- Tìm thêm các số chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 BT 103.
2. Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố (20 ph)
c.Thái độ: Học sinh phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa hai quy tắc tìm
ước chung lớn nhất và quy tắc tìm bội chung nhỏ nhất.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, dụng cụ dạy học. Bảng phụ ghi hai quy tắc. b.Học sinh: Học bài, làm BTVN, nghiên cứu bài học.
3.Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. Kiểm tra bài cũ (5ph).
? Thế nào là bội chung của hai hay nhiều số?
x ∈ BC(a; b) khi nào? Tìm BC(4; 6)
1 học sinh lên bảng trả lời và thực hiện bài tập.
x ∈ BC(a; b) khi x a và x b. BC(4; 6) = {0; 12; 24; …}
HS nhận xét và chấm điểm cho bạn.
Vào bài: Dựa vào bài làm của bạn các em hãy chỉ ra số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4; 6). Ta gọi số đó là BCNN của 4 và 6. Hôm nay chúng ta học về BCNN của hai hay nhiều số và cách tìm BCNN.
b.Dạy nội dung bài mới (35 ph).
1. Bội chung nhỏ nhất (10ph)
Ví dụ 1:
GV ghi lại phần kiểm tra bài cũ của học sinh, Giới thiệu tên gọi và kí hiệu.
? Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số như thế nào?
Cho học sinh đọc phần đóng khung (57 - SGK)
? Hãy tìm mối quan hệ giữa bội chung và bội chung nhỏ nhất. Rút ra nhận xét.
Sau khi học sinh nêu nhận xét, giáo viên viết công thức tổng quát.
? Hãy nhắc lại vấn đề bội của số 1.
? Từ đó để tìm BCNN(a; 1) ta thực hiện như thế nào? HS ghi ví dụ: BC(4; 6) = {0; 12; 24; 36; …} BCNN(4; 6) = 12. là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
Nếu x ∈ BC(4; 6) thì x BCNN(4; 6) x ∈ BC(a; b) ⇒ x BCNN(a; b) Chuyển ý: Để tìm BCNN(a; b) ta có thể thực hiện như thế nào?
HS: Tìm B(a); B(b) ⇒ BC(a; b)
Rồi lấy số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(a; b)
Có cách nào không cần liệt kê tất cả các tập hợp trên mà vẫn tìm được BCNN(a; b) hay không? Chúng ta học phần 2.
2. Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. (20 ph) phân tích các số ra thừa số nguyên tố. (20 ph)
GV yêu cầu học sinh ghi ví dụ và thực hiện lần lượt các yêu cầu theo các bước cụ thể.
? Để chia hết cho cả 8; 18 và 30 thì bội chung nhỏ nhất phải chứa các thừa số nguyên tố nào? Với số mũ là bao nhiêu? ? Hãy tổng hợp thành quy tắc tìm BCNN. ? So sánh các đặc điểm giống và khác nhau giữa hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN.
GV treo bảng phụ ghi cả hai quy tắc để học sinh phân tích.
GV gọi học sinh lên bảng thực hiện ?1) ? Có nhận xét gì về các số 5; 7; 8 suy ra chú ý a)
? Có nhận xét gì về các số12; 16; 48 suy ra chú ý b.
Ví dụ 2: Tìm BCNN(8; 18; 30)
Bước 1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố:
8 = 23; 18 = 2. 32; 30 = 2.3. 5
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng: 2; 3 và 5.
Bước 3: Lập tích. Mỗi thừa số lấy số mũ lớn nhất.
BCNN(8; 18; 30) = 23.32.5 = 360
HS phân tích hai quy tắc.
HS thực hiện ?1) theo quy tắc vừa học. BCNN(5; 7; 8) = 5.7.8 = 280.
BCNN(12; 16; 48) = 48.