Xây dựng và phát triển năng lực cốt lõi

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP phát triển nhà và đô thị nha trang (HUD) (Trang 28)

Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh trong môi trƣờng cạnh tranh với các công ty nƣớc ngoài mạnh về vốn, kỹ thuật công nghệ và bề dày kinh nghiệm. Chính vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần xây dựng đƣợc năng lực cốt lõi nhằm từng bƣớc xây dựng chỗ đứng và vị thế cạnh tranh trên thƣơng trƣờng.

Luận văn tập trung nghiên cứu một số phƣơng thức xây dựng và phát triển năng lực cốt lõi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sau đây là các quan điểm chính đƣợc hai diễn giả Sami Nour Kteily - Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Nhà thép PEB và ông Ngô Quý Nhâm - Giám đốc Dịch vụ Tƣ vấn chiến lƣợc Công ty Tƣ vấn quản lý OCD phân tích trong hội thảo tƣơng tác "Phát triển bền vững sau khủng hoảng kinh tế".

(1) Xác định rõ thế mạnh cốt lõi gắn với thị trƣờng mục tiêu

Chiến lƣợc phù hợp đối với các DN vừa và nhỏ, khi chƣa đủ lực để xây dựng năng lực cốt lõi hoàn chỉnh, là dựa vào thế mạnh nền tảng để tạo chỗ đứng ổn định trong thị trƣờng ngách. Doanh nghiệp cần phải xác định rõ khách hàng mục tiêu có nhu cầu phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Việc xác định đúng năng lực có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu khác biệt của thị trƣờng chính là bƣớc đầu tiên trong xây dựng năng lực cốt lõi. Tiếp theo, doanh nghiệp cần liên tục tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, cải tiến các kỹ năng, quy trình cơ chế điều phối để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

(2) Hạn chế đa dạng hoá ra ngoài năng lực cốt lõi

Trong quá trình phát triển, sau khi doanh nghiệp đã thành công trong một lĩnh vực nào đấy thì thƣờng có xu hƣớng mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Vấn đề các doanh nghiệp hay gặp phải chính là mở rộng ra những lĩnh vực ngoài năng lực cốt lõi của mình. Điều này sẽ đƣa doanh nghiệp đến việc kinh doanh dàn trải, hụt vốn do phải đầu tƣ quá nhiều mà lợi nhuận mang lại không cao. Ngƣợc lại khi đa dạng hoá trên nền tảng năng lực cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần một cách bền vững. Phát triển dựa trên thế mạnh sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu đƣợc rủi ro, chi phí đầu tƣ về máy móc, thiết bị và đào tạo nhân sự.

Cách thức này đã giúp công ty tránh phải cạnh tranh với các công ty có tiềm lực lớn trong và ngoài nƣớc đang hoạt động. Ngƣợc lại, công ty có cơ hội trở thành đối tác quan trọng vì họ cần công ty nhƣ một sự bổ sung trong chuỗi giá trị mà họ chƣa có đủ.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần tỉnh táo để không "ngủ quên trong chiến thắng". Nếu không nhận thức đƣợc rằng năng lực cốt lõi cần đƣợc đầu tƣ phát triển liên tục thì doanh nghiệp sẽ bị tụt lại phía sau. Bởi đối thủ thì luôn tiến lên và thị trƣờng thì luôn có sản phẩm thay thế.

(3) Chống lại sự sao chép bằng đổi mới liên tục

Theo ông Ngô Quý Nhâm, một trong những điều các chủ doanh nghiệp e ngại khi khi kinh doanh hiện nay chính là tình trạng sao chép, đánh cắp công nghệ của

các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ làm các doanh nghiệp "chùn tay" trong việc đầu tƣ phát triển.

Sự e ngại này đến từ việc doanh nghiệp nghĩ rằng năng lực cốt lõi chỉ thuần túy là công nghệ sản xuất. Thực tế, trong sản xuất thì năng lực cốt lõi thƣờng là sự liên kết từ khâu thiết kế, quản lý cung ứng nguyên liệu đến sản xuất. Ví dụ để sản xuất ra một chiếc áo chất lƣợng cao thì không chỉ mua vải tốt, công nhân may tốt là đủ mà doanh nghiệp phải nghiên cứu để nắm bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng, thiết kế, tổ chức cung ứng vải và phụ kiện, tổ chức sản xuất, kiểm soát chất lƣợng.

Năng lực cốt lõi của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở khâu sản xuất/kỹ thuật mà còn nằm ở lĩnh vực phân phối, marketing và bán hàng hay nghiên cứu phát triển. Trên hết là một chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn để xác định đúng và liên kết đƣợc các năng lực cốt lõi nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh phù hợp.

Những mắt xích này đƣợc gắn kết với nhau thành chuỗi quy trình đặt trên nền tảng phát triển công nghệ đặc trƣng của doanh nghiệp. Và đối thủ nếu sao chép thì chỉ có thể sao chép đƣợc một, một vài mắt xích chứ không thể sao chép hoàn chỉnh đƣợc đƣợc cả một quy trình – đặc biệt khi nó đƣợc thực hiện trong một nền văn hoá doanh nghiệp đặc trƣng. Khả năng đổi mới và phát triển của công ty là giải pháp hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp chống lại sự sao chép, bắt chƣớc của các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP phát triển nhà và đô thị nha trang (HUD) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)