Theo Michael Porter: Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng. Lợi thế có thể dƣới dạng giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh (trong khi lợi ích cho ngƣời mua là tƣơng đƣơng) hoặc việc cung cấp những lợi ích vƣợt trội so với đối thủ nhƣ về chất lƣợng, độ tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịch vụ,... khiến ngƣời mua chấp nhận thanh toán một mức giá cao hơn hoặc việc tập trung vào một phân khúc thị trƣờng hay nhiều thị trƣờng để phát triển (Michael Porter,1998).
Về bản chất, việc tạo ra giá trị vƣợt trội không nhất thiết một công ty phải có cấu trúc chi phí thấp nhất trong ngành hay tạo ra một sản phẩm có giá trị nhất trong mắt của khách hàng mà quan trọng là độ lệch giữa giá trị khách hàng nhận đƣợc và giá cả sản phẩm. Nếu giá trị mà khách hàng nhận đƣợc từ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cao hơn tƣơng đối so với đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể, thì đó chính là việc tạo ra giá trị vƣợt trội.
Cách thức mà công ty có được các lợi thế cạnh tranh
Thứ nhất: Lợi thế cạnh tranh có đƣợc từ bên ngoài, công ty sẽ cố tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng, làm cho họ có đƣợc sự thõa mãn vƣợt trên cả sự mong đợi của chính họ. Các nỗ lực của công ty làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn nhờ sự vƣợt trội về thiết kế, tính năng, chất lƣợng, khả năng sử dụng và điều gì đó tƣơng tự để chính khách hàng cảm nhận đƣợc một giá trị lớn hơn và họ sẵn sãn sàng trả giá cao hơn. Lợi thế này tạo cho doanh nghiệp "Quyền lực thị trƣờng".
Thứ hai: Lợi thế cạnh tranh có đƣợc từ bên trong doanh nghiệp, dựa trên tính ƣu việt của doanh nghiệp trong việc làm chủ chi phí sản xuất . Nó tạo nên giá trị cho ngƣời sản xuất bằng cách tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có giá thành thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Sử dụng lợi thế cạnh tranh để chiến thắng đối thủ cạnh tranh đòi hỏi phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu nhất định:
Một là, phải xác định đƣợc chính xác đối thủ cạnh tranh. Chiến lƣợc cạnh tranh thành công hay thất bại tuỳ thuộc vào doanh nghiệp có xác định chính xác đối thủ cạnh tranh hay không. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm cả những doanh nghiệp cạnh tranh hiện tại và các doanh nghiệp cạnh tranh tiềm ẩn.
Hai là, khi muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp cần phải lựa chọn vũ khí cạnh tranh cho phù hợp. Tìm ra phƣơng pháp để sử dụng tối đa hiệu quả các khí giới đó. Điều trƣớc tiên, doanh nghiệp phải lựa chọn khu vực kinh doanh, sau đó lựa chọn vũ khí. Khu vực địa lý với những đặc điểm riêng có của thị trƣờng đó giúp doanh nghiệp biết phải lựa chọn vũ khí nào cho hiệu quả.( Ngô Kim Thanh, 2011)
Lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp:
Lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp có 4 đặc trƣng :
(1) Nó có giá trị, có thể giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
(2) Nó có tính độc đáo.
(3) Nó có tính chất nội sinh, sự sản sinh của nó là kết quả tác động lẫn nhau giữa cá đơn vị, các cá nhân trong tổ chức
(4) Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh, học tập tích lũy của doanh nghiệp, không thể mua đƣợc trên thị trƣờng, ngƣời khác khó bắt chƣớc.