Là ma trận đƣợc xây dựng thông qua việc đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và cơ hội, thách thức của thị trƣờng. ( Hoàng Văn Hải, 2010)
(1) Chiến lƣợc SO
Là chiến lƣợc sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài.
(2) Chiến lƣợc WO
Là chiến lƣợc nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhƣng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này.
(3) Chiến lƣợc ST
Là chiến lƣợc sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hƣởng của những mối đe doạ bên ngoài.
(4) Chiến lƣợc WT
Là các chiến lƣợc phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ bên ngoài.
Chất lƣợng phân tích của ma trận SWOT phụ thuộc vào chất lƣợng thông tin thu thập đƣợc. Cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía : ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lƣợc, tƣ vấn… SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hƣớng giản lƣợc. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề.
Ƣu điểm của phân tích SWOT là đơn giản, dễ hình dung, và bao quát đủ các yếu tố, cả trong và ngoài doanh nghiệp. Bởi vậy, việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh và đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cần phải phân tích tổng thể các cơ hội thách thức tác động đến doanh nghiệp cũng nhƣ phân tích điểm mạnh, cơ hội đem đến với doanh nghiệp.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Hệ thống hóa một số lý thuyết về cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh. Cùng với việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, xây dựng khung đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên sáu yếu tố : 1 hoạt động sản xuất; 2 nguồn nhân lực; 3 nguồn lực tài chính; 4 hoạt động marketing; 5 công tác quản trị kinh doanh; 6 hoạt động nghiên cứu và phát triển. Đƣa ra các công cụ đánh giá năng lƣc cạnh tranh của doanh nghiệp.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HUD NHA TRANG 2.1 Phân tích thị trƣờng bất động sản :
2.1.1 Đánh giá thị trƣờng bất động sản Việt Nam :
Theo Bộ Xây dựng, thị trƣờng bất động sản nƣớc ta thời gian qua đã có bƣớc phát triển quan trọng.
Hàng loạt dự án khu nhà ở, khu đô thị đƣợc đầu tƣ xây dựng trên cả nƣớc với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, bảo đảm về chất lƣợng, đa dạng về chủng loại, không chỉ giải quyết tốt nhu cầu chỗ ở bền vững, nâng cao điều kiện sống cho ngƣời dân, mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị theo hƣớng văn minh, hiện đại.
Bên cạnh đó các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, văn phòng, trung tâm thƣơng mại, khách sạn, nhà hàng... đƣợc đầu tƣ phát triển cả về quy mô cũng nhƣ tính đồng bộ, hiện đại, đã góp phần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ phát triển nền kinh tế, thu hút đầu tƣ, tạo nhiều việc làm, thu nhập cho ngƣời dân, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phƣơng và cả nƣớc .
Sự phát triển của thị trƣờng bất động sản còn thúc đẩy các loại thị trƣờng khác phát triển, nhƣ thị trƣờng xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất, thị trƣờng vốn..., nguồn lực đất đai đƣợc khai thác sử dụng ngày càng hiệu quả hơn, đồng thời, thu hút một số lƣợng lớn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, góp phần tích cực phát triển kinh tế và tăng thu ngân sách nhà nƣớc.
Cơ cấu các chủ thể tham gia thị trƣờng bất động sản từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, góp phần cho thị trƣờng phát triển lành mạnh, bền vững. Đội ngũ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong nƣớc, các đơn vị tƣ vấn, doanh nghiệp xây dựng, vật liệu xây dựng ngày càng lớn mạnh.
Công tác quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng bất động sản từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng bất động sản đƣợc hình thành từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, bƣớc đầu đã củng cố và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc đối với thị trƣờng bất động sản
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc, hoạt động của thị trƣờng bất động sản thời gian vừa qua đã bộc lộ những yếu kém, phát triển thiếu lành mạnh và không ổn định. (theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ƣơng)
Thứ nhất, thị trƣờng bất động sản phát triển thiếu ổn định, khi thì “sốt nóng”, khi thì trầm lắng, thậm chí là “đóng băng”, ảnh hƣởng đến cân đối vĩ mô, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Thời kỳ thị trƣờng bất động sản phát triển nóng (2007 – 2010), giá BĐS tại các thành phố lớn trong cả nƣớc bị đẩy lên quá cao, không phản ánh đúng bản chất và nhu cầu thực của ngƣời dân. Cuối năm 2008 và đầu năm 2009 giá BĐS đã đƣợc đẩy lên đỉnh điểm và cũng chững lại ở mức cao. Đến Quý III/2010 Nhà nƣớc đã có những thay đổi về cơ chề chính sách đối với việc kinh doanh BĐS, chính sách thắt chặt tín dụng đối với BĐS…, ngoài ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (gần đây nhất là các nền kinh tế lớn nhƣ Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây) chƣa đƣợc củng cố, điều đó đã ảnh hƣởng đến tâm lý của các nhà đầu tƣ, phần lớn khách hàng đã tìm đến kênh trú ẩn mới là vàng, thị trƣờng BĐS có phần chững lại, giá đã giảm xuống tƣơng đối, đặc biệt là từ đầu Quý II năm 2011. Từ đó đến nay thị trƣờng BĐS gặp rất nhiều khó khăn, đóng băng trong thời gian dài. Hầu hết các sản phẩm bất động sản giảm giá từ 20 đến 40 , thậm chí 50 so với năm 2010. Ngƣời dân cũng nhƣ các nhà đầu tƣ mất dần lòng tin vào thị trƣờng.
Thứ hai, cơ cấu hàng hóa bất động sản nhà ở mất cân đối, lệch pha cung - cầu, nhất là tại các đô thị. Trong khi nhà ở thƣơng mại cao cấp, diện tích lớn, giá cao dƣ thừa nhiều, thì nhà ở xã hội quy mô nhỏ, giá bán thấp phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cƣ đô thị còn thiếu trầm trọng, làm cho một bộ phận không nhỏ ngƣời nghèo, ngƣời thu nhập thấp tại khu vực đô thị luôn gặp khó khăn về nhà ở.
Thứ ba, việc đầu tƣ phát triển các sản phẩm bất động sản không theo quy hoạch, chƣa tuân thủ các quy luật của thị trƣờng, tình trạng đầu tƣ tự phát, theo phong trào vẫn còn khá phổ biến; nhiều dự án bất động sản chậm tiến độ, đầu tƣ thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Hàng tồn kho nhiều gây lãng phí tài nguyên đất đai và vốn đầu tƣ của xã hội.
Thứ tư, thị trƣờng bất động sản còn thiếu sự minh bạch, tình trạng giao dịch ngầm, giao dịch ảo chƣa đƣợc khắc phục triệt để. Hệ thống thông tin, dự báo về thị trƣờng bất động sản không thống nhất, thiếu độ tin cậy, chƣa bảo đảm tính công khai, minh bạch, trong nhiều trƣờng hợp gây bất lợi cho ngƣời mua, làm phát sinh tranh chấp.
Đứng trƣớc tình hình đó, nhiều chủ đầu tƣ thiếu vốn đã hạ giá bán, có những chính sách tiếp thị, khuyến mãi hấp dẫn nhằm sớm thu hồi vốn, thậm chí cắt lỗ. Từ đó nguồn cung trên thị trƣờng BĐS ngày càng dồi dào, đa dạng và phong phú.
Mặc dù Chính phủ đã có những giải pháp nhằm hỗ trợ thị trƣờng vốn, thị trƣờng BĐS, tuy nhiên với tình hình kinh tế hiện nay thì vẫn chƣa nhiều ngƣời sẵn sàng đi vay để đầu tƣ BĐS, các nhà đầu cơ vẫn chƣa sẵn sàng vào cuộc. Họ cho rằng thị trƣờng vẫn còn chầm lắng kéo dài và nhiều rủi ro. Mặt khác nhiều nhà đầu cơ ngắn hạn và nhà đầu cơ nhỏ lẻ dùng vốn vay để đầu tƣ vẫn đang bán tháo, từ đó cán cân Cung - Cầu trên thị trƣờng vẫn chƣa thể thay đổi theo hƣớng có lợi cho các chủ đầu tƣ, cục diện thị trƣờng lúc này vẫn là khủng hoảng thừa.
Tuy nhiên một số ngƣời có nhu cầu thực, hoặc đầu tƣ dài hạn lại cho rằng đây sẽ là cơ hội để có thể mua đƣợc những sản phẩm nhà đất phù hợp, họ sẵn sàng mua khi chọn đƣợc sản phẩm ƣng ý. Hơn nữa diễn biến của thị trƣờng vốn trong thời gian gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Việc điều chỉnh lãi suất cho vay giảm dần của các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhằm kích thích đầu tƣ và tiêu dùng của ngƣời dân đã bắt đầu có tác dụng… Từ đó nhiều nhà đầu tƣ, ngƣời tiêu dùng đang nhắm tới thị trƣờng BĐS mới để tìm kiếm cơ hội đầu tƣ tiềm năng hơn trong tƣơng lai nhƣ Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang hay một số đô thị loại I khác để đầu tƣ.
Hơn nữa, nhằm từng bƣớc tháo gỡ những khó khăn cho thị trƣờng BĐS, Chính Phủ và Nhà Nƣớc đã và đang từng bƣớc xây dựng hành lang pháp lý liên quan phù hợp hơn nhƣ: Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh BĐS … Nới lỏng chính sách tài khóa, hạ lãi suất cho vay, mở rộng đối tƣợng đƣợc vay mua nhà trong gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Chính Phủ. Theo các nhà phân tích thị trƣờng BĐS, trong năm 2014 thị trƣờng BĐS sẽ có nhiều triển vọng, giá BĐS sẽ ổn định và có thể tăng trở lại trong thời gian tới, từ đó số lƣợng giao dịch thành công sẽ tăng cao hơn.
2.1.2 Đánh giá thị trƣờng bất động sản Nha Trang
Thành phố Nha Trang nằm trên bờ vịnh Nha Trang với một bờ biển đẹp và thơ mộng ở phía Đông, có núi đồi bao quanh ở các phía còn lại, địa thế nhƣ một thành trì tự nhiên vững chãi bao bọc thành phố: lƣng dựa núi, mặt hƣớng ra biển, với 19 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác. Với phong cảnh núi biển mộng mơ, khí hậu quanh năm mát mẻ, cùng với cơ sở hạ tầng tƣơng đối hiện đại, ngƣời dân hiền hòa, thân thiện, quý mến khách, thành phố Nha Trang sớm đã trở thành trung tâm văn hóa - kinh tế - du
lịch của tỉnh Khánh Hòa và là điểm du lịch sinh thái biển hấp dẫn, có sức lôi cuốn du khách. Là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang đƣợc mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng nhƣ khí hậu. Tuy nhiên thành phố Nha Trang đƣợc bó hẹp trong “Thung lũng” đƣợc bao bọc bởi núi và biển với tổng diện tích đất tự nhiên là 252,6 km2. Từ đó có thể khẳng định Nha Trang có thể phát triển về các mặt kinh tế, xã hội, thu hút thêm nhiều ngƣời ngoại tỉnh về lao động và sinh sống, nhƣng khó có thể mở rộng về diện tích. Đó vừa là lợi thế vừa là thách thức cho các chủ đầu tƣ BĐS trên địa bàn.
Thành phố Nha Trang có 27 đơn vị hành chính cơ sở: 19 phƣờng và 08 xã. Tính đến tháng 1/2014 dân số của toàn tỉnh Khánh Hòa là 1.175 nghìn ngƣời. Số lƣợng trong độ tuổi lao động (18-35 tuổi): 26,535 nghìn ngƣời. GDP toàn tỉnh đạt: 14,442 tỷ đồng, Tốc độ tăng trƣởng GDP: 8,5 , GDP bình quân đầu ngƣời: 40,3 triệu đồng/ ngƣời. Từ đó có thể thấy mật độ dân số và thu nhập đầu ngƣời ở mức trung bình khá so với cả Nƣớc, đồng nghĩa là sẽ có nhiều ngƣời đủ khả năng mua nhà đất…
Cùng với việc thu nhập cá nhân đƣợc cải thiện và chất lƣợng cuộc sống tốt hơn, khuynh hƣớng hộ gia đình nhỏ hơn dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh, khiến nhu cầu về nhà ở sẽ ngày càng tăng. Hơn nữa tiềm năng phát triển du lịch tại Nha Trang cũng thu hút thêm nhiều lao động (mua nhà để ở) và nhà đầu tƣ (mua nhà để nghỉ dƣỡng, hoặc cho thuê) ngoại tỉnh, từ đó nhu cầu về nhà ở cũng ngày một tăng lên, trong khi quỹ đất thì có hạn. Vì vậy, giá đất tại Nha Trang đƣợc nhận định là không giảm kể cả có suy thoái kinh tế, hay thị trƣờng BĐS đóng băng nhất là những đƣờng ở trung tâm thành phố.
Với chủ trƣơng cơ cấu lại mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, đồng thời phát triển quỹ nhà ở trong địa bàn thành phố của Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang, việc đầu tƣ xây dựng Khu biệt thự cao cấp, hiện đại là cần thiết, nhằm góp phần chỉnh trang đô thị, chuyển đổi chức năng sử dụng đất sao cho việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất. Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Khánh Hoà đến năm 2025, trong những năm qua lãnh đạo và nhân dân tỉnh Khánh Hoà rất quan tâm đến quy hoạch, xây dựng và đã thu đƣợc nhiều chuyển biến đáng kể. Thị trƣờng BĐS Nha Trang cũng bị ảnh hƣởng bởi những yếu tố khách quan và chủ quan, tuy nhiên sự biến động của thị trƣờng trên địa bàn không lớn. Thực tế đã chứng minh khi thị trƣờng BĐS cả nƣớc có những biến động lớn thì ở Nha Trang vẫn
rất ổn định, nhu cầu thực về nhà ở và giá cả chỉ tăng lên hoặc chững lại, tỷ lệ giảm xuống là không đáng kể. Điều đó nói lên môi trƣờng BĐS luôn ổn định và an toàn cho các nhà đầu tƣ. Bởi vậy việc xác định thị trƣờng tiềm năng và thời điểm giao dịch bất động sản tƣơng đối thuận lợi.
Mặt khác, cùng với sự phát triển chung về kinh tế xã hội, nhu cầu về nhà và đất ở ngày càng tăng lên, nhiều ngƣời có điều kiện đang hƣớng đến một môi trƣờng sống tiện nghi và trong sạch. Nha Trang là nơi hội tụ những điều kiện về hạ tầng đồng bộ, khí hậu, văn hóa chính trị, kinh tế xã hội, kết hợp với du lịch, nghỉ dƣỡng… sẽ trở thành đích ngắm của nhiều đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc.
2.2 Giới thiệu về công ty CP phát triển nhà và đô thị HUD Nha Trang 2.2.1 Tổng quan về công ty mẹ - Tổng công ty đầu tƣ phát triển nhà HUD 2.2.1 Tổng quan về công ty mẹ - Tổng công ty đầu tƣ phát triển nhà HUD
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Chính Phủ về phát triển nhà ở theo phƣơng châm “Lấy phát triển để cải tạo, xoá bao cấp về nhà ở, phát triển nhà ở theo dự án đầu tƣ đồng bộ, theo phƣơng thức kinh doanh theo thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa”, vào cuối năm 1989 Bộ Xây dựng quyết định thành lập Công ty Phát triển nhà và đô thị (HUD).
Sau hơn 10 năm hoạt động, đến năm 2000, vốn chủ sở hữu của Công ty Phát triển nhà và đô thị đã tăng hơn 50 lần, đội ngũ cán bộ công nhân viên bắt đầu trƣởng thành với khả năng tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm của nhà đầu tƣ thực thụ. Đó cũng là tiền đề vững chắc để Bộ trƣởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định thành lập Tổng công ty Đầu tƣ phát triển nhà và đô thị. Tổng công ty Đầu tƣ phát triển nhà và đô thị đƣợc thành lập đã khởi đầu mô hình Tổng công ty Nhà nƣớc tham gia đầu tƣ phát triển nhà ở và khu đô thị theo các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, các chƣơng trình, quy hoạch phát triển nhà ở của các địa phƣơng.
Ngày 30/3/2006, Bộ trƣởng Bộ Xây dựng ký Quyết định chuyển Tổng công ty Đầu tƣ phát triển nhà và đô thị sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, đánh dấu một bƣớc thay đổi về chất trong công tác quản trị doanh nghiệp. Phát huy tính ƣu việt của mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Tổng công ty đã đẩy mạnh