SỰ HỢP NHẤT VÀ BIỂU HIỆN CỦA DNA NGOẠI LAI TRONG TẾ BÀO

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ tế bào (Trang 137)

THỰC VẬT

Sau khi chuyển DNA ngoại lai vào tế bào thực vật có hai hướng sau đó phải khảo cứu tiếp: (a) đoạn DNA ngoại lai xen vào T -DNA có cùng được chuyển nạp hay không, và (b) biểu hiện chức năng của DNA ngoại lai trong tế bào thực vật.

Những nghiên cứu đầu tiên về biểu hiện của đoạn DNA ngoại lai chuyển vào trong tế bào thực vật đã không có kết quả lắm . Những nghiên cứu sau đó về sự biểu

hiện của các gen kháng sinh được mã hóa nhờ các gen nhảy (transposons) ở

prokaryote, gen dehydrogenase ở nấm men lên men rượu , gen β-globin ở động vật có vú và các gen interferon ở tế bào thực vật e ukaryote cũng không thànhh công (Barton và cs 1983, Shaw và cs 1983).

Sự không biểu hiện của gen (đối với cấu trúc vector plasmid có mang các đoạn mở đầu và kết thúc sao mã ) được biết là thuộc về chức năng ở tế bào thực vật . Giữa hai đoạn này phải có vị trí tạo dòng để nạp đoạn mã hóa của DNA ngoại lai mong muốn. Sự biểu hiện được thông báo lần đầu tiên của gen chuyển nạp ở tế bào thực vật dựa trên nguyên tắc này bao gồm promoter và đoạn 5’ nằm bên cạnh của gen tổng hợp nopaline đã tái tổ hợp với đoạn mã hóa và đầu 3’ của gen tổng hợp octopine . Sự hiện diện của octopine trong các mô thực vật được chuyển nạp bằng cách dùng cấu trúc này đã xác định rằng gen kh ảm non-ocs đã được biểu hiện. Tương tự, cấu trúc bao gồm sự dung hợp của đoạn mã hóa của gen CAT từ vi khuẩn plasmid pBR 325 đối với các đoạn 3’ promoter tổng hợp nopaline cũng đã biểu hiện hoạt tính enzyme CAT ở các tế bào thực vật.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc loại bỏ vùng lặp lại bên phải (25 bp) của T-DNA đào thải khả năng Ti plasmid chuyển DNA vào tế bào thực vật , trong khi sự khuyết đoạn của vùng lặp lại bên trái (25 bp) có ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng. Vì thế, vùng lặp lại bên phải 25 bp (nhân tố hoạt động cis) thể hiện một vai trò quan trọng trong cơ chế định hướng của việc chuyển T -DNA. Thông tin di truyền mới được biến nạp vào thực vật eukaryotic biểu hiện không chỉ ở mức độ tế bào và sau đó mức độ cơ thể hoàn chỉnh mà còn có thể truyền lại cho các thế hệ sau của chúng.

Hình 8.9. Sơ đồ vi tiêm theo phương pháp pipette và sau đó nuôi cấy giọt treo

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ tế bào (Trang 137)