kể từ năm 2015 trở đi. Hơn nữa, là một nước đông dân nhưng Trung Quốc sau gần 45 năm cải cách và mở cửa (từ năm 1978) vẫn đang luẩn quẩn trong việc tìm lối thoát khỏi mô hình kinh tế gia công lắp ráp để chuyển sang mô hình kinh tế tri thức có hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm cao hơn. Vì thế, thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài là cách tốt nhất để Trung Quốc tiến lên nấc thang mới của chuỗi giá trị toàn cầu.
103
Hình 2.6. Sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động ở châu Á
Nguồn: Nana Oishi (2012), Highly skilled migration and competitiveness: sciences & engingeering sectors in Japan, Sophia University, trang 33.
Thứ hai, Singapore và Trung Quốc đều ban hành các khung khổ chính sách cụ thể để thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài. Mặc dù thời điểm ban hành chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở hai nước có sự khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu lao động chuyên môn cao và cơ cấu kinh tế của hai nước, nhưng các hệ thống chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài được ban hành ở Singapore và Trung Quốc đã khiến hai nước này trở thành điểm đến hấp dẫn của lao động chuyên môn cao. Cả hai nước đều có những chính sách thu hút sinh viên quốc tế đến học tập và làm việc, tận dụng nguồn nhân tài trẻ và năng động từ khắp nơi trên thế giới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai quốc gia. Theo đánh giá của các chuyên gia, Singapore và Trung Quốc đều là hai nước hấp dẫn lao động chuyên môn cao nước ngoài. Chỉ số hấp dẫn lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Singapore năm 2009 là 8,22, đứng thứ hai thế giới sau Thụy Điển, và của Trung Quốc là 6,05, đứng thứ 13 trên thế giới, sau các nước như Thụy Điển, Singapore, Mỹ, Australia, Canada…., nhưng đứng trước các nước Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…
104
Hình 2.7. Chỉ số hấp dẫn lao động chuyên môn cao nước ngoài
Nguồn: Nana Oishi (2012), Highly skilled migration and competitiveness: sciences & engingeering sectors in Japan, Sophia University, trang 21.
Tuy môi trường chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở hai nước có sự khác nhau, nhưng một điểm chung nhất là cả hai nước đều cởi mở với lao động chuyên môn cao nước ngoài, tạo điều kiện tốt nhất để họ sinh sống, làm việc và nâng cao thu nhập. Một điểm chung nữa là: cả Trung Quốc và Singapore đều là những nền kinh tế năng động ở khu vực Đông Á với những lợi thế và tiềm lực kinh tế rất lớn, môi trường chính trị ổn định, kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập đầu người liên tục tăng, thiếu lao động chuyên môn cao trong một số lĩnh vực... Những nhân tố đó khiến các nhân tố đẩy (phía cung) và nhân tố kéo (phía cầu) về lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Trung Quốc và Singapore trở nên thuận lợi hơn so với các nước khác trong khu vực Đông Á.
Thứ ba, trong cơ cấu lao động chuyên môn cao nước ngoài vào Trung quốc và Singapore, người châu Á chiếm một tỷ lệ lớn. Tại Singapore, lao động nước ngoài chủ yếu đến từ Đông Nam Á (chiếm 59,1%), Đông Á (25,4%), Nam Á (10,2%). Tại Hong Kong (Trung Quốc), lao động nước ngoài chủ yếu dến từ Đông Á (83,7%) – mà chủ yếu đến từ Macau, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…(số liệu năm 2010) [70]. Singapore dựa chủ yếu vào nguồn cung lao động từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc vẫn dựa chủ yếu vào nguồn cung lao động từ Đông Á do những lợi thế của hai nước này trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Hơn nữa, cả hai nước này đều thu hút được rất ít có lực lượng lao động chuyên môn cao nước ngoài từ các
105
nước châu Âu và Mỹ. Trong cơ cấu lao động nước ngoài của Singapore năm 2010, khu vực Bắc Mỹ chiếm 0,6% và các khu vực khác chiếm 4,6%. Tương tự ở Trung Quốc, khu vực Bắc Mỹ và châu Âu hầu như bằng 0% và các khu vực khác là 16,3% [70].
Bảng 2.16. Lao động nước ngoài phân theo khu vực ở một số nước châu Á năm 2010 (%)
Nước đến Nguồn lao động phân theo khu vực
Đông Á Đông Nam Á Nam Á Châu Âu Australia và New Zealand Bắc Mỹ Khác Brunei 2,9 81,4 10,0 3,2 0,5 0,2 1,8 Cambodia 2,6 95,5 0,3 0,6 0,2 0,3 0,6 Hongkong 83,7 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 16,3 Ấn Độ 0,5 1,3 92,4 0,2 0,0 0,1 3,6 Nhật Bản 55,8 15,3 2,4 2,4 0,7 2,9 20,6 Hàn Quốc 55,0 21,9 3,1 1,1 0,7 8,0 10,2 Malaysia 6,2 79,9 10,4 0,7 0,4 0,0 2,5 Philippin 12,3 2,1 2,1 12,3 0,7 10,8 59,6 Singapore 25,4 59,1 10,2 0,0 0,0 0,6 4,6 Thái Lan 35,1 38,7 6,3 3,1 0,9 1,2 14,6 Indonesia 62,6 0,0 0,0 5,8 0,0 0,0 31,7
Nguồn: Shandre Mugan Thangavelu (2012), Economic Growth, Welfare and foreign workers: case of Singapore, National University of Singapore, trang 14.
Thứ tư, lao động chuyên môn cao nước ngoài có những đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của Singapore và Trung Quốc. Tuy những tác động này khác nhau về mức độ và chất lượng, nhưng lực lượng lao động chuyên môn cao nước ngoài đã bổ sung sự thiếu hụt lao động kỹ năng trong một số ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc và Singapore. Hơn nữa, lực lượng lao động chuyên môn cao nước ngoài đã giúp hai nước hình thành một số ngành công nghệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông, liên kết với các doanh nghiệp trong nước để hình thành nên đội ngũ doanh nhân tài năng, giúp Trung Quốc và Singapore tiếp nhận chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý kinh tế hiện đại một cách hiệu quả hơn, đồng thời góp phần nâng cấp hệ thống giáo dục đại học, đưa Trung Quốc và Singapore trở thành điểm đến hấp dẫn của sinh viên quốc tế trong thời gian gần đây.