Cách tìm bội chung thông qua tìm bội chung nhỏ nhất (5ph)

Một phần của tài liệu Giáo án Số Học 6 (Trang 70)

- Tìm thêm các số chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 BT 103.

3.Cách tìm bội chung thông qua tìm bội chung nhỏ nhất (5ph)

Tương tự như đối với việc tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN chúng ta cũng có thể tìm bội chung thông qua tìm BCNN. Các em hãy tự nghiên cứu cách thực hiện như trong SGK.

Cho học sinh thực hiện ví dụ áp dụng: Cho A = {x ∈ N | x  8; x  18; x  30; x 1000}

Hãy viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử.

HS hoạt động nhóm:

Nghiên cứu SGK phần lí thuyết.

Thực hiện ví dụ áp dụng, các nhóm nêu cách làm. So sánh kết quả và sửa sai. HS chốt lại các kiến thức cơ bản của bài học.

c.Củng cố, luyện tập ( 3 ph)

(?) Hãy nêu cách tìm BCNN của hai hay nhiều số?

(?)Hãy nêu Cách tìm bội chung thông qua tìm bội chung nhỏ nhất?

d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2ph).

Học thuộc lí thuyết, chú ý rèn luyện kĩ năng giải bài tập.

BTVN: 149; 150; 151 152; 153 (SGK) 188 (SBT)

Ngày soạn:7/11/10 Tiết 35 Ngày dạy:Lớp 6:11/11/10 LUYỆN TẬP

1.Mục tiêu:

a.Kiến thức: Học sinh được củng cố và khắc sâu các kiến thức về BCNN và cách tìm

BCNN. Tìm bội chung thông qua tìm BCNN.

b.Kỹ năng: Vận dụng tìm bội chung và BCNN trong các bài toán thực tế. c.Thái độ: Rèn tính cẩn thẩn trong quá trình làm BT.

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a.Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, dụng cụ dạy học. b.Học sinh: Học bài, làm BTVN, nghiên cứu bài học.

3.Tiến trình bài dạy:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

a. Kiểm tra bài cũ (5ph).

? Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số? Nêu cách tìm BCNN trong các trường hợp đặc biệt.

Tìm BCNN(10; 12; 15) BCNN(8; 9; 11)

? Phát biểu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1.

Tìm BCNN(24; 40; 168)

Hai học sinh lên bảng thực hiện các nhiệm vụ.

Các học sinh khác thực hiện nháp để nhận xét và chấm điểm cho bạn.

ĐVĐ: Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập kĩ năng tìm BCNN của hai hay nhiều số và tìm bội chung thông qua tìm BCNN.

b.Dạy nội dung bài mới (35 ph).

GV gọi học sinh lên bảng thực hiện các dạng bài tập tiêu biểu: 1) Tìm a ∈ N biết rằng: a  60; a  280 và a < 1000. Đáp số: a = 840.

2) Bài tập 152 (SGK)

GV đưa ra cách tìm BCNN bằng cách liệt kê các phần tử. ? Hãy nhận xét về cách làm này (quá dài)

? Hãy thực hiện theo cách làm ngắn gọn và hợp lí hơn. 3) Bài tập 153 (SGK)

Tìm các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45. HS lên bảng thực hiện.

4) Bài tập 154 (SGK)

GV gọi học sinh đọc đề bài và gợi ý thực hiện.

? Nếu gọi số học sinh lớp 6C là a thì ta có các dữ kiện gì của a? ? Từ các dữ kiện đó hãy thực hiện tìm a và trả lời.

5) GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm bài tập 155. GV phát phiếu học tập cho các nhóm.

a) Điền vào chỗ trống trong bảng.

b) So sánh ƯCLN(a; b). BCNN(a; b) với a.b. c) Kết luận.

c.Củng cố, luyện tập (3ph)

? Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số? Nêu cách tìm BCNN trong các trường hợp đặc biệt.

? Phát biểu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1.

d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2ph).

Ngày soạn:7/11/10 Tiết 36 Ngày dạy:Lớp 6:11/11/10 LUYỆN TẬP

1.Mục tiêu:

a.Kiến thức: Học sinh được củng cố và khắc sâu các kiến thức về tìm BCNN và tìm bội

chung thông qua tìm BCNN.

b.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán, tìm BCNN một cách hợp lí trong từng trường

hợp cụ thể.

c.Thái độ: Học sinh biết vận dụng tìm BC và BCNN trong các bài toán thực tế.

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a.Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, dụng cụ dạy học. b.Học sinh: Học bài, làm BTVN, nghiên cứu bài học.

3.Tiến tình bài dạy:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

a. Kiểm tra bài cũ (10ph).

? Phát biểu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1.

BT 189 (SBT)

? So sánh hai quy tắc tìm BCNN và ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1. Bài tập 190 (SBT)

HS1 trả lời câu hỏi và thực hiện bài tập 189. Đáp số a = 1386.

HS 2 trả lời câu hỏi và thực hiện bài tập 190. Đáp số: 0; 75; 150; 225; 300; 375. Vào bài: Hôm nay chúng ta luyện tập các dạng toán tổng hợp về BCNN.

b.Dạy nội dung bài mới (30 ph).

BT 156 (SGK)

Tìm x ∈ N sao cho x  12; x  21; x  28 và 150 < x < 300. Đáp số: x = 168 hoặc x= 252.

BT 193 ( SBT)

Tìm các bội chung có 3 chữ số của 63; 35; 105. Đáp số: 315; 630; 945

GV gọi hai học sinh lên bảng thực hiện hai bài tập trên, các học sinh khác thực hiện vào vở. GV theo dõi và sửa chữa.

BT 157 (SGK)

GV gọi học sinh đọc đề bài và hướng dẫn học sinh phân tích bài toán.

? Nếu gọi số ngày ít nhất để hai bạn lại cùng trực nhật là a ngày thì chúng ta có những dữ kiện nào của a.

Từ đó các em chuyển về bài toán: tìm số tự nhiên a nhỏ nhất sao cho a là bội chung của 10 và 12.GV gọi học sinh lên bảng trình bày lời giải.

Đáp số 60 ngày. BT 158 (SGK)

Gọi học sinh phân tích đầu bài. Hai bài tập 157 và 158 có gì giống và khác nhau. Từ đó các em có thể thực hiện giải bài tập 158 như thế nào?

c.Củng cố, luyện tập (3ph)

? Phát biểu quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1. ? Phát biểu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1.

d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2ph).

GV cho học sinh tự nghiên cứu phần có thể em chưa biết.

BTVN: 159; 160; 161 (SGK) 196; 197 (SBT)

Ngày soạn:12/11/10 Tiết 37 Ngày dạy:Lớp 6:16/11/10 ÔN TẬP CHƯƠNG I (TIẾT 1)

1.Mục tiêu:

a.Kiến thức:- ôn tập cho học sinh các kiến thức đã học về các phép tính cộng, trừ, nhân,

chia và nâng lên luỹ thừa với số mũ tự nhiên.

- Học sinh vận dụng các kiến thức trên vào việc giải các bài tập thực hiện tính giá trị các biểu thức và tìm số chưa biết.

b.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán cẩn thận, nhanh và chính xác; trình bày khoa

học.

c.Thái độ: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học áp dụng giải các bài toán thực

tế.

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a.Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, dụng cụ dạy học. Bảng phụ về 5 phép tính. b.Học sinh: Học bài, làm BTVN, nghiên cứu bài học. ôn tập.

3.Tiến trình bài dạy:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

a.Kiểm tra, bài cũ (0ph).

GV kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập Vào bài: Tổ chức ôn tập.

b. Dạy nội dung bài mới (40 ph). 1. ôn tập lí thuyết (15 ph)

GV treo bảng phụ 1:

Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.

Các phép tính cộng và nhân có các tính chất gì khác?

? Phát biểu định nghĩa luỹ thừa.

1) Các phép tính trong N và tính chất. HS phát biểu miệng để trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.

Nhấn mạnh tác dụng của các tính chất của phép toán. áp dụng để tính nhẩm; tính nhanh.

HS phát biểu định nghĩa luỹ thừa và viết các công thức tổng quát về định nghĩa và các phép tính nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số.

Một phần của tài liệu Giáo án Số Học 6 (Trang 70)