Ví dụ: (10ph)

Một phần của tài liệu Giáo án Số Học 6 (Trang 101)

- HS hiểu được rằng dạng số nguyên có thể biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lương.

2.Ví dụ: (10ph)

Hôm qua nhiệt độ là 30C, hôm nay giảm đi 40C hỏi hôm nay nhiệt độ =?

Giải:

Do hôm nay nhiệt độ giảm đi 40C nên nhiệt độ hôm nay là:

30C - 40C = 30C + ( -40C) = -10C. Đáp số: -10C.

-> Nhận xét: Trong Z phép trừ luôn luôn thực hiện được.

c.Củng cố, luyện tập(15ph)

3 em học sinh lên bảng giải 3 bài tập 47, 48, 49. Dưới lớp chia làm 3 nhóm cùng giải. Sau đó so sánh kết quả và đánh giá cho điểm?

Qua bài 48 có nhận xét gì về hiệu của 1 số với 0?

Hiệu của 0 và 1 số =?

Nếu nói hiệu 2 số nguyên luôn nhỏ hơn số bị trừ đúng hay sai? Vì sao?

Các nhóm so sánh kết quả điền ô trống rút ra được đáp án đúng? Bài47(82)SGK: Tính: a. 2 - 7 = 2 + (-7) = -5 b. 1 - (-2) = 1 + 2 = 3 c. (-3) - 4 = (-3) + (-4) = -7 d. (-3) - (-4) = (-3) + 4 = 1 Bài48(82)SGK: Tính: a. 0 - 7 = 0 + (-7) = -7 b. 7 - 0 = 7 + 0 = 7 c. a - 0 = a d. 0 - a = -a

Bài 49(82)SGK: Điền số thích hợp vào ô trống:

d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2ph)

- Về học bài làm bài 50 -> 54 SGK. Chuẩn bị máy tính. Hướng dẫn bài52(82)SGK(5’)

Để tính tuổi thọ của nhà Bác học Acsimet các em chỉ cần thực hiện phép tính: - 212 - (-287) = -212 + 287 = 75

Ngày soạn: 5/12/10 Tiết 50: Ngày dạy lớp 6: 9/12/10 LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu:

a.Về kiến thức:Học sinh vận dụng thành thạo quy tắc trừ số nguyên vào việc giải bài tập.

b.Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tính số đối, tính toán chính xác.

c.Về thái độ: Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn toán thông qua các bài toán cụ thể.

2. Chuẩn bị của Gv và HS:

a. Giáo viên: Giáo án, máy tính f(x) 500, bảng phụ.

b. Học sinh: mang máy tính, làm trước bài tập.

3.Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ: (5ph)

(?)Phát biểu quy tắc trừ 2 số nguyên? Phép trừ 2 số nguyên khi nào thì thực hiện được? (Quy tắc, chú ý SGK) (81)

ĐVĐ: Phép trừ 2 số nguyên sử dụng bằng máy tính ntn? Ta vào tiết hôm nay

b.Dạy nội dung bài mới (35ph)

Các nhóm báo cáo kết quả đã làm ở nhà? Có điền vào ô gạch chéo hay không?

Muốn điền đúng ta kiểm tra cả hàng ngang hàng dọc?

Còn kết quả nào khác không?

3 học sinh lên bảng làm 51, 52, 54(82) 1 học sinh giải 51(82)SGK.

Ta phải thực hiện phép tính nào trước? Muốn tính tuổi thọ ta làm ntn? Thực hiện phép trừ? Tìm x Z biết 2 + x = 3? x + 6 -> x =? x + 7 = 1 -> x =? 2 học sinh giải 54, 55 (82)SGK.

Điền số thích hợp vào ô trống để được kết quả đúng?

Hồng nói đúng hay Hoa nói đúng. Vì sao? Cho VD.

Bài5(82)SGK(5’) Điền số 2; 9 và dấu +; - vào ô trống để được kết quả đúng/

Bài51(82)SGK(5’) Tính:

a. 5 - (7-9) = 5 - (-2) = 5 + 2 = 7

b. (-3) - (4-6) = (-3) = (-2) = (-3) + 2 = -1

Bài52(82)SGK(5’)

Tuổi thọ của nhà Bác học Acsimet là: - 212 - (-287) = -212 + 287 = 75 Bài54(82)SGK(5’) Tìm x ∈Z biết: a. 2 + x = 3 -> x = 3 - 2 = 1 b. x + 6 = 0 -> x = 0 - 6 = -6 c. x + 7 = 1 -> x = 1 - 7 = -6 Bài 53(82)SGK(5’) Điền số thích hợp vào ô trống:

Lan nói có đúng không? Cho VD.

Em nào có kết quả khác không? Vì sao?

Giáo viên hướng dẫn dùng máy tính f(x) 500?

Học sinh cũng mang máy tính để thực hành? Học sinh dựng máy bấm và cho biết kết quả? Có mấy cách bấm máy thực hiện phép trừ?

Bài55(83)SGK(5’)

Có thể tìm được 2 số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ.

VD: 5 - (-2) = 5 + 2 = 7 > 5

Có thể tìm được 2 số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả 2 số bị trừ và số trừ. VD: -3 - (-4) = (-3) + 4 = 1 1 > (-3) và 1 > (-4) Bài56(83)SGK(8’) a. 169 - 733 bấm như sau: b. (-203) + 349 = 146 có mấy cách bấm máy. c. (-175) + (-213) = - 388 c.Củng cố, luyện tập(3ph)

(?)Hãy nêu quy tắc về phép trừ hai số nguyên? AD tính: a. (-234) – (-36).

b. 250- (-50)

d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2ph)

- Về học bài, làm bài SBT 75 -> 78 (63) - Đọc trước bài quy tắc dấu ngoặc

Ngày soạn: 5/12/10 Tiết 51: Ngày dạy lớp 6: 9/12/10 QUY TẮC DẤU NGOẶC

1.Mục tiêu:

a.Về kiến thức: Học sinh hiểu được quy tắc dấu ngoặc. Biết vận dụng quy tắc vào giải bài tập.

b.Về kĩ năng: Học sinh biết thế nào là 1 tổng đại số. Biết vận dụng chú ý của 1 tổng đại số vào tính toán.

2. Chuẩn bị của Gv và HS

a. Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.

b.Học sinh: Vở ghi, học bài ở nhà.

3.Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ: (5’)

(?)Tìm số đối của 2, (-5) và 2 + (-5). So sánh số đối của tổng 2 + (-5) và tổng các số đối của 2 và -5

2 và -5 có số đối là -2, 5 -> -2 + 5 = 3 2 + (-5) = -3 có số đối = 3 -> có số đối 3

Nhận xét: Số đối của 1 tổng cũng bằng tổng các số đối.

ĐVĐ: Khi dấu trừ đứng trước ngoặc. Muốn bỏ dấu ngoặc ta làm ntn? Ta học tiết hôm nay.

b.Dạy nội dung bài mới: (35’)

2 học sinh giải VD1, VD2. So sánh kết quả rút ra nhận xét?

Tính và so sánh kết quả 7 + (5- 13) và 7 + 5 + (-13)?

Bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu + thì giá trị biểu thức không đổi?

Muốn tính nhanh ta làm ntn?

Bỏ dấu ngoặc có cần đổi dấu không? Vì sao? Sử dụng tính chất kết hợp rồi tính?

Bỏ dấu ngoặc ta phải làm ntn? Nhóm số hạng nào là phù hợp?

Tính nhanh (738 - 39) - 738 =? Tính nhanh (-1579) - (12 - 1579) =?

Một phần của tài liệu Giáo án Số Học 6 (Trang 101)