Đánh giá chung về lao động chuyên môn cao nước ngoài ở khu vực châu Á

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 44)

- Đáp ứng được mục tiêu đề ra

31giới chủ

2.1.2. Đánh giá chung về lao động chuyên môn cao nước ngoài ở khu vực châu Á

gắng để thu hút nhân tài nước ngoài phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy chưa nhiều nước châu Á áp dụng hệ thống chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, nhưng thực trạng trên cho thấy lao động chuyên môn cao nước ngoài đang ngày càng trở thành tài sản tri thức và nhân lực vô cùng quý giá đối với cả những nước khan hiếm lao động tài năng cũng như đối với những nước dư thừa lao động nhưng vẫn rất cần lao động chuyên môn cao từ nước ngoài.

2.1.2. Đánh giá chung về lao động chuyên môn cao nước ngoài ở khu vực châu Á châu Á

Theo nghiên cứu của McKinsey (2013), trong một thập kỷ tới châu Á sẽ nổi lên với vị trí là trung tâm của lao động và các phát kiến của toàn thế giới với hai điểm sáng là Trung Quốc và Ấn Độ. Lao động chuyên môn cao nước ngoài đến thị trường châu Á ngày càng tăng bởi một số nhân tố sau đây:

Thứ nhất, châu Á đang trở thành khu vực có môi trường thuận lợi đối với lao động nhập cư. Điều này đáp ứng tốt động cơ và sự thuận lợi của lao động chuyên môn cao nước ngoài (xem lại Hình 1.1.). Sự phát triển kinh tế của nhiều nước châu Á (đặc biệt là ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á) đang đem lại sự giàu có cho người dân, mở rộng các cơ hội việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và kinh doanh nước ngoài. Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 1995 (Wordl Investment Report 1995), châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông và Đông Nam Á nổi lên là khu vực năng động nhế trên toàn thế giới. Nhiều chuyên gia nghiên cứu cho rằng thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á. Các nền kinh tế công nghiệp hóa mới (NIEs), ASEAN, Trung Quốc đều đạt được mức tăng trưởng trung bình rất cao, từng bước nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Góp phần vào những thành công đó, phải kể đến vai trò của giáo dục và sự phát triển khoa học công nghệ. Đặc tính chung của xã hội Đông Á là luôn có ý thức vươn lên trình độ trên trung học và học vấn cao hơn. Vì vậy, thành tựu giáo dục ở Đông Á trong mấy thập niên lại đây rất gây ấn tượng. Điều này lại góp phần to lớn vào việc nâng cao năng suất lao động và phát triển trình độ sản xuất. Hơn nữa, kinh tế phát triển khiến điều kiện sống và thái độ xã hội ở nhiều nước châu Á ngày càng cởi mở hơn với thế giới bên ngoài. Sự ổn định chính trị và xã hội trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và phát triển nhanh chóng trong các thập niên vừa qua và trong tương lai. Đây chính

45

là điều kiện thuận lợi đối với lực lượng lao động chuyên môn cao nước ngoài. Theo kết quả nghiên cứu mà ngân hàng HSBC công bố ngày 30/10/2013, châu Á là một trong những nơi được những người nước ngoài đến làm việc xếp hàng đầu về chất lượng cuộc sống. Có 5 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á nằm trong bảng xếp hạng những địa điểm làm việc được ưa thích nhất: Thái Lan đầu bảng, Trung Quốc đứng hạng 3, Singapore hạng 6, Ấn Độ hạng 7 và Đài Loan hạng 8. Hơn 1/3 những người làm việc ở châu Á đánh giá là cuộc sống xã hội của họ phong phú lên từ khi chuyển đến châu lục này, trong khi đó tỉ lệ những người đánh giá về cuộc sống xã hội phong phú trên thế giới là 26%. Ông Dean Blackburn - Giám đốc phụ trách bản nghiên cứu hàng năm Expat Explorer của HSBC cho biết châu Á còn được đánh giá cao vì giúp người lao động ngoại quốc mở rộng tầm nhìn về mặt xã hội. Những người đi làm việc ở nước ngoài mang theo gia đình con cái lại có những ưu tiên khác.

Thứ hai, một số nước châu Á bắt đầu chú trọng đến chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài bởi những thiếu hụt nguồn cung. Một số nước châu Á đang gặp phải vấn đề già hóa dân số (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore), trong khi một số nước châu Á khác đang thiếu hụt lao động chuyên môn cao (đặc biệt là những nước đông dân như Indonesia, Việt Nam, Thái Lan). Mặc dù dân số ASEAN hiện nay được đánh giá là trẻ, nhưng theo dự báo xu hướng già hóa dân số ở ASEAN sẽ bắt đầu từ năm 2030, với tỷ lệ người già trên 60 tuổi ở Indonesia sẽ chiếm 16% dân số, ở Philippin sẽ là 11,3% và Việt Nam là 18,2%, Singapore là 35,6%, Thái Lan 21,6% (số liệu của Hiệp hội các nước ASEAN, 2012).Chính vì vậy, các nước ASEAN đang nhanh chóng thực thi các chính sách giải quyết vấn đề suy giảm dân số theo cách mà Singapore đã làm trong vài năm gần đây nhờ chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bên cạnh đẩy mạnh chất lượng dân số. Nhiều nước châu Á đã nỗ lực xóa bỏ các rào cản đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài, thực hiện chính sách hỗ trợ lao động chất lượng cao cả về lương và thời hạn lao động dài hạn. Malaysia đã áp dụng hệ thống giấy phép 10 năm đối với lao động chất lượng cao và đưa ra các quy chế định cư dài hạn đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài. Nhật Bản và Hàn Quốc trong thời gian gần đây đã áp dụng các điều kiện thuận lợi cho nhập cư lao động kỹ năng cao, cho phép họ tiếp cận các điều kiện định cư lâu dài. Vào năm 2012, Nhật Bản đã áp dụng hệ thống chấm điểm, cho phép lao động chuyên môn cao nước ngoài được định cư tại Nhật sau 5 năm (trước đây là 10

46

năm) làm việc ở Nhật và đáp ứng được những yêu cầu về mức lương, kinh nghiệm làm việc, trình độ giáo dục, tuổi và ngoại ngữ. Cơ chế này rất cởi mở đối với các nhà học giả nước ngoài, các chuyên gia kỹ thuật tay nghề cao, các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh. Tại Hàn Quốc, hệ thống chấm điểm cũng được áp dụng từ năm 2010 dựa trên độ tuổi, bằng cấp, tiếng Hàn và kinh nghiệm làm việc. Cơ chế này tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài có chuyên môn cao muốn ở lại định cư lâu dài tại Hàn Quốc. Còn tại các nước ASEAN, những thỏa thuận hợp tác lao động song phương giữa các quốc gia châu Á trong thời gian gần đây, đặc biệt là việc thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã giúp cho việc di chuyển lao động chuyên môn cao trong khu vực này ngày càng trở nên thuận lợi. Trong lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015, các quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Trong Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân được các nước thành viên ký kết năm 2012 có ghi: "Các quốc gia cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển thể nhân, hướng tới tự do hóa lao động có kỹ năng trong ASEAN". Cho đến nay ASEAN đã thực hiện miễn thị thực cho công dân các quốc gia thành viên đi lại trong khối. Trong tương lai không xa cùng sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN, người lao động có thể tự do luân chuyển công việc. Đối với doanh nghiệp, cơ hội tiếp cận nguồn nhân lực tốt, có chất lượng là không hề nhỏ. Song thách thức trong việc xây dựng chiến lược quản lý và giữ chân nhân sự để tránh dẫn tới hiện tượng chảy máu chất xám lại lớn hơn rất nhiều.

Thứ ba, lao động chuyên môn cao nước ngoài ở khu vực châu Á chủ yếu là lao động di chuyển nội bộ khu vực bởi những nhân tố phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau này bắt nguồn từ việc phát triển kinh tế theo mô hình Đàn nhạn bay đứng đầu là Nhật Bản sang các nước Đông Á, sau đó dịch chuyển dần sang các nước Đông Nam Á. Điều này thấy rõ trong cơ cấu thương mại và đầu tư nội bộ khu vực Đông Á. Hơn nữa, những hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khiến Đông Á trở thành một thị trường tương đối thống nhất. Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các hiệp định di chuyển lao động quốc tế ở khu vực châu Á là các hiệp định song phương, phản ánh mức độ ưu tiên khác nhau trong thu hút lao động nước ngoài. Chỉ có ASEAN là đang tiến hành thực hiện EAC với mục tiêu sẽ di chuyển lao động kỹ năng nội bộ khối vào năm 2015. Các

47

hiệp định song phương giữa các nước châu Á là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển lao động kỹ năng, chẳng hạn như Hiệp định đối tác kinh tế được ký kết giữa Nhật Bản và Philippines, Nhật Bản và Indonesia, trong đó có những điều khoản về việc cho phép lao động kỹ năng cao của Philippines và Indonesia sang Nhật Bản làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; Ấn Độ cũng có những ưu tiên trong các hiệp định thương mại tự do được ký kết với các nước châu Á khác, trong đó mở ra những cơ hội cho lao động chuyên môn cao châu Á sang làm việc ở Ấn Độ. Một vài nước châu Á đã ký kết các hiệp định công nhận lẫn nhau trong giáo dục bậc cao, điển hình là Malaysia và Trung Quốc, nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển lao động chuyên môn cao nội bộ giữa hai nước. Chính vì vậy, lực lượng lao động chuyên môn cao nước ngoài chiếm phần lớn trong nội khối châu Á, đặc biệt là ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

Tuy nhiên, di cư lao động chuyên môn cao nước ngoài ở khu vực châu Á có sự phân tầng rõ rệt. Ở những nước có thu nhập đầu người cao (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore) và ở những nước có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, có xã hội tương đối cởi mở (như Singapore, Philippines, Thái Lan), lao động chuyên môn cao nước ngoài đến từ các nước châu Âu, châu Mỹ có tỷ lệ lớn hơn các nước khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, ở các nước này, tỷ lệ lao động nội khối vẫn chiếm phần lớn trong lực lượng lao động chuyên môn cao nước ngoài. Ở những nước có trình độ phát triển thấp hơn, thu nhập đầu người thấp hơn, lao động chuyên môn cao nước ngoài chủ yếu đến từ các nước láng giềng. Xu hướng chung của lao động chuyên môn cao nước ngoài ở các nước châu Á là tập trung ở những ngành chế tạo và dịch vụ, tuy nhiên nhóm ngành ưu tiên lao động chuyên môn cao nước ngoài có sự khác nhau giữa các nước. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc và Singapore, lao động chuyên môn cao nước ngoài chủ yếu tập trung trong ngành chăm sóc sức khỏe, y tế, phần lớn tập trung trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Hàn Quốc, Nhật Bản phải vượt qua các yêu cầu khắt khe về ngôn ngữ, trình độ chuyên môn, tuổi, bằng cấp, mức lương và những điều kiện khắt khe về những người phụ thuộc. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có những yêu cầu khác nhau về nghề nghiệp của lao động chuyên môn cao nước ngoài, phụ thuộc vào quốc tịch của người lao động. Chẳng hạn, trong Hiệp định đối tác kinh tế mà Nhật Bản ký với Thái Lan, phía Nhật Bản chỉ tuyển dụng lao động chuyên môn cao người Thái Lan

48

trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ viện, trong khi trong Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản – Việt Nam, phía Nhật chỉ tuyển dụng lao động chuyên môn cao người Việt Nam trong lĩnh vực y tá và chăm sóc sức khỏe. Chỉ tiêu đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Nhật Bản và Hàn Quốc là rất hạn hẹp.

Còn tại các nước châu Á khác, các lĩnh vực cần tuyển lao động chuyên môn cao nước ngoài cũng rất khác nhau.Ấn Độ ưu tiên tuyển dụng lao động chuyên môn cao nước ngoài trong lĩnh vực thông tin; Singapore chú trọng tuyển dụng lao động chuyên môn cao nước ngoài trong nhiều ngành chế tạo, dịch vụ, những ngành có liên quan đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài; Philippines chủ yếu tuyển dụng lao động chuyên môn cao nước ngoài trong ngành chế tạo. Các nước ASEAN đều có nhu cầu trao đổi lao động có kỹ năng, chuyên môn với nhau trong các ngành kế toán, cơ khí, kỹ sư thiết kế, điện tử và những ngành có liên quan. Theo Cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế của Nhật Bản (JETRO), hiện ASEAN thiếu khoảng 54,1% lao động kỹ năng trong ngành cơ khí và 39,7% lao động kỹ năng trong ngành điện, điện tử. Các thỏa thuận về trao đổi lao động có kỹ năng, chuyên môn hiện vẫn còn đang trong giai đoạn đầu của sự hợp tác, do vậy rất cần có sự trợ giúp của các chính phủ.

Thứ tư, lao động chuyên môn cao nước ngoài có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế ở các nước châu Á. Trước hết, lao động chuyên môn cao nước ngoài giúp các nước châu Á khắc phục được những thiếu hụt lao động ở thị trường trong nước. Nhật Bản hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng số lượng kỹ sư trẻ và nhân viên trong các ngành liên quan tới công nghệ ngày một thu hẹp dần. Điều này khiến các công ty buộc phải tuyển dụng những nhân viên nước ngoài, hoặc gửi yêu cầu công việc ra nước ngoài, nơi có nhiều kỹ sư liên quan tới chuyên ngành công nghệ như Việt Nam, Ấn Độ. Chỉ tính riêng ngành công nghiệp kỹ thuật số, Nhật đang thiếu chừng nửa triệu kỹ sư. Nhật Bản đã dần dần tiếp nhận thêm nhiều kỹ sư nước ngoài, nhưng không thể đáp ứng nổi nhu cầu sử dụng của ngành công nghiệp. Theo thống kê của chính phủ, Nhật có 157.719 lao động nước ngoài làm việc trong các ngành đòi hỏi chuyên môn cao trong năm 2006, tăng gấp đôi so với một thập niên trước, nhưng vẫn kém xa so với Mỹ. Kết quả điều tra dư luận năm trước của Bộ Kinh tế Nhật cho thấy, 79% công ty Nhật nói, họ không có kế hoạch thuê kỹ sư nước ngoài để bù đắp những thiếu hụt nguồn cung trong nước. Lao động chuyên môn cao nước ngoài có nhiều đóng góp trong việc xây dựng nền kinh tế tri thức ở

49

khu vực châu Á. Các chuyên gia nước ngoài đem lại nhiều đóng góp tổng thể cho nền kinh tế Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippine và Việt Nam, kể cả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đào tạo lao động kỹ năng trong nước, đóng góp vào giá trị gia tăng của các ngành kinh tế, góp phần nâng cao năng suất lao động trong các ngành kinh tế.

Hơn nữa, lao động chuyên môn cao nước ngoài còn có nhưng đóng góp quan trọng đối với nước châu Á có lao động di cư, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng cường các cơ hội học tập, làm ăn kinh doanh ở trong nước. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới 2013, trong số 10 nước tiếp nhận kiều hối lớn nhất năm 2013 trên thế giới, có 6 nước thuộc về châu Á, đó là Ấn Độ (71 tỷ USD, đứng thứ nhất), Trung Quốc (60 tỷ USD, đứng thứ 2), Philippines (22 tỷ USD, đứng thứ 3), Bangladesh và Pakistan (15 tỷ USD mỗi nước, đứng thứ 7 và 8), Việt Nam (11 tỷ USD, đứng thứ 9). Ở một số nước ASEAN, kiều hối có những đóng góp rất cơ bản trong chi tiêu dùng và trong GDP của mỗi nước.

Bảng 2.3. Kiều hối và tầm quan trọng đối với kinh tế của nước gửi lao động ra nước ngoài

Nước Ước tính kiều hối của lao động di cư (triệu USD, 2008) Tỷ lệ tăng của kiều hối (2001 – 2008) Tỷ lệ tăng của các khoản chi cho tiêu dùng (2001-2008) Phần đóng góp của kiều hối

trong GDP (%, 2007) Việt Nam 5500 15,5 13 7,90 Thái Lan 1800 5,3 13 0,70 Lào 1 2,6 10,4 0 Malaysia 1810 12,5 14,6 1 Indonesia 6500 29,8 18,1 1,50 Philippines 18669 17,2 14,7 11,6 Campuchia 353 14,9 11,8 4,20

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2010

Tuy không có số liệu phân biệt rõ kiều hối của lao động chuyên môn cao và kiều hối của lao động không có kỹ năng, nhưng thực tế cho thấy, ngoài việc bảo đảm các

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)