- Đáp ứng được mục tiêu đề ra
31giới chủ
2.1.1. Thực trạng lao động chuyên môn cao nước ngoài ở khu vực châ uÁ
Châu Á là khu vực có tỷ lệ lao động di cư sang nước ngoài đông nhất , đồng thời cũng là nơi tiếp nhận lao động nước ngoài đông nhất trong nhóm nước đang phát triển. Trong những năm gần đây, châu Á là nơi cung cấp lao động lớn nhất ra thế giới, đặc biệt là vào các nước OECD. Đặc điểm chung của lao động châu Á là có trình độ giáo dục và kỹ năng cao. Vào giữa thập niên 2000s, có tới 15,5 triệu người châu Á độ tuổi 15 trở lên sinh sống ở các nước OECD, chiếm tới 17% trong tổng số người lao động có quốc tịch nước ngoài sinh sống ở OECD. Người châu Á chiếm đông nhất ở Canada (33% năm 2005/06), ở Anh (29%), ở Australia (28%) và ở Mỹ (19%) [65], trong đó đông nhất là người Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippin và Việt Nam, tiếp theo là người Nhật Bản và Hàn Quốc. Khoảng 49% người châu Á di cư ra nước ngoài có trình độ giáo dục cao và tỷ lệ người châu Á có giáo dục cao ngày càng tăng nhanh hơn kể từ năm 2000 trên thị trường lao động quốc tế. Chẳng hạn, trong giai đoạn 5 năm (2000-2005), những người châu Á lao động tại các nước OECD có trình độ đại học trở lên đã tăng từ 52% lên 56%. Tại các nước tiếp nhận lao động chuyên môn cao như Australia, Canada, New Zealand, người nước ngoài châu Á có giáo dục cao còn được phép mang theo gia đình, khiến lao động nước ngoài người châu Á trên các thị trường này ngày càng tăng. Tại một số nước phát triển, sinh viên châu Á được khuyến khích ở lại làm việc ngắn hạn sau khi ra trường.
Châu Á cũng là địa điểm hấp dẫn người nước ngoài đến làm việc và sinh sống. Theo đánh giá của Ủy ban toàn cầu về di cư quốc tế (GCIM) năm 2005, những nước châu Á chủ yếu có người dân di cư ra nước ngoài là Trung Quốc, Philippin, Ấn Độ, Bangladesh, Srilanca, Pakistan, Cambodia, Indonesia, Myanmar, Lào, Việt Nam, Nepal; Những nước châu Á chủ yếu nhập cư lao động nước ngoài là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kong, Singapore và Brunei. Chỉ có hai nước có luồng di cư và
41
nhập cư lao động tương đối cân đối, đó là Malaysia và Thái Lan. Vào năm 2001, các nước châu Á kể trên có tổng số lượng lao động nước ngoài là 6.053.967 người, trong đó Nhật Bản có khoảng 870.000 người nước ngoài, Hàn Quốc có khoảng 423.597 người nước ngoài, Đài Loan khoảng 600.177 người nước ngoài, Singapore khoảng 580.000 người nước ngoài, Malaysia (1.359.500 người), Thái Lan (1.623.776), Hồng Kong (216.863), Brunei (91.800), Macau (27.000), Trung Quốc (90.000), Việt Nam (30.000), Indonesia (91.736), Philipin (9.168) và Myanmar (40.350) [46]. Vào năm 2010, lao động nước ngoài chiếm tới 46,3% trong tổng lực lượng lao động của Brunei, chiếm 40,5% ở Maldives, 36% ở Singpapore, 16,7% ở Malaysia, 7,5% ở Hong Kong, 3,8% ở Đài Bắc, 3,5% ở Thái Lan, 2,1% ở Hàn Quốc và 1,1% ở Nhật bản [65].
Hình 2.1. Dòng lao động di chuyển trong khu vực Đông Nam Á
Nguồn: Graeme Hugo (2005), Migration in the Asia-Pacific Region, Global Commission on international migration (GCIM), September.
Lĩnh vực thu hút lao động nước ngoài ở khu vực châu Á chủ yếu là xây dựng, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, nhà hàng khách sạn, hộ lý v.v... Tại Malaysia, trong tổng số 1,941 triệu người lao động nước ngoài năm 2010, có 671 nghìn người làm việc trong ngành chế tạo, 301 nghìn người làm việc trong ngành xây dựng, 500 nghìn người làm việc trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp, 227 nghìn người làm việc trong ngành dịch vụ [65]. Hay tại Nhật Bản, năm 2010 có 694 nghìn lao động nước ngoài, trong đó có 265 nghìn lao động là việc ở
42
ngành chế tạo, 75 nghìn người làm trong các nhà hàng khách sạn, còn lại là các ngành nghề kinh doanh khác [65].
Bảng 2.1. Lao động nước ngoài ở các nước châu Á năm 2010-2011 (nghìn người)
Điểm đến Nước gửi lao động ra nước ngoài
Nepal Bangladesh Indonesia Srilanca Thailand Ấn Độ
Pakistan Philippin Việt Nam Năm 2010/11 2010 2011 2010 2011 2010 2008 2010 2010 Brunei 1 11 3 1 66 8 Đài bắc 76 48 37 28 Hongkong 50 3 22 101 Malaysia 106 1 134 4 4 21 2 10 12 Singapore 39 48 1 11 16 70 Châu Á a 107 42 323 10 78 21 2 264 49 Nhật Bản 1 0 2 0 9 - 45 6 5 Hàn Quốc 4 3 11 5 11 - 2 12 9 Châu Áb 4 3 14 5 20 - 2 18 14 Vùng Vịnh 241 287 204 228 18 610 421 661 8 OECDc 1 7 19 2 23 0 4 73 0 MENAd 1 37 5 16 3 4 1 22 0 Khác 0 15 15 1 5 6 1 82 14
Nguồn: OECD (2012), The changing role of Asia in international migration, trong “International Migration outlook 2012”, trang 169
Ghi chú: (a) Các nước châu Á không phải thành viên OECD; (b) Các nước châu Á là thành viên OECD; (c) Các nước OECD không phải châu Á; (d) Các nước bắc Phi và Trung Đông
Một điều đáng chú ý là, lao động nước ngoài trên thị trường châu Á chủ yếu đến từ các quốc gia trong nội bộ khu vực. Chẳng hạn tại Đông Nam Á, lao động nước ngoài đến từ các nước Đông Nam Á láng giềng hoặc Singapore hoặc một số nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, Srilanca.... Người lao động nước ngoài đến từ các nước công nghiệp phát triển Âu – Mỹ chiếm tỷ lệ rất thấp.
Trong năm 2010-2011, tại các điểm đến hấp dẫn đối với người nước ngoài ở khu vực châu Á là Brunei, Đài Bắc, Hongkong, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Á khác, lao động nước ngoài chủ yếu đến từ Nepal, Bangladesh, Indonesia, Srilanka, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Philippin và Việt Nam.
43
Lao động chuyên môn cao nước ngoài ngày càng tăng nhanh trên thị trường lao động châu Á, đặc biệt là sinh viên nước ngoài sau khi tốt nghiệp đã ở lại làm việc trên các thị trường này. Tại Malaysia năm 2010 có khoảng 87.000 sinh viên quốc tế, trong đó 50% số sinh viên này có quốc tịch châu Á, chủ yếu là Iran (12.000), Trung Quốc (10.000) và Indonesia (10.000) [Malaysian – Department of the Treasury, 2012.] Ngoài ra, châu Á cũng là thị trường thu hút nhiều lao động nước ngoài đến từ các nước châu Âu, Mỹ, Canada, Australia, New Zealand và các khu vực khác trên thế giới.
Bảng 2.2. Lao động nước ngoài trên thị trường lao động châu Á năm 2010 tính theo quốc tịch (%)
Nguồn: Shandre Mugan Thangavelu (2012), Economic growth, welfare and foreign workers: case of Singapore, National University of Singapore, trang 14.
Đi cùng với động thái thu hút lao động trong nội bộ khu vực, các nước châu Á hiện nay đang là điểm đến hấp dẫn của lao động châu Âu, Châu Mỹ và các khu vực khác trên thế giới. Vào năm 2010, tại thị trường Nhật Bản, lao động nước ngoài có quốc tịch Đông Á chiếm 55,8%, Đông Nam Á chiếm 15,3%, nam Á chiếm 2,4%, trong khi đó lao động nước ngoài có quốc tịch châu Âu chiếm 2,4%, Australia và New Zealand chiếm 0,7%, Bắc Mỹ chiếm 2,9% và các khu vực khác chiếm 20,6%. Hay tại Hàn Quốc, người châu Âu chiếm 1,1% trong tổng số lao động nước ngoài ở nước này, người Australia và New Zealand chiếm 0,7%, người Bắc Mỹ chiếm 8% và các khu vực khác chiếm 10,2% [70].
44