Tình hình tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP phát triển nhà và đô thị nha trang (HUD) (Trang 73)

Tình hình tài chính của Công ty CP phát triển nhà và đô thị HUD Nha Trang đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.3: Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2 12 -2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Giá trị So sánh mức độ tăng /giảm 2013/2012 So sánh mức độ tăng/ giảm 2014/2013 2012 2013 2014 Giá trị % Giá trị % Tổng tài sản 339.645 356.404 371.991 16.759 4,93 15.587 4,37 Tài sản ngắn hạn 355.847 342.534 347.633 -13.313 -3,74 5.099 1,49 Tài sản dài hạn 3.797 13.870 24.358 10.073 265,29 10.488 75,62 Tổng nguồn vốn 339.645 356.404 371.991 16.759 4,93 15.587 4,37 Vốn chủ sở hữu 126.693 129.201 130.613 2.508 1,98 1.412 1,09 Nợ ngắn hạn 48.732 61.983 123.584 13.251 27,19 61.601 99,38 Nợ dài hạn 164.219 165.660 117.795 1.441 0,88 -47.865 -28,89

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán công ty

Qua bảng 2.3 có thể thấy tổng tài sản của công ty HUD Nha Trang trong 3 năm 2012 - 2014 có xu hƣớng tăng đều. Tuy nhiên trong năm 2013 tài sản ngắn hạn của công ty có sụt giảm từ 355.874 trđ xuống còn 342.534 trđ hay giảm 3,74 . Tài sản dài hạn của Công ty có xu hƣớng tăng nhanh trong kỳ nghiên cứu. Nguyên nhân của sự biến động này là do Công ty đã đầu tƣ mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ thi công và xây dựng. Ngoài ra trong năm 2013 cũng có một sự kiện đặc biệt đó là Công ty HUD Nha Trang đã dùng 10 tỷ đồng từ tài sản ngắn hạn để ký cƣợc cho doanh nghiệp tƣ nhân Lâm Khánh để Công ty HUD Nha Trang sẽ trở thành nhà đầu tƣ tiếp của dự án khu dân cƣ Sông Tắc 1 (nay là dự án Phƣớc Long)

Để thấy rõ hơn về sức mạnh tài chính của công ty, ta xem xét một số chỉ tiêu thể hiện mức độ an toàn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty HUD Nha Trang nhƣ sau:

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu thể hiện mức độ an toàn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, giai đoạn 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm So sánh mức tăng / giảm 2012 2013 2014 2013/2012 (%) 2014/2013 (%) I Tổng nguồn vốn 339.645 356.404 371.991 1 Vốn chủ sở hữu 126.693 129.201 130.613 2 Nợ phải trả 212.952 227.203 241.379 II Tổng tài sản 339.645 356.404 371.991 1 Tài sản ngắn hạn 355.847 342.534 347.633 2 Tài sản dài hạn 3.797 13.870 24.358

III Doanh thu thuần 88.464 109.798 145.846 24,12 32,83 IV Lợi nhuận sau thuế 16.864 18.675 27.125 10,74 45,25

V Khả năng sinh lời

1 Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần 0,19 0,17 0,19 -10,78 9,35 2 Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản 0,05 0,05 0,07 5,53 39,16 3 Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 0,13 0,14 0,21 8,59 43,68

VI Khả năng thanh toán

1 Khả năng thanh toán hiện hành 7,30 5,53 2,81 -24,32 -49,10 2 Khả năng thanh toán nhanh 3,96 3,02 1,53 -23,70 -49,45

VII Hiệu quả hoạt động

1 Vòng quay hàng tồn kho 0,33 0,49 0,65 49,16 30,53 2 Vòng quay của tổng tài sản 0,27 0,33 0,41 21,48 27,25 3 Vòng quay các khoản phải thu 0,64 0,84 1,18 30,85 40,48

VIII Cơ cấu vốn

1 Tỷ số nợ 0,63 0,64 0,65 1,68 1,79

2 Tỷ số tài trợ 0,37 0,36 0,35 -2,82 -3,14

Qua bảng 2.4, ta có một số nhận xét nhƣ sau:

Về khả năng sinh lời:

Khả năng sinh lời là chỉ tiêu quan trọng thể hiện hiệu quả sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp. Thực tế, hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của Công ty khá cao và có sự biến động trong 3 năm. Năm 2013 giảm so với năm 2012, nhƣng năm

2014 thì hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần lại tang và đạt mức 19 nhƣ năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng giảm này đó là do thị trƣờng bất động sản đang trầm lắng kể từ sau cuộc khủng hoảng tải chính ở Mỹ năm 2007 – 2009. Những chính sách của chính phủ trong nổ lực kiềm chế lạm phát đầu năm 2011 đã khiến cho thị trƣờng càng thêm khó khăn điều này đã ảnh hƣởng trực tiếp tới Công ty.

Tuy nhiên đến năm 2013 nhận thấy sự khó khăn của thị trƣờng bất động sản, chính phủ đã có những động thái nhƣ cho phép loại ngành BĐS ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất và cho ra đời công ty mua bán nợ quốc gia và NHNN cũng tuyên bố sẽ tung 30.000 tỷ đồng vốn vay giá rẻ lãi suất 6% hỗ trợ cho ngƣời thu nhập thấp. Chính những động thái này của chính phủ đã phần nào giúp cho thị trƣờng BĐS có động lực để vực dậy sau một thời gian trầm lắng. Nhờ những động thái này cũng giúp cho hệ số lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2014 tăng hơn so với năm trƣớc.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2012 và năm 2013 hầu nhƣ không có sự biến động, chỉ đến năm 2014 bắt đầu có sự tăng mạnh từ 0,05 lên 0,07 điều này cho thấy rằng công ty đã bắt đầu chú trọng đến việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Có thể nói, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là khá cao trong điều kiện khó khăn trong kinh doanh nhƣ đã trình bày.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở là thƣớc đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm nhất khi quyết định đầu hay mua một cổ phiếu của một công ty nào đó. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty trong giai đoạn từ năm 2012-2013 tăng nhẹ. Nhƣng năm 2014 tỷ số này tăng mạnh, gần gấp 2 so với năm 2013 điều này chứng tỏ Công ty đang sử dụng có hiệu quả đồng vốn của cổ đông.

Về khả năng thanh toán:

Đối với khả năng thanh toán hiện hành, chỉ tiêu này đánh giá thực trạng tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này của công ty trong 3 năm luôn lớn hơn 1 và luôn ở mức rất cao, đặc biệt là năm 2012 chỉ số này lên tới 7,3 điều này cho thấy rằng đơn vị có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn là rất tốt. Tuy nhiên thì hệ số này ở cao nhƣ vậy chứng tỏ công ty đã đầu tƣ quá mức vào tài sản ngắn hạn. Trong khi tài sản ngắn hạn dƣ thừa không tạo thêm doanh thu, đó là biểu hiện của tình hình sử dụng vốn chƣa thực sự hiệu quả. Nhƣng năm 2013 và năm 2014 do nhận thức đƣợc thực trạng trên nên công ty đã cố gắng dùng tài sản ngắn hạn của mình để đƣa vào sản

xuất kinh doanh nên tỷ số này có sự thay đổi ngoạn mục giảm từ 7,3 xuống chỉ còn 2,81. Đối với khả năng thanh toán nhanh, chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ đến hạn trả. Khả năng thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm 2012 – 2014 có sự giảm mạnh . Công ty cần đƣa ra những biện pháp quản lý tài sản để nhằm nâng cao hiệu quả sự dụng vốn.

Về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động

Vòng quay tổng tài sản của Công ty trong 03 năm qua cũng có xu hƣớng tăng. Điều này chứng minh tài sản đầu tƣ đã đƣợc đƣa vào sử dụng khai thác có hiệu quả, đúng mục đích.

Vòng quay hàng tồn kho năm 2014 vòng quay hàng tồn kho của công ty là 0,65; Nếu so với vòng quay hàng tồn kho của ngành thì vòng quay hàng tồn kho của Công ty đang ở mức thấp, điều này cho thấy rằng Công ty đang bị ứ đọng vốn, các sản phẩm tiêu thụ chậm. Nguyên nhân do hoạt động bán hàng và hoạt động xúc tiến Maketing của Công ty còn yếu.

Vòng quay các khoản phải thu của Công ty trong 03 năm gần đây tăng dần qua từng năm cho thấy việc thu hồi nợ ngày càng đƣợc quan tâm và giảm rủi ro bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, cũng cần duy trì chỉ tiêu này ở mức độ hợp lý, bởi vì số vòng quay này quá cao sẽ không tốt vì ảnh hƣởng đến khối lƣợng hàng tiêu thụ do không hỗ trợ nhiều cho khách hàng mua hàng trả chậm.

Cơ cấu vốn

Có thể thấy trong tổng nguồn vốn của công ty thì có hơn 60 giá trị tài sản đƣợc hình thành bằng nguồn vốn vay và gần 40 là đƣợc hình thành từ nguồn vốn tự tài trợ. Qua phân tích, cho thấy sức mạnh tài chính của Công ty vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay.. Để nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng quy mô thì công ty không nên chỉ dựa vào 2 nguồn vốn chủ yếu là vốn vay và vốn chủ sở hữu mà cần huy động những nguồn vốn khác có chi phí sử dụng vốn thấp hơn. Ngoài ra Công ty cần nâng cao trình độ quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình để nhằm gia tăng doanh thu, lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP phát triển nhà và đô thị nha trang (HUD) (Trang 73)