Những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách thu hút lao động chuyên môn cao ở Việt Nam so với Trung Quốc và Singapore

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 128)

- Đáp ứng được mục tiêu đề ra

70Dịch vụ bất động sản và cho

3.2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách thu hút lao động chuyên môn cao ở Việt Nam so với Trung Quốc và Singapore

động chuyên môn cao ở Việt Nam so với Trung Quốc và Singapore

3.2.1.1. Những điểm tương đồng

Thứ nhất, cũng giống như Trung Quốc và Singapore, Việt Nam hiện nay cũng đang rất thiếu thốn lao động chuyên môn cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa đất nước. Việt nam luôn nằm ở vị trí cao hơn về mức độ thiếu thốn lao động kỹ năng. Nếu như Trung Quốc đạt mức độ thiếu thốn cao nhất về lao động kỹ năng trong 2/6 lĩnh vực là lao động quản lý và kỹ thuật viên, thì Việt Nam thiếu thốn lao động kỹ năng cao nhất trong 4/6 lĩnh vực, gồm quản lý, kỹ sư, lao động kỹ năng đơn giản và lao động phổ thông. Bên cạnh đó còn thiếu hụt lao động ở mức độ nhẹ tại nghề dịch vụ khách hàng và thiếu hụt mức độ trung bình ở nhóm kỹ thuật viên. Ngoài ra, các doanh nghiệp ở các ngành (khai khoáng và xây dựng, chế tạo, vận tải và thiết bị, bán buôn và bán lẻ, dịch vụ, tài chính, bảo hiểm và bất động sản) cũng gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động. 500 doanh nghiệp do tập đoàn Manpower Group khảo sát năm 2011 được khảo sát cho rằng có khoảng 23% lao động Việt Nam không đủ khả năng mà doanh nghiệp cần; 35% không có khả năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Đáng chú ý cuộc điều tra đã tìm ra nhiều “điểm mù” - những nhóm kỹ năng bị bỏ qua chỉ vì không được coi là nhu cầu cấp bách gồm: ngoại ngữ, hiểu biết cơ bản về quản lý tài chính, khả năng sáng tạo, kỹ năng vi tính và khả năng tạo động lực cho bản thân.

Xét trên khía cạnh nhân khẩu học, Việt Nam vẫn là nước đang ở trong thời kỳ dân số vàng, với những lợi thế về lao động trẻ so với các nước Singapore và Trung.

129

quốc. Theo dự báo của chính phủ, lực lượng lao động vẫn tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 0,6% trong giai đoạn 2011-2020, tuy giảm 1/3 tốc độ tăng trưởng so với trước đó nhưng lực lượng lao động vẫn tiếp tục đóng góp tích cực cho tăng trưởng GDP.

Bảng 3.2. Bước chuyển dân số ở một số quốc gia châu Á

Giai đoạn Giai đoạn tỷ lệ

sinh dưới 2,1 Giai đoạn tỷ lệ người già vượt quá 14%

Giai đoạn lực lượng lao động

bắt đầu giảm

Giai đoạn tổng dân số bắt đầu giảm 1950-1955 1955-1960 1960-1965 Nhật Bản 1965-1970 1970-1975 1975-1980 Singapore 1980-1985 Hồng Kong 1985-1990 Hàn Quốc

1990-1995 Trung Quốc Nhật Bản 1995-2000 Thái Lan

2000-2005 Nhật Bản

2005-2010 Việt Nam Nhật Bản

2010-2015 Hồng Kong 2015-2020 Indonesia Hàn Quốc, Singapore Trung Quốc, Hong Kong Hàn Quốc 2020-2025 Malaysia Hàn Quốc, Singapore 2025-2030 Trung Quốc, Thái Lan Trung Quốc 2030-2035 Ấn Độ

2035-2040 Philippine Việt Nam Thái Lan,

Việt Nam Singapore 2040-2045 Malaysia, Indonesia Thái Lan, Việt Nam 2045-2050

Nguồn: Takao Komine (2012) A Long-term forecast of demographic transition in Japan and Asia, Hosei University, trang 4.

So với tỷ lệ cần thiết 2,1 để giữ vững số dân theo lý thuyết xã hội học, thì Việt Nam bắt đầu gặp phải sự giảm sút dân số từ năm 2005-2010, trong khi Trung Quốc đã trải qua giai đoạn này từ năm 1990-1995 và Singapore trải qua giai đoạn này từ năm 1975-1980. So với Trung Quốc và Singapore, giai đoạn tỷ lệ người già vượt quá 14% dân số và giai đoạn lực lượng lao động bắt đầu giảm ở Việt Nam cũng muộn hơn rất nhiều, vào khoảng năm 2035-2040.

130

Thứ hai, cũng giống như Trung Quốc và Singapore, Việt Nam đang chú trọng thực hiện chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài phục vụ quá trình công nghiệp hóa đất nước. Do bước chuyển dân số sang độ tuổi già hóa ở Việt Nam chậm hơn Trung Quốc 10 năm và chậm hơn Singapore 20 năm, nên thời điểm ban hành chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Việt Nam muộn hơn rất nhiều so với Trung Quốc và Singapore, nhưng việc ban hành chính sách ở Việt Nam hiện nay cho thấy nhu cầu thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Ngay từ ban đầu mới hình thành khung khổ chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, Việt Nam cũng giống như Trung Quốc và Singapore có sự cởi mở của chính sách, đặc biệt trong chính sách thu hút Việt kiều trí thức quay trở về nước làm việc bởi Trung Quốc và Việt Nam đều có số lượng lớn người dân di cư ra nước ngoài. Chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam được hưởng các quy chế ưu đãi trong nhiều lĩnh vực như thị thực, ngoại hối, đăng ký lưu trú, đi lại, thuế thu nhập cá nhân v.v….

Bảng 3.3. Phân loại mô hình di chuyển lao động của một số nước châu Á

Nước chủ yếu xuất khẩu lao động Philippin Trung Quốc Ấn Độ Bangladesh Sri Lanka Pakistan Cambodia Indonesia Myanmar Lào Việt Nam Nepan Nước chủ yếu nhập khẩu lao động Hàn Quốc Nhật Bản Đài Loan Hồng Kong Singapore Brunei Nước cân bằng nhập

khẩu và xuất khẩu lao động

Malaysia Thái Lan

Nguồn: World Bank Development Report, 2005, trang 8.

Thứ ba, trong cơ cấu lao động chuyên môn cao nước ngoài vào Việt Nam, Trung Quốc và Singapore, lao động châu Á chiếm tỷ lệ lớn. Lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam từ hơn 60 quốc gia, trong đó quốc tịch châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...) chiếm khoảng 58%, châu Âu (Anh, Pháp...) chiếm khoảng 28,5% và các nước khác chiếm 13,5%. Giống như Trung Quốc và Singapore, lao động châu Á đến Việt Nam chủ yếu từ các nước Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia v.v.v. Ngoài ra, Tương tự như Trung Quốc, số lượng Việt kiều trở về nước ở Việt nam ngày càng

131

lớn. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 400.000 chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài, chiếm hơn 10% cộng đồng người Việt (4,5 triệu người) ỏ nước ngoài. Các chuyên gia, trí thức Việt Kiều này đều có trình độ đại học trở lên, có kỹ thuật, tay nghề cao, tập trung sinh sống ở các nước công nghiệp phát triển. Hầu hết các ngành và lĩnh vực mũi nhọn, các dự án công nghệ cao, từ điện tử, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, tin học, hàng không, vũ trụ, hải dương… của các nước tiên tiến đều có chuyên gia người Việt làm việc. Điển hình như thung lũng Silicon của Mỹ hiện có khoảng 10.000 người Việt Nam làm việc, trong đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ do người Việt làm chủ trong lĩnh vực công nghệ cao. Hàng năm, có khoảng 300 lượt trí thức Việt kiều về nước đóng góp chuyên môn và tham gia các chương trình hợp tác nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, phần lớn theo hình thức công tác ngắn ngày. Số lượng chuyên gia, trí thức Việt Kiều về làm việc với các cơ quan nhà nước chiếm 55%, còn lại là tham gia giảng dạy, hợp tác nghiên cứu với các viện nghiên cứu và trường đại học.

3.2.1.2. Những điểm khác biệt

Thứ nhất, mô hình thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Việt Nam và Singapore có sự khác biệt rất lớn. Singapore là nước ít dân, chủ yếu nghiêng về nhập khẩu lao động, trong khi Việt Nam (giống như Trung Quốc) là một nước đông dân, chủ yếu nghiêng về xuất khẩu lao động. Chính vì vậy, lao động chuyên môn cao nước ngoài hiện nay ở Việt Nam chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng lực lượng lao động chuyên môn cao và các chính sách thu hút lao động chuyên môn cao ở Việt Nam không có nhiều ưu đãi như Singapore. Theo số liệu di chuyển lao động ở một số nước châu Á năm 2010, dòng lao động ra nước ngoài của Việt nam là 2,226 triệu người, trong khi dòng lao động nước ngoài vào Việt Nam chỉ là 69.307 người (năm 2007), tỷ lệ lao động vào/lao động ra chỉ là 3,11%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 661,7% của Singapore và 8,2% của Trung Quốc [71].

Thứ hai, thời điểm ban hành chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Việt Nam chậm hơn rất nhiều so với Singapore và Trung Quốc. Điều này hoàn toàn phù hợp với bước chuyển dân số của Việt Nam bởi theo dự báo Việt Nam bắt đầu giai đoạn lực lượng lao động giảm từ năm 2035-2040, muộn hơn Trung Quốc 10 năm và Singapore 20 năm. Hơn thế, Việt Nam thực hiện chiến lược cải cách kinh tế từ năm 1986, muộn hơn nhiều so với thời điểm Singapore công nghiệp

132

hóa hướng về xuất khẩu vào năm 1968 và muộn hơn so với chiến lược cải cách kinh tế của Trung Quốc vào năm 1979. Sự khác biệt về thời điểm chính sách khiến chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Việt Nam hiện nay còn sơ sài và thiếu hệ thống hơn rất nhiều so với Singapore và Trung Quốc. Trong khi Singapore đã thực hiện chế độ cấp thẻ theo phân loại chuyên môn đối với lao động nước ngoài, có hệ thống luật bài bản liên quan đến lao động nước ngoài thì Việt Nam còn lâu hơn nữa mới tiến tới chế độ cấp phép lao động kiểu này. Trong khi Trung Quốc có hệ thống thẻ Xanh và có những kế hoạch thu hút nhân tài (như kế hoạch 1000 người, kế hoạch hàng nghìn nhân tài) và có những chính sách rõ ràng bài bản trong thu hút sinh viên quốc tế, thì Việt Nam hiện nay vẫn chưa có định hướng rõ ràng trong thu hút Việt kiều và sinh viên quốc tế đến Việt nam học tập và làm việc. Pháp luật Việt Nam liên quan đến thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc ban hành Nghị định và Quyết định (năm 2008, 2009) với những quy định chung chung và chưa quy định rõ những yêu cầu tuyển dụng lao động chuyên môn cao nước ngoài.

Thứ ba, hiệu quả chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với Singapore và Trung Quốc. Lỗ hổng trong chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Việt Nam do những quy định không rõ ràng và quản lý không hiệu quả đã dẫn đến việc Việt Nam đang vấp phải một lực lượng lao động nước ngoài không có chuyên môn di chuyển vào Việt nam ngày càng nhiều, làm mất cân đối thị trường lao động và gây hậu quả an ninh, xã hội nghiêm trọng. Trong khi Singapore và Trung Quốc có những quy định rõ ràng về quốc tịch, trình độ tay nghề của lao động nước ngoài, thì ở Việt Nam chính sách này còn tương đối lỏng lẻo. Xem xét lại Nghị định 34/2008/NĐ-CP của chính phủ, người nước ngoài được phép làm việc tại Việt Nam dưới 6 hình thức: hợp đồng lao động, di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam; thực hiện các loại hợp đồng kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế; nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; chào bán dịch vụ; đại diện cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 6 hình thức này đang tạo kẽ hở cho lao động không phép và lao động phổ thông nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là hình thức cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; chào bán dịch vụ; Theo quy định của pháp luật, nếu các nhà thầu nước ngoài không

133

tìm được lao động chuyên môn Việt Nam đáp ứng được công việc thì mới được phép đưa lao động nước ngoài vào. Lao động ngoại quốc sẽ bị quy định thời hạn làm việc. Sau thời gian quy định đó, công nhân nước ngoài phải về nước làm lại thủ tục. Tuy nhiên, các nhà thầu vẫn cố tình làm trái, tiếp tục cho công nhân làm việc trong khi hạn lao động đã hết. Sự quản lý không chặt chẽ và sự phối hợp lỏng lẻ giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với Bộ Công thương và Bộ Xây dựng khiến các nhà thầu Trung quốc thường dễ trúng thầu hơn vì chi phí rẻ. Thống kê của Tổng cục 3, Bộ Công an năm 2009 thì đã có ít nhất 35.000 lao động Trung Quốc tại Việt Nam, còn số người Hoa ở Việt Nam hiện nay khoảng 800.000 người. Số liệu người lao động trên chỉ lấy từ thông tin do các doanh nghiệp cung cấp, chủ yếu là các doanh nghiệp ở Sài Gòn, Bình Dương. Hiện nay chưa có thống kê chính thức nào về số lượng lao động Trung Quốc tại Việt Nam. Nhưng chắc chắn con số sẽ rất cao. Năm 2010, số lượng khách du lịch vào Việt Nam cao kỷ lục khoảng 4,2 triệu người, trong đó Trung Quốc cao nhất với bình quân mỗi tháng từ 60.000-90.000 người. Đó là chưa kể một số nhập cư trái phép qua đường bộ. Thủ đoạn của họ là giả vờ đi du lịch, thăm thân nhân rồi tìm cách gia hạn ở lại Việt Nam để làm việc (theo số liệu của Quốc hội). Điều này đang dẫn đến những bất ổn về chính trị, an ninh, xã hội nghiêm trọng ở Việt Nam.

Thứ tư, xu hướng di chuyển lao động chuyên môn cao nước ngoài vào Việt Nam có sự khác biệt so với Singapore và Trung Quốc. Xét trên phương diện cơ cấu kinh tế và thu nhập bình quân đầu người, Việt Nam có sự thụt lùi đáng kể so với Singapore và Trung Quốc. Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore và chỉ bằng 27% % so với Trung Quốc. Tụt hậu về trình độ phát triển của Việt Nam so với Singapore và Trung Quốc thể hiện rất rõ. Trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2013-2014, Việt Nam đứng hạng 70 trong số 148 nước được xếp hạng, lên được 5 hạng so với 2012–2013 (75/144), xuống 5 hạng so với 2011–2012 (65/142); trong khi đó Singapore đứng vị trí thứ 2/148 nước và Trung Quốc đứng thứ 29/148 nước năm 2013-2014. Như vậy, trong xu hướng di chuyển lao động chuyên môn cao nước ngoài trên thế giới và trong khu vực châu Á, Việt Nam khó có thể thu hút lao động chuyên môn nước ngoài thuộc các ngành công nghệ và khoa học bậc

134

cao và gặp phải rất nhiều vấn đề cạnh tranh trong khu vực đối với việc thu hút lực lượng lao đông chuyên môn cao nước ngoài. Trong làn sóng di chuyển lao động chuyên môn cao nước ngoài vào khu vực châu Á, Việt Nam có khả năng phải đón nhận lực lượng lao động chuyên môn thấp hơn Trung Quốc và Singapore do những hạn chế về thu nhập bình quân đầu người và môi trường chính sách luật pháp ưu đãi đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)