Những khuyến nghị chính sách mang tính chất cấp bách hiện nay

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 143)

- Đáp ứng được mục tiêu đề ra

70Dịch vụ bất động sản và cho

3.2.3.2. Những khuyến nghị chính sách mang tính chất cấp bách hiện nay

Qua nghiên cứu chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở một số nước trên thế giới, đặc biệt là ở Singapore và Trung Quốc, đồng thời nghiên cứu những vấn đề tồn tại trong thu hút và quản lý lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, luận án đi đến những khuyến nghị chính sách như sau:

Thứ nhất, cần phải hoàn thiện thể chế chính sách cho lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Việt Nam.

Trước hết, cần phải hoàn thiện sớm dự thảo Luật việc làm, trong đó có nội dung quy định về lao động nước ngoài tại Việt nam. Ngoài ra, trong việc thực hiện Bộ luật lao động mới (5/2013), cũng rất cần phải có Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong Bộ luật lao động mới, cơ chế xử phạt, biện pháp cưỡng chế và xử lý lao động làm việc nước ngoài bất hợp pháp ở Việt Nam cũng chưa tỏ rõ sự kiên quyết và triệt để, khiến các doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động nước ngoài vẫn có thể lách luật. Chính vì vậy, trong nghị định hướng dẫn thi hành Luật lao động mới, cũng cần phải quy định nghiêm ngặt hơn về cơ chế xử phạt, cưỡng chế lao động nước ngoài vào làm việc không tuân thủ đúng các quy định của Việt Nam.

Cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Vào ngày 17/6/2011, Nghị định số 46/2011/NĐ-CP đã được ban hành để sửa đổi bổ sung Nghị định 34/2008/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định 46/2011/NĐ-CP vẫn còn những vướng mắc khi thực hiện. Cụ thể là: pháp luật hiện hành về đấu thầu mới quy định về mời thầu, dự thầu, chấm thầu, chưa có quy định về tổ chức thực hiện và giám sát quá

144

trình thực hiện các gói thầu hoặc dự án đã trúng thầu; cơ chế xử lý đối với nhà thầu không thực hiện đúng quy định pháp luật Việt Nam về lao động nước ngoài khi tham gia đấu thầu, chấm thầu. Nhiều nhà thầu nước ngoài chưa thực hiện việc kê khai trong hồ sơ dự thầu phương án sử dụng lao động Việt Nam và lao động nước ngoài cho dự án.Có rất nhiều trường hợp lao động nước ngoài vào Việt Nam không chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để xin cấp phép lao động. Khi cơ quan chức năng phát hiện và yêu cầu thì đưa ra nhiều lý do để trì hoãn …Hiện, nhiều lao động nước ngoài vào Việt Nam lao động thông qua một số doanh nghiệp của Việt Nam để xin thị thực nhập cảnh với mục đích thương mại mà không hề nêu rõ xin vào lao động. Trường hợp này được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài xét cấp thị thực từ 3 đến 6 tháng. Hết thời hạn lưu trú nói trên, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở các địa phương không gia hạn vì chưa xin được giấy phép lao động thì họ đối phó bằng cách xuất cảnh, rồi lại tiếp tục xin lại thị thực nhập cảnh vào Việt Nam. Trong khi đó, nhiều bộ ngành liên quan vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện vấn đề này; một số địa phương chưa nắm chắc và đầy đủ số liệu về lao động nước ngoài đang làm việc. Các số liệu báo cáo của địa phương chủ yếu nắm được là thông qua công tác kiểm tra.

Hơn thế, Điều 1.3 của Nghị định 46 quy định: 30 ngày trước khi tuyển người nước ngoài, người sử dụng lao động phải thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động người Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người nước ngoài trên các tờ báo Trung ương và địa phương. Khi xin cấp phép cho lao động nước ngoài, các công ty cũng phải trình văn bản chứng minh việc đăng tin này. Điều này đồng nghĩa với việc kéo dài qui trình tuyển dụng của công ty và làm tăng đáng kể các chi phí liên quan đến việc tuyển dụng. Hơn nữa các quy định của Nghị định 46/2011/NĐ-CP có thể không phù hợp với thông lệ Quốc tế trong việc các công ty nước ngoài lựa chọn nhân viên quản lý hàng đầu tại công ty con, hoặc chi nhánh của họ tại Việt Nam. Ngoài ra, để gia hạn giấy phép cho lao động nước ngoài, Điều 1.13 Nghị định 46 yêu cầu công ty sử dụng lao động phải nộp bản sao hợp đồng học nghề ký kết giữa doanh nghiệp với người lao động Việt Nam để thay thế cho vị trí công việc mà người nước ngoài đang đảm nhiệm. Quy định này cũng mâu thuẫn với quy định của Luật Lao động, và bất hợp lý cho các doanh nghiệp nước ngoài khi bắt buộc họ phải ký hợp đồng học nghề với người lao động Việt Nam cho những vị trí cực kỳ quan trọng và

145

mang tính quyết định đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, việc gia hạn giấy phép lao động là điều kiện tiên quyết để lao động nước ngoài được tiếp tục làm việc tại Việt Nam. Vì vậy, quy định này có thể được xem như một hình thức tạo thêm trở ngại cho việc gia hạn hợp đồng làm việc các nhân viên nước ngoài tại các công ty không ký hợp đồng học nghề với lao động Việt Nam.

Với những bất cập trên, trong thời gian tới rất cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung Nghị định 46 cho sát với tình hình thực tế, không mâu thuẫn với Luật lao động và thông lệ quốc tế, đồng thời kiểm soát hiệu quả hơn việc tuyển dụng và quản lý lao động chuyên môn cao nước ngoài tại Việt Nam. Hơn nữa, rất cần sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa giữa Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ công thương, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ y tế, chính quyền cấp tỉnh/thành phố, Tổng cục hải quan… trong tuyển và quản lý lao động chuyên môn cao nước ngoài.

Thứ hai, cần tạo môi trường hấp dẫn hơn đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài.

Mặc dù Việt Nam đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng của HSBC về môi trường làm việc của các chuyên gia nước ngoài tại gần 100 quốc gia trên thế giới, nhưng thực trạng thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy môi trường ở Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn những chuyên gia nước ngoài có tay nghề và tri thức cao. Trong cơ cấu lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Việt nam hiện nay, những người mang quốc tịch châu Á chiếm đa số (chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), những người mang quốc tịch Mỹ, châu Âu còn chiếm số ít. Môi trường chính sách hội tụ lao động kỹ năng cao là điều cần thiết nhất để Việt nam có thể thu hút lao động thực sự giỏi trên thế giới đến Việt nam làm việc. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam rất khó áp dụng hệ thống tính điểm nhập cư như ở Australia hay New Zealand, nhưng cũng cần học tập kinh nghiệm cấp Thẻ Xanh của Trung Quốc hay Thẻ nghề P1, P2, Q1, S của Singapore để sàng lọc lao động chuyên môn cao nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam mới phát thẻ tạm trú cho chuyên gia nước ngoài và những ưu đãi đối với từng bậc chuyên gia chưa có sự khác biệt. Nghiên cứu thực tiễn thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Trung Quốc và Singapore cho thấy việc cấp thẻ nghề cho lao động chuyên môn cao nước ngoài là một biện pháp hiệu quả, khuyến khích họ an tâm làm việc và sinh sống tại nước sở tại.

146

Thứ ba, cần đề ra những quy định tài chính rõ ràng hơn để thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài.

Cho đến nay, Việt nam chủ yếu vẫn duy trì chính sách miễn thuế cho lao động chuyên môn cao nước ngoài. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số nước (cụ thể là Singapore), thuế là một công cụ hữu hiệu để quản lý và thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài. Trong tương lai, Việt nam cần thực hiện một cơ chế thuế rõ ràng đối với mỗi cá nhân lao động chuyên môn cao nước ngoài. Mức thuế này nên phụ thuộc vào từng trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, lĩnh vực làm việc để điều tiết cho hiệu quả, hướng lao động chuyên môn cao nước ngoài vào mục tiêu phát triển kinh tế chọn lọc của đất nước.

Thứ tư, cần hạn chế tối đa nhập khẩu lao động phổ thông trái phép để đảm bảo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Trong thời gian tới, cần xác định rằng thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Việt nam là một xu hướng tất yếu, phù hợp với xu hướng di chuyển lao động quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, thực trạng xảy ra ở Việt Nam cũng như một số nước trong khu vực cho thấy, cần phải có những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với lao động phổ thông nhập khẩu trái phép vào Việt Nam. Cơ chế này phải bao gồm cả hình phạt hình sự và hình phạt tài chính, áp dụng cho cả lao động nước ngoài bất hợp pháp và người sử dụng lao động nước ngoài bất hợp pháp tại Việt Nam. Trong chính sách và luật pháp quy định về lao động chuyên môn cao nước ngoài, cần phải có những quy định rõ ràng và những chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những đối tượng lao động phổ thông đến từ một số quốc gia như Trung Quốc, châu Phi.

3.2.4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công bài học kinh nghiệm và thực hiện khuyến nghị chính sách tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)