Ưu điểm của chính sách * Singapore:

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 109)

- Đáp ứng được mục tiêu đề ra

2.4.2.1.Ưu điểm của chính sách * Singapore:

70Dịch vụ bất động sản và cho

2.4.2.1.Ưu điểm của chính sách * Singapore:

* Singapore:

Thứ nhất, chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Singapore được thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp. Ngay từ khi mới giành được độc lập, cựu thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Cựu thủ tướng Goh Chok Tong đánh giá việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài là một vấn đề sống còn, quyết định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Singapore. Chính vì thế, trong suốt mấy thập niên qua, thu hút lao động chuyên môn cao nức ngoài trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore. Từ Luật pháp liên quan đến nhập cư, đến việc thực hiện các biện pháp thu hút lao động chuyên môn cao được thực hiện rất rõ ràng. Quy định về các loại thẻ làm việc giành cho lao động chuyên môn cao rất rõ, kể cả về mức lương, yêu cầu về bằng cấp và tay nghề… đều rất rõ ràng và được điều chỉnh tùy thuộc vào nhu cầu lao động của đất nước. Sự bài bản này khiến người lao động chuyên môn cao nước ngoài dễ dàng theo dõi và phấn đấu để được làm việc ở Singapore.

Đặc điểm chính của chính sách lao động của Singapore là hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài có kỹ năng thấp, trong khi tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi để thu hút lao động có kỹ năng cao. Theo quy định, mức lương giành cho lao động tay nghề thấp thường là 2500 S$ và thường được hướng vào một số nước, một số ngành cụ thể, chịu thuế cao hơn và chịu một số hạn chế. Còn nếu là lao động tay nghề cao, ngoài việc được hưởng lương theo mức của các nhân tài, họ còn được phép đưa người thân sang sống cùng, được cấp giấy định cư và nhập tịch Singapore với thời gian ngắn ngủi chỉ vài ngày. Đây là nước có tốc độ nhập quốc tịch nhanh chóng nhất thế giới mà bất cứ người nhập cư nào cũng mong muốn.

Thứ hai, chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Singapore không hạn chế quốc tịch, chủng tộc của người nhập cư. Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu có câu nói nổi tiếng “Tôi ưa chuộng hiệu quả. Một công chức trẻ ở vị trí cao, tôi không quan tâm anh ta đã làm việc bao nhiêu năm. Nếu anh ta là người tốt nhất cho vị trí đó, hãy xếp anh ta ở vị trí đó” [11]. Triết lý dung người của ông Lý Quang Diệu đã được chính phủ Singapore áp dụng cho đến ngày nay, tạo nên sự khích lệ rất lớn đối với những người trẻ tuổi làm việc cho chính phủ. Chính sách và

110

đường lối thu hút nhân tài không phân biệt quốc tịch, sắc tộc đã dẫn đén những thay đổi mang tính đột phá trong thống kê nhân khẩu học của Singapore, trong đó có tới trên dưới 30% lực lượng lao động là người nước ngoài. Nhân tài nước ngoài còn được chào đón vào bộ máy nhà nước. Nội các đầu tiên của Singapore cũng chỉ có duy nhất 2 người bản địa. Thậm chí ông Lý Quang Diệu còn khẳng định, nếu một ngày nào đó bộ máy chính quyền Singapore toàn là người có xuất xứ nước ngoài cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Những người đứng đầu đất nước Singapore từ trước cho đến nay đều là những người rất giỏi. ông Lý Quang Diệu - Thủ tướng đầu tiên của quốc đảo tốt nghiệp ngành luật tại trường đại học danh tiếng Cambridge. Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong cũng tốt nghiệp trường Williams College, Mỹ, về chuyên ngành Phát triển kinh tế. Thủ tướng Lý Hiển Long cũng tốt nghiệp trường Đại họcCambridge của Anh về ngành toán và vi tính. Sau đó ông Lý Hiển Long còn tham gia học về ngành Hành chính công tại Đại học Harvard - Mỹ. Các Bộ trưởng Singapore cũng đều tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng tầm cỡ thế giới. Ông Lý Quang Diệu có quan điểm rất rõ ràng: Lãnh đạo giỏi là đầu tầu định hướng cho đất nước phát triển, nên không thể thăng quan tiến chức nhờ quan hệ cửa trước cửa sau hay sẵn sàng ngã giá để mua danh bán tước. Ông nói: "Lãnh đạo dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, không cho họ ngồi vào những vị trí quan trọng” [25].

Thứ ba, thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài bằng những ưu đãi và những ràng buộc thông qua kênh giáo dục đại học của Singapore. Một trong những quy định đối với sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore là được vay tiền đẻ chi trả cho những chi phí cần thiết của việc học tập và sinh hoạt. Sau khi tốt nghiệp, những sinh viên nước ngoài này phải cam kết làm việc cho một công ty nào đó của Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ. Dự án “nhà trường toàn cầu” là một sáng kiến để thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Singapore, trong đó khuyến khích người nước ngoài tham gia tích cực vào thị trường giáo dục đại học của Singapore. Những đại học hàng đầu của thế giới được nhắm đến và được mang vào đất nước để làm mũi nhọn cho sự nghiên cứu và phát triển (R&D) ở tầm mức thế giới, chuyển giao tri thức công nghệ và đưa Singapore lên vị trí hàng đầu thế giới về giáo dục. Chính phủ Singapore đã tăng cường các hình thức liên kết giáo dục với các trường đại học hàng đầu của thế giới, xây dựng các tiêu chuẩn giáo dục tiên tiến của thế giới, tập trung đầu tư R&D cho một số ngành công nghệ mũi nhọn như sinh học,

111

y sinh học, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại cho trường học, thu hút các giáo sư đầu ngành của nước ngoài vào làm việc tại Singapore.. để thu hút sinh viên quốc tế. Chính sách này đã đem lại nhiều thành công cho Singapore trong việc thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, hỗ trợ Singapore xây dựng được những lợi thế nhất định trong chiến lược cạnh tranh toàn cầu về tài năng.

Trung Quốc:

Thứ nhất, cũng giống như Singapore, Trung Quốc không có sự phân biệt đối xử đối về quốc tịch, tôn giáo, sắc tộc của lao động chuyên môn cao nước ngoài. Với việc ban hành thẻ Xanh và đang cố gắng cải cách hệ thống nhập cư phức tạp của mình, Trung Quốc đang ngày càng mở rộng cửa và cho phép những nhà đầu tư và các lao động chuyên môn cao nước ngoài cư trú lâu dài tại Trung Quốc. Phần lớn lực lượng lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Trung Quốc đến từ các nước Đông Á, Mỹ.

Thứ hai, chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Trung Quốc tương đối thành công nhờ tập trung thu hút Hoa kiều tài năng trở về tổ quốc làm việc. Với cộng đồng người Hoa khoảng 30 triệu người trên thế giới, Trung Quốc coi họ là nguồn chất xám vô cùng cần thiết để hình thành nền kinh tế tri thức của Trung Quốc. Các chính sách thu hút nhân tài Hoa kiều trở về nước tỏ ra rất rõ ràng, thông qua các kế hoạch cụ thể như Kế hoạch trăm người, Kế hoạch nghìn người, Kế hoạch thu hút nhân tài kiệt xuất từ nước ngoài…Theo thống kê của chính phủ, kể từ năm 1979, khi Trung Quốc mở cửa cho phép sinh viên ra nước ngoài du học, hơn 1 triệu người đã rời đất nước, và 30% trong số họ đã trở về quê hương. Nhưng số lượng này còn quá ít ỏi. Thị trường vẫn cần một nhu cầu lớn những chuyên gia Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài có tầm nhìn quốc tế và chuyên môn quản lý. Sự thiếu hụt những tài năng như thế là một thách thức lớn đối với những công ty Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng việc kinh doanh của họ ở nước ngoài, cũng như các công ty đa quốc gia đang hoạt động ở Trung Quốc. Rất nhiều những công ty đa quốc gia hiểu rằng, họ có thể đào tạo những người bản địa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lao động. Nhưng để làm được điều này cần phải có thời gian và tiền bạc. Nền kinh tế Trung Quốc với sự toàn cầu hóa đang gia tăng, nhiều công ty lớn của nước này đang tìm mọi cách thu hút những chuyên gia Trung Quốc ở nước ngoài với nhiều đề nghị hấp dẫn. Có khoảng 110 lĩnh vực đầu tư đặc biệt với những

112

khuyến khích các tài năng Trung Quốc đã được thiết lập ở nhiều vùng khác nhau và đang rất cần nhân tài. Trung Quốc đã nỗ lực thu hút các nhà nghiên cứu ở nước ngoài trở về, rất nhiều trong số họ hiện đang lãnh đạo nhiều dự án nghiên cứu khoa học lớn tầm cỡ quốc gia. Vào năm 2007, Trung Quốc thiết lập một chương trình đầy tham vọng thể hiện quyết tâm thu hút nguồn chất xám Hoa kiều trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Theo kế hoạch 11 năm của Bộ Nội vụ, đất nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới này sẽ đưa ra một số biện pháp quan trọng nhằm thu hút 3 đối tượng hiền tài. Đây sẽ là những cá nhân dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý cấp cao cũng như những nhân tài đặc biệt cần thiết khác nhằm đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia thịnh vượng, tự chủ và đổi mới.

Đối với đối tượng đầu tiên, những người có năng lực làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy, Trung Quốc sẽ khuyến khích các phòng thí nghiệm quan trọng của quốc gia, các trường đại học và học viện nghiên cứu công khai tuyển mộ lãnh đạo hoặc những người tham gia nghiên cứu chính ở cả trong nước lẫn hải ngoại, từ đó xây dựng một đội ngũ các nhà lãnh đạo công nghệ, các nhà khoa học chiến lược hạng nhất của thế giới. Trong khi đó, kết hợp với các chương trình, dự án quốc gia quan trọng, Trung Quốc cũng sẽ tạo điều kiện để các hiền tài Hoa kiều được có cơ hội đóng góp vốn hiểu biết, tri thức của mình trong các lĩnh vực như năng lượng, nước, khoáng sản, môi trường, nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghiệp chế tạo tiên tiến và vật liệu mới. Nhóm đối tượng thứ hai được chú trọng là đội ngũ nhân sự quản lý cao cấp, những người có nhiều kinh nghiệm và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Để chớp được những cơ hội tiềm năng trong thời đại toàn cầu hóa, Trung Quốc sẽ chủ động xây dựng một nhóm nhân sự quản lý cao cấp trong các lĩnh vực như tài chính, luật pháp và thương mại. Nhóm đối tượng thứ ba là những cá nhân có tài năng đặc biệt. Đây là những nhân vật có kiến thức và sự tinh thông đặc biệt để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội.

Để thu hút 3 nhóm đối tượng Hoa kiều trên về nước làm việc, chính phủ nước này đã đưa ra hàng loạt các biện pháp ưu đãi như hỗ trợ việc chuyển giao bản quyền, bí quyết sản xuất đặc biệt cũng như các thành tựu khoa học công nghệ bằng cách cho phép những cá nhân hải ngoại trở về nắm giữ cổ phiếu hoặc thành lập những doanh nghiệp mới được tạo điều kiện về thuế, vốn, nhân sự…. Ngoài ra, Bộ Nội vụ tổ chức các chương trình, diễn đàn trao đổi, các hội nghị liên lạc hàng năm, cam kết

113

hoàn tất cơ chế làm việc cho những Hoa kiều trở về, tạo điều kiện về việc làm, sự nghiệp và điều kiện sống cho họ. Những người có trình độ cao sẽ được tạo điều kiện hơn trong việc tham gia các chương trình; đánh giá các danh hiệu nghề nghiệp, nhận tặng thưởng. Vấn đề giáo dục con cái và tìm việc làm cho vợ hoặc chồng của Hoa kiều trở về cũng rất được lưu tâm chú ý... Chẳng hạn, tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (CCER) của Đại học Bắc Kinh, mức lương trả cho những nhà kinh tế trở về từ 30.000-50.000 USD một năm, không bao gồm cả thuê nhà và những bổng lộc khác. Một bằng tiến sĩ ở nước ngoài là yêu cầu chuyên môn tối thiểu để nhận được một việc làm ở CCER. Cùng với nhiều thành phố khác đang dẫn đầu về số lượng những chuyên gia trở về, Thượng Hải được xem là đi tiên phong trong việc thu hút những chuyên gia Trung Quốc ở hải ngoại. Vào 8/2003, Thượng Hải đã phát động một chiến dịch 3 năm đầy tham vọng để thu hút hơn 10.000 người Trung Quốc ở nước ngoài đến làm việc trong thành phố bằng việc đưa ra những chính sách ưu đãi bao gồm một thẻ cư trú ở Thượng Hải với những quyền lợi như những người địa phương và trợ cấp chính phủ cho những người bắt đầu các hoạt động kinh doanh của họ tại đây. Đến cuối tháng 11 năm 2007, thành phố này đã đạt được mục tiêu phía trước của kế hoạch và đã thu hút 10.203 công dân Trung Quốc từ 110 nước và vùng lãnh thổ đến làm việc [30]. Với chính sách cởi mở và hậu đãi, người Hoa Kiều ở khắp nơi trên thế giới đã về Trung Quốc làm việc ngày càng nhiều.

Thứ ba, cũng giống như Singapore, Trung Quốc đang cố gắng thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài thông qua hệ thống giáo dục đại học và chính sách này đang đem lại những kết quả tích cực ban đầu. Khác với chính sách cho vay học tập của Singapore, Trung Quốc với nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào đã thực hiện các chương trình cấp học bổng cho sinh viên nước ngoài, theo đó miễn tiền học và tiền ở cho sinh viên nước ngoài cộng với một khoảng tiền trợ cấp hàng tháng từ 800-1.400 NDT. Chính sách này thực sự đã hấp dẫn sinh viên quốc tế, chủ yếu đến từ châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản,Việt Nam và Thái Lan và một số nước khác như Mỹ. Môi trường xã hội tốt, phát triển kinh tế nhanh và vị thế tăng trên trường quốc tế, nên trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng trở nên hấp dẫn với sinh viên nước ngoài. Hơn nữa, chất lượng giáo dục bậc đại học được cải thiện của Trung Quốc đã được công nhận rộng rãi trên thế giới. Đến nay, Trung Quốc đã ký hiệp định công nhận bằng cấp của nhau với 32 nước trong đó có Đức, vương quốc Anh, Pháp, Úc,

114

New Zealand, Áo và Nga. Sinh viên quốc tế được làm việc part-time ở Trung Quốc, giúp đất nước này một phần bù đắp những thiếu hụt lao động chuyên môn cao trong các doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia.

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 109)